
EUROCHAM ra mắt Sách Trắng lần thứ 11
(DNVN) - Sáng 14/3 tại Hà Nội , Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã ra mắt ấn bản thứ 11 của ấn phẩm Sách Trắng thường niên.
Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Nicolas Audier, Đồng chủ tịch EuroCham cho biết: Sách Trắng là ấn phẩm thường niên quan trọng của EuroCham, tổng hợp tất cả những quan tâm, kinh nghiệm và kiến nghị của hơn 1.000 thành viên Hiệp hội. Ấn phẩm bao gồm 20 chương với nội dung trải dài ở nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp, từ y tế đến rượu vang, rượu mạnh; từ công nghệ thông tin đến nguồn nhân lực và đào tạo. Trong ấn phẩm lần thứ 11 này, các thành viên EuroCham đã nêu lên các vấn đề then chốt đối với hoạt động của doanh nghiệp, nhấn mạnh những đề xuất hành động, hướng đi cụ thể mà Chính phủ có thể thực hiện để cải thiện môi trường kinh doanh và hệ thống pháp lý của Việt Nam, thúc đẩy thương mại đầu tư từ châu Âu, cũng như nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường toàn cầu. Đặc biệt, nội dung của Sách Trắng năm nay còn được EuroCham chú trọng sâu hơn vào tiềm năng phát triển kinh tế tại Việt Nam
Do đó, theo ông Nicolas, tại lễ ra mắt Sách Trắng lần này sẽ nhấn mạnh hai vấn đề bức thiết nhằm đảm bảo sự thành công trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Hai vấn đề này kết hợp với nhau sẽ giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu và cộng đồng quốc tế. Bởi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - thông qua quá trình số hóa diễn ra ở khắp các ngành nghề - sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam: Cạnh tranh hơn, đổi mới hơn và chuẩn bị tốt hơn để nắm bắt cơ hội tiềm năng. Trong khi đó, EVFTA - một khi được phê chuẩn và triển khai - sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam và giúp người tiêu dùng tiếp cận tốt hơn với đa dạng hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao từ châu Âu.
Ngoài ra, tại buổi ra mắt Sách Trắng, một số vấn đề và kiến nghị của cộng đồng thành viên EuroCham được trình bày và thảo luận theo 3 chủ đề lớn: Ngành Y tế tại Việt Nam; Môi trường thuế và hải quan; Tăng trưởng bền vững. Đồng thời, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp châu Âu và đại diện Chính phủ thảo luận các vấn đề như hậu cần và cơ sở hạ tầng, tăng trưởng xanh, thuế và chuyển giá, nguồn nhân lực, y tế và các vấn đề pháp lý.
“Các kiến nghị của các thành viên, nếu được xem xét tháo gỡ sẽ giúp Việt Nam khai thác trọn vẹn lợi ích của EVFTA và tiến xa hơn, nhanh hơn trên con đường tăng trưởng và phát triển. Các kiến nghị này còn góp phần cải thiện khung pháp lý và môi trường kinh doanh của Việt Nam, qua đó cải thiện mức sống của hàng triệu công dân Việt Nam”, ông Nicolas Audier nhấn mạnh.


Nông sản Hải Dương thoát cảnh “giải cứu” nhờ sàn thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD

Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm tấm từ 18 quốc gia

Điểm danh 9 mặt hàng xuất khẩu tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 500 triệu USD trong tháng 2

Rau quả Việt Nam xuất khẩu mạnh sang Thái Lan

Chống gian lận xuất xứ: 15 nhóm hàng xuất khẩu vào tầm ngắm kiểm tra
Tin nổi bật

-
Tai nạn giao thông bất ngờ gia tăng, Bộ GTVT ra chỉ đạo `nóng`
-
Ông trùm thời trang trực tuyến Nhật Bản tuyển người cùng du hành Mặt trăng trên tàu SpaceX
-
Người Đài Loan kêu gọi ăn 'dứa tự do' sau lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc
-
Những ưu điểm của COVIVAC so với các loại vắc xin COVID-19 khác tại Việt Nam?
Đọc thêm
-
Hai người tử vong ở Hàn Quốc sau khi tiêm vaccine AstraZeneca
Quốc tế - 3 giờ trướcTruyền thông Hàn Quốc đưa tin 2 công dân của quốc gia này đã tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca. -
Samsung xem xét 4 địa điểm mới ở Mỹ để đặt nhà máy chip trị giá 17 tỷ USD
Chuyển động - 3 giờ trướcSamsung Electronics đang xem xét hai địa điểm ở Arizona và một địa điểm khác ở New York cùng với Austin, Texas, cho một nhà máy chip mới trị giá 17 tỷ đô la, theo tài liệu nộp cho các quan chức bang Texas. -
Chờ kết quả kiểm định từ Hàn Quốc trước khi tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân
Dân sinh - 22 giờ trướcTrước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân, Bộ Y tế đang chờ kết quả kiểm định trong nước và từ Hàn Quốc. -
Bộ Tài chính tìm phương án truy thuế trực tuyến của Google, Facebook và các sàn thương mại điện tử
Thuế - 3 giờ trướcBộ Tài chính đang đề xuất cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Facebook, Youtube... đăng ký giao dịch điện tử và đăng ký thuế lần đầu thực hiện thông qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế. -
VinFast và ProLogium hợp tác sản xuất pin thể rắn cho ô tô điện ở Việt Nam
Chuyển động - 7 giờ trướcNgày 3/3/2021, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast và ProLogium sẽ thành lập liên doanh sản xuất pin thể rắn cho xe ôtô điện tại Việt Nam.
-
Trung Quốc là nước có nhiều tỷ phú nhất thế giới trong 5 năm qua
Chân dung - 7 giờ trướcTrong 5 năm qua, Trung Quốc có thêm 490 tỷ phú mới cao hơn nhiều so với con số 160 tỷ phú mới xuất hiện tại Mỹ. Trung Quốc trở thành nước đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ phú và cũng là nhiều nhất thế giới. -
Ngân hàng Nhà nước cảnh báo lừa đảo từ lời mời góp vốn hưởng lãi 'khủng'
Ngân hàng - 7 giờ trướcTrong hoàn cảnh hiện nay không thể có việc góp vốn như những tổ chức kinh doanh mời chào với lãi suất, lợi nhuận mấy trăm %, điều đó không minh bạch, không đúng đắn và có dấu hiệu của sự lừa đảo. -
Tiềm ẩn rủi ro nợ xấu khi đổ vốn tín dụng vào bất động sản
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaNguồn vốn tín dụng đổ vào thị trường bất động sản vẫn liên tục tăng và nợ xấu có xu hướng tăng theo. -
Thượng viện Mỹ phê chuẩn bà Gina Raimondo làm Bộ trưởng Thương mại Mỹ
Quốc tế - 8 giờ trướcSau khi nhận được 84 phiếu thuận và 15 phiếu chống từ các nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ vào hôm 2/3, bà Bà Gina Raimondo chính thức đảm nhận vị trí người đứng đầu Bộ Thương mại Mỹ. -
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn mở cửa hoạt động trở lại từ ngày 3/3
Quy hoạch-Dự án - 8 giờ trướcUBND tỉnh Quảng Ninh vừa ký văn bản về việc triển khai một số hoạt động trên địa bàn tỉnh trong trạng thái bình thường mới. Các hoạt động được triển khai kể từ 0h ngày 2/3/2021.