Doanh nhân cống hiến tâm sức và trí tuệ cho giáo dục
Tôi là Nguyễn Tiến Luận, một cựu chiến binh năm 17 tuổi đã từng tham gia chiến đấu tại mặt trận Quân khu 5 trở về. Nhiều đồng đội của tôi đã anh dũng hy sinh và nằm tại mặt trận, không bao giờ trở về, lời khắc cốt ghi tâm sống để trả nợ tri ân đồng đội.
Với tư cách một cựu chiến binh, một nhà giáo dục sẵn sáng giúp sinh viên thành công nhanh hơn thầy và Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi, với khát vọng đầu tư tài sản, trí tuệ xây dựng Khu Giáo dục thông minh Nguyễn Trãi với diện tích 34 ha, quy mô 30.000 HS-SV, Nhà trường đang xúc tiến lập hồ sơ xin thành lập Trường Đại học Quốc tế Việt - Hàn, Trường Đại học Quốc tế Việt - Đức.
Tôi xin có một số kiến nghị với mong muốn đóng góp để tiếp tục phát triển nền giáo dục nước nhà:
Từ Bộ GD&ĐT và Bộ KH&CN tổ chức thành hai Bộ mới, Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học & Đại học.
Cần xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản, thống nhất về quản lý Nhà nước. Quyền quản lý giáo dục đại học, khoa học công nghệ, khởi nghiệp chỉ thuộc về Bộ Khoa học và Đại học. Các Bộ, ngành và tổ chức chính trị thành lập viện, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chấp chứng chỉ và chứng nhận.
Việc in ấn sách giáo khoa của Bộ Giáo dục cần xóa bỏ sớm. Không cần sách giấy, chỉ sách điện tử (ebook và AI).
Với dân số Việt Nam hiện nay khoảng 100 triệu công dân trí tuệ sáng tạo, Chỉnh phủ sớm kích hoạt trong khoảng 05 năm tới cả nước tổ chức thành 10 Đại học Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quản lý và 30 trường Đại học công lập để thực hiện nhiệm vụ chính trị là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hệ thống của Đảng và Chính phủ, mỗi năm đào tạo 100.000 học sinh xuất sắc tốt nghiệp THPT được cấp học bổng 100%.
Chuyển các trường đại học, cao đẳng công lập thành 50 đến 60 trường Đại học cộng đồng, đào tạo 200.000 sinh viên thay cho Tổng cục Dạy nghề; đào tạo hệ 3 năm và hệ 4 năm, không đào tạo bậc thạc sỹ. Cấp huyện, xã, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp được tự do mở trường dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp.
Trường Đại học tư thục thực hiện nhiệm vụ đào tạo số sinh viên còn lại, cung ứng nhân lực cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Từ năm 2030 trở đi, số lượng trường Đại học tư thục và trường Đại học cộng đồng chiếm tỷ lệ 85%. Đại học Quốc gia và trường Đại học công lập chiếm tỷ lệ 15%.
Với hy vọng ý kiên nêu trên, Chính phủ sẽ tiết kiệm được trên 40% ngân sách nhà nước dành cho giáo dục mà vẫn đảm bảo phù hợp với hệ thống quản lý số hóa.
TS. Nguyễn Tiến Luận
Ủy viên BCH Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn LADECO, Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Trãi