
EU, Mỹ chưa áp dụng biện pháp nào hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam
(DNVN) - Liên quan đến việc EU đóng cửa biên giới ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, ông Tạ Hoàng Linh – Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ chia sẻ, trước diễn biến dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, các nước EU đóng cửa biên giới nhằm nhằm bảo vệ sức khỏe của công dân EU, không phải là phong tỏa.
Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp của Bộ Công Thương chiều 20/3, theo ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ châu Âu-châu Mỹ cho biết, ngay khi có nắm được thông tin một số đối tác ở khu vực EU, Mỹ thông báo dừng nhập hàng dệt may, Vụ đã có cuộc làm việc với Phái đoàn liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam và Đại sứ quán Mỹ.
“Châu Âu đóng cửa biên giới, doanh nghiệp lo ngại, chúng tôi đã trao đổi với Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, họ nói rằng các hàng hoá, dịch vụ tới EU vẫn tiếp tục lưu thông, nhất là các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men…”, ông Linh cho biết.

Cuộc họp của Bộ Công Thương nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dưới tác động của Covid-19 chiều 20/3. Ảnh DNVN/HuongLan.
Ông Linh khẳng định, những chính sách này của châu Âu không tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam và EU vì quy định này chỉ áp dụng đến hành trình di chuyển của các cá nhân, các hoạt động vận chuyển và thông thương hàng hoá thì không bị hạn chế, đây chỉ là các biện pháp kiểm dịch để đảm bảo sức khoẻ của người châu Âu.
Mặc dù vậy theo ông Linh, xét về khía cạnh kinh tế vẫn sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hoá từ các khâu vận chuyển, thông quan, lưu kho, bốc dỡ... gây gián đoạn, làm chậm trễ dòng chảy kinh tế, thương mại và dịch vụ. Bởi các hàng hoá nhập khẩu vào EU bằng đường hàng không chắc chắn ảnh hưởng nặng nề nhất vì hiện nay, chúng ta xuất khẩu 60 % bằng đường biển, 39% bằng đường hàng không. Trong thời gian tới, các chuyến bay bị hoãn, cắt giảm ảnh hưởng lưu thông hàng hoá.
Còn đối với thị trường Mỹ, ông Linh cho hay, Phòng Kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ đã khẳng định họ cũng không áp dụng biện pháp nào để ngăn chặn việc tiếp cận thị trường với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, giá trị xuất khẩu vào EU 2 tháng đầu năm vẫn “tương đối khả quan" trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Tuy nhiên, theo diễn biến như hiện nay, do hàng loạt các hệ thống bán lẻ của châu Âu, châu Mỹ đóng cửa, những mặt hàng xuất khẩu (không phải mặt hàng thiết yếu) sẽ bị ảnh hưởng.
“Trong thời gian vừa rồi, chúng tôi cùng các thương vụ quan sát tình hình, sẽ có đề xuất biện pháp trong thời gian tới nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, ông Linh cho hay.
Cách đây ít ngày, tại cuộc họp của Chính phủ với các tập đoàn kinh tế tư nhân, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có một nhận xét rất đáng chú ý là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, nó có thể khiến các nước áp dụng nhiều giải pháp cực đoan, ngăn chặn sự luân chuyển về kinh tế và thương mại.

EU, Mỹ chưa áp dụng biện pháp nào hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam.
Và tình hình trong mấy ngày gần đây đã minh chứng cho nhận định nói trên của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, đặc biệt tại hai thị trường trọng điểm của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU. Mặc dù Sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội xác nhận Hoa Kỳ không đặt ra rào cản nào với việc tiếp cận thị trường này đối với hàng hóa Việt Nam cũng như việc EU phong tỏa biên giới trước mắt không ảnh hưởng đến luồng hàng hóa của Việt Nam song trên thực tế xuất hiện nhiều diễn biến đáng lo.
Đánh giá về tình hình này, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, việc một số khách hàng Âu, Mỹ giãn tiến độ giao hàng có thể được coi là một trong ba phát sinh mới của thị trường ở “pha hai” dịch COVID-19 bên cạnh hai phát sinh khác là biến động về nhân lực và các diễn biến mới ở cửa khẩu với Lào và Campuchia.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, ngay đầu tuần tới Cục sẽ có cuộc họp với các doanh nghiệp ngành dệt may để tìm cách tháo gỡ khó khăn. Cùng với đó Cục sẽ phối hợp với các đơn vị rà sát tình hình các thị trường mới còn nhiều dư địa để mở thêm “lối ra”. Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng sẽ đặt vấn đề phối hợp cùng các doanh nghiệp có các giải pháp xuất khẩu trở lại tại các thị trường lâu nay vẫn là thị trường ruột của Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản trong bối cảnh các nước này ít nhiều đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Bộ Công Thương cũng đã có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí cầu đường, bến bãi.
Từ góc độ người đứng đầu ngành Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, dịch COVID-19 đang ngày càng phức tạp đặt ra nhiều vấn đề mới. Không chỉ các mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ… mà còn các ngành như điện tử, chế biến… cũng sẽ dần ảnh hưởng theo do nhu cầu toàn cầu sụt giảm.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, EU và Mỹ là 2 thị trường quan trọng, ảnh hưởng đến mục tiêu và kế hoạch, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong chuỗi cung ứng, vì vậy, Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ cần theo dõi sát diễn biến tình hình của các quốc gia trên, đề xuất các giải pháp và đối sách cụ thể trong thời gian tới để ưu tiên triển khai khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thống nhất cơ chế chính sách, tạo thuận lợi hỗ trợ thị trường.
Bộ trưởng lưu ý, từ câu chuyện với thị trường Trung Quốc mới chỉ ách tắc thông quan tại cửa khẩu biên giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu để các thị trường trọng điểm trong đó có Hoa Kỳ và EU rơi vào tình trạng tương tự thì tác động đến kinh tế và thương mại của Việt Nam là rất lớn. Từ góc độ đó Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị cần khẩn trương có đánh giá và xây dựng kế hoạch ứng phó với các diễn biến mới ở các khu vực thị trường đang và sẽ có khả năng diễn biến phức tạp về dịch bệnh, đặc biệt là các thị trường là bạn hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam như châu Âu, Hoa Kỳ và một số thị trường khu vực châu Á.

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Khác với những năm trước, thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá rau, củ thường nhỉnh hơn trong năm thì những ngày này giá rau xanh tại các nhà vườn ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội lại rớt thảm hại, không ai mua.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Cạnh tranh từ Ấn Độ có thể gây sức ép lên xuất khẩu tôm Việt Nam

Gần 700 doanh nghiệp Việt được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan

Shopee bị phía Mỹ cáo buộc bán hàng giả với “mức độ rất cao”, không điều tra bên bán hàng và vi phạm

Moderna dự kiến đạt 18,4 tỷ USD từ doanh thu bán vaccine COVID-19

Vốn FDI đăng kí đạt mức gần 5,5 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm

8.343 chiếc ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam trong tháng Một
Tin nổi bật

Thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kết quả tích cực, khi trong 2 tháng đầu năm, có 5,46 tỷ USD vốn đăng ký, 2,5 tỷ USD vốn thực hiện.
Đọc thêm
-
Vietnam Airlines mở lại đường bay tới Vân Đồn
Dân sinh - 7 giờ trướcNhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, từ ngày 3/3/2021, Vietnam Airlines sẽ khôi phục đường bay giữa TP Hồ Chí Minh và Vân Đồn sau hơn 1 tháng đóng cửa. -
Habeco chi 650 tỷ đồng cổ tức tiền mặt sau năm lãi kỷ lục
Chuyển động - 11 giờ trướcKhông lâu sau khi công bố kết quả lợi nhuận cao nhất giai đoạn 2017-2020, Habeco đã quyết định chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông với phần lợi nhuận năm 2018-2019, tỷ lệ 28,3%. -
Năm 2021: Dự kiến sẽ hoàn thành 3 quy hoạch quốc gia
Quy hoạch-Dự án - 2 ngày trướcTheo thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện 3/63 quy hoạch tỉnh (gồm TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng) đang triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch, dự kiến trình phê duyệt trong năm 2021. -
Trung Quốc tham gia dự án tiền ảo xuyên biên giới
Tiền tệ - 13 giờ trướcĐây được xem là động thái nhằm quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc... -
Cổ phiếu Kia Motors tăng 8,1% sau tiềm năng `bỏ ngỏ` từ cuộc đàm phán với Apple
Nhận định & Đầu tư - 13 giờ trướcCổ phiếu của Kia Corp đã tăng tới 8,1% vào thứ Sáu sau khi một trang tin tức trực tuyến của Hàn Quốc cho biết vẫn còn tiềm năng để nhà sản xuất ô tô này thiết lập quan hệ đối tác với Apple.
-
Reuters: Lao đao vì lệnh trừng phạt của Mỹ, Huawei kế hoạch thâm nhập vào mảng xe điện
Chuyển động - 13 giờ trướcReuters cho biết, trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới - Huawei của Trung Quốc đang khám phá một sự thay đổi chiến lược. -
Bộ Y tế cấp phép thêm 2 loại vaccine COVID-19 của Nga và Mỹ, chuẩn bị nhập khẩu về Việt Nam
Dân sinh - 18 giờ trướcThêm 2 loại vaccine COVID-19 vừa được Bộ Y tế phê duyệt để sử dụng cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch trong nước. Đó là vaccine COVID-19 của Moderna (Mỹ) và vaccine Sputnik V của Nga. -
TP HCM chưa cho phép vũ trường, quán bar, karaoke hoạt động trở lại
Dân sinh - 17 giờ trướcTP HCM sẽ cho phép một số hoạt động không thiết yếu được hoạt động trở lại từ ngày 1/3, nhưng một số hoạt động như vũ trường, bar, karaoke, pub, beer club, vẫn phải tiếp tục tạm dừng cho đến khi có thông báo mới. -
Tỷ giá USD hôm nay 25/2/2021: Quay đầu giảm
Tiền tệ - 2 ngày trướcTỷ giá USD hôm nay 25/2 sau một phiên tăng nhẹ thì hôm nay đồng USD lại quay đầu giảm khi các nhà đầu tư đang có cái nhìn không mấy tích cực về tương lai hồi phục của đồng bạc xanh. -
Chính quyền Tổng thống Biden giáng đòn không kích đầu tiên tại Syria
Quốc tế - 19 giờ trướcQuân đội Mỹ tiến hành đòn không kích đầu tiên do Tổng thống Joe Biden phê duyệt nhằm vào một cơ sở của lực lượng dân quân được Iran hậu thuẫn ở Syria tối 25/2.