Dù 'hot' nhưng khả năng sinh lời của cổ phiếu nhóm ngân hàng đang rất thấp

12:14 | 21/05/2018 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Nhà đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngân hàng cần cẩn trọng trước sức khỏe thực sự của ngân hàng, bởi nhân tố tăng giá của cổ phiếu nhóm này không xuất  phát từ nội lực ngân hàng mà chỉ từ môi trường kinh doanh.
Dù 'hot' nhưng khả năng sinh lời của cổ phiếu nhóm ngân hàng đang rất thấp - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. 
 Cổ phiếu ngân hàng “hot” chỉ do môi trường kinh doanh

Trong quý I/2018, thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh, chỉ số VNindex có mức tăng trưởng cao nhất thế giới với gần 20%. Chính sách kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục lạc quan với tăng trưởng GDP quý I đạt 7,38%, mức cao nhất trong 10 năm gần đây, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 của Việt Nam có thể đạt 6,5-7,1%.

Sau giai đoạn tăng trưởng ấn tượng đầu năm, vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm lúc này là cơ hội đầu tư vào cổ phiếu nhóm ngành nào trong những tháng cuối năm nay để mang lợi lợi nhuận tối ưu cho từng nhà đầu tư, đồng thời tránh rủi ro có thể xảy ra.

Cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng, tài chính đang được coi là các cổ phiếu “hot”, được nhiều nhà đầu tư quan tâm, lựa chọn và ưu tiên mua. Song vào thời điểm này khi giá cổ phiếu các các ngân hàng thương mại cổ phần đang ở mức giá cao, chỉ số P/E cao, nhưng điều này không xuất phát từ sức mạnh tài chính và chiến lược tăng trưởng của ngân hàng mà do môi trường kinh doanh.

Điều này thể hiện ở các kế hoạch kinh doanh, tăng vốn điều lệ thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác nước ngoài, đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán… của các ngân hàng thời gian qua.

Theo đó, báo cáo kết quả kinh doanh quý I năm 2018 của một số ngân hàng thương mại khả quan, kế hoạch kinh doanh năm 2018 của nhiều ngân hàng đầy tham vọng, tăng trưởng lợi nhuận mục tiêu của các ngân hàng giao động từ 40-80% so với năm 2017.

 Bên cạnh đó có nhiều ngân hàng tăng vốn điều lệ thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác nước ngoài, đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán trong thời gian tới. Quý II năm 2018 thị trường sẽ tiếp tục chào đón những cổ phiếu mới lên niêm yết như TPBank, FPT Retail, Techcombank và Vinhomes. Dòng tiền hấp thụ dự kiến tăng mạnh, trong đó Vinhomes dự kiến gọi vốn 1 tỷ USD và Techcombank là 900 triệu USD thông qua chào bán cổ phiếu riêng lẻ, do đó bên cạnh dòng tiền mới, dòng tiền phân bổ hiện tại trên thị trường cũng sẽ được cơ cấu lại. Đó là những nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh góp phần xúc tác cho cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng tăng.

Khả năng sinh lời đang rất thấp

Điều quạn trọng đối với nhà đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu nhóm ngân hàng là phải  kiểm tra sức khỏe cụ thể từng ngân hàng trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Bảng đánh giá chỉ tiêu tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) của các ngân hàng thương mại cổ phần dưới đây có thể giúp các nhà đầu tư tham khảo.

STT

Tên Ngân hàng

2012

2013

2014

2015

2016

1

VCB

0,78

1,39

1,22

1,02

1,41

2

BIDV

1,04

0,89

0,96

1,14

0,93

3

VIETINBANK

0,85

1,62

1,34

1,1

0,94

4

ACB

1,31

0,59

0,62

0,68

0,63

5

HD BANK

1,07

0,81

0,26

0,62

0,74

6

MB

1,71

1,76

1,68

1,58

1,46

7

MARITIME BANK

0,67

0,23

0,37

0,16

0,15

8

SHB

1,23

1,57

0,70

0,60

0,50

9

TECHCOMBANK

1,9

0,57

0,55

0,81

1,06

10

TPB

1,44

0,77

1,19

1,04

0,82

Bảng đánh giá chỉ tiêu ROA của các ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2012-2016 (Đvt: %).

Qua kết quả phân tích chỉ tiêu ROA từ các ngân hàng thương mại cổ phần cho ta thấy khả năng sinh lợi của tài sản đối với các Ngân hàng đang rất thấp. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) là một trong các Ngân hàng mạnh của Việt Nam, nhưng khả sinh sinh lợi của tài sản tăng dần qua các năm từ năm 2012 thấp nhất là 0,78%, năm 2016 cao nhất là 1,41%. Nếu so sánh chỉ tiêu ROA với lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, khi đó nhà đầu tư chọn phương án gửi tiền tiết kiệm tốt hơn. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác đều có khả năng sinh lợi của tài sản dưới 2% năm.

Khả năng sinh lợi của tài sản thấp là do đặc điểm của ngân hàng thương mại có quy mô tài sản lớn, tỷ trọng vốn chủ sử hữu thấp, tỷ lệ nợ xấu cao. Mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại thể hiện ở dưới bảng sau: 

STT
Ngân hàng
2012
2013
2014
2015
2016
1
VCB
6,69
10,45
10,33
10,64
11,80
2
BIDV
13,12
12,38
12,64
14,98
15,57
3
VIETINBANK
16,91
18,35
10,74
10,41
10,24
4
ACB
6,81
6,21
6,61
7,68
8,09
5
HD BANK
6,69
8,14
2,45
2,05
1,58
6
MB
12,04
18,03
15,09
15,11
10,84
7
MARITIME BANK
7,73
2,49
3,51
1,51
2,85
8
SHB
12,91
17,75
8,21
7,55
7,07
9
TECHCOMBANK
5,27
5,76
4,72
7,22
9,29
10
TPB
8,9
6,6
6,9
7,5
7,9

Đánh giá chỉ tiêu ROE của các ngân hàng thương mại cổ phần giai đoạn 2012-2016 (Đvt: %)

Qua kết quả phân tích chỉ tiêu ROE từ các ngân hàng thương mại cho ta thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sử hữu đối với các ngân hàng là cao hơn nhiều so với khả năng sinh lợi của tài sản, nhưng so với các doanh nghiệp sản xuất thì chỉ tiêu này vẫn thấp.

Ngân hàng VCB của Việt Nam, khả sinh lợi của vốn chủ sở hữu, năm 2012 thấp nhất là 6,69%, năm 2016 cao nhất là 11,8%. Ngân hàng BIDV khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là cao nhất năm 2012 là 13,12%, năm 2016 là 15,57 % . Các ngân hàng thương mại cổ phần khác đều có khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu dưới 20% năm.

Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu thấp nên hàng năm các ngân hàng thường chia cổ tức cho các cổ đông dưới 20%. Do vậy, xét ở góc độ sinh lời, cổ phiếu ngành ngân  hàng tại Việt Nam vẫn xếp sau các cổ phiếu  của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ….

Như vậy, xét trên góc độ tài chính, thông qua các chỉ tiêu phản ánh sức sinh lợi cơ bản của các ngân hàng thương mại cổ phần, các chỉ tiêu ROA, ROE của các ngân hàng ở mức độ thấp, hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu (P/E) quá cao. Nếu là nhà đầu tư dài hạn mua cổ phiếu tại thời điểm này nhằm hưởng cổ tức thì rủi ro rất cao.

Trên thị trường có rất nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ với hệ số P/E vừa phải, có chiến lược rõ ràng, hàng năm chia cổ tức từ 20-25 %, đây mới là những cổ phiếu mà nhà đầu tư dài hạn cần quan tâm.

Còn đối với nhà đầu tư ngắn hạn chuyên lướt sóng trên thị trường khi muốn đầu tư vào cổ phiếu của nhóm ngành ngân hàng cũng nên thận trọng. Các nhà đầu tư cần cơ cấu lại các cổ phiếu của từng loại ngân hàng, bám sát thị trường và quyết định vững vàng khi thị trường “rung lắc” như những ngày đầu tháng năm vừa qua.

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang

Giảng viên cao cấp, Đại học Kinh tế Quốc dân

Tài liệu tham khảo:

1.Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính”, Nhà xuất bản Tài chính.

2.Nguyễn Thu Hằng (2011), “Đánh giá khái quát tình hình tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 172.

3.VnEconomy (2017), “Công bố bảng xếp hạng 10 Ngân hàng Việt Nam”. Website http://vneconomy.vn/.

4.Zhao Rui,&Yang Youzhen(2009), “Capital structure of commercial bank profitability analysis”,  Shanxi University of Finance and Economics.

5. Báo cáo tài chính của các Ngân hàng Thương mại Cổ phần trên trang Web.