
EVFTA giúp bù đắp sự suy giảm kinh tế Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh
(DNVN) - Theo thông tin từ Bộ Công thương việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được đưa vào thực thi mang ý nghĩa quan trọng giúp bù đắp sự suy giảm của nền kinh tế trong giai đoạn dịch bệnh. Từ phía doanh nghiệp, EVFTA còn được khẳng định sẽ mang đến cơ hội thị trường đa dạng hơn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lấy lại đà tăng trưởng hậu dịch bệnh.
Thực tế thời gian qua, doanh nghiệp trong nước còn loay hoay tại thị trường châu Âu do cạnh tranh đến từ các nền công nghiệp quy mô khác trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Giá sản phẩm của Việt Nam thường cao hơn 10-20% so với nước bạn. Do vậy, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại EU còn khiêm tốn. Trong khi đó, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới. Hàng năm, EU nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD, trong khi thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở EU khoảng 2% với chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).

Do đó với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của nước ta là rất lớn, nhất là đối với những mặt hàng lợi thế như dệt may, da giày, nông thủy sản, đồ gỗ... Nghiên cứu cho thấy Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (năm 2019 - 2023); 4,57 - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (năm 2029 - 2033). Bên cạnh đó, về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU.
Như vậy, giai đoạn hậu dịch bệnh, nếu Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam đã có trong tay lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường 18 nghìn tỷ USD này.
Tương tự về nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU, đặc biệt là nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU sẽ giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của ta. Ngoài ra, khi hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh.

Hiệp định EVFTA dự kiến giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000/năm.
Đáng chú ý, với EVFTA chuỗi giá trị mới của Việt Nam với một đối tác quan trọng trên thế giới sẽ được hình thành. Môi trường đầu tư mở hơn và thuận lợi hơn, khi triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam nhiều hơn, đặc biệt là các lĩnh vực như dịch vụ, tài chính, ô tô, chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ cao, nông sản thực phẩm chế biến... Gắn với đó, những yêu cầu đặt ra trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới... theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế sẽ là những tiền đề quan trọng đưa Việt Nam tăng tốc phát triển lên một tầm cao mới.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA dự kiến giúp tăng thêm việc làm khoảng 146.000/năm, tập trung vào những ngành thâm dụng lao động và có tốc độ xuất khẩu cao sang thị trường EU. Mức tăng thêm việc làm trong một số ngành dự kiến như sau: dệt may tăng 71.300 (năm 2025) và 72.600 (năm 2030) mức tăng tương ứng so với năm 2018 là 1,2%, 2,3% và 2,4%; ngành da giày có tốc độ tăng việc làm là 4,3% và 3,8% vào các năm 2025 và 2030. Một số ngành khác cũng có số lượng việc làm tăng cao là vận tải hàng không (1,5% vào năm 2025), vận tải thuỷ (0,9% vào năm 2025). Tuy nhiên một số ngành sẽ chịu tác động giảm việc làm như ngành lâm nghiệp, khai khoáng, sản xuất lúa gạo với mức giảm từ 0,26 đến 0,36%/năm.
Ngoài ra, EVFTA không chỉ mang lại lợi ích về số lượng việc làm mà còn có khả năng làm tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt động của thị trường hiệu quả hơn và tác động lan toả về tiền lương từ các doanh nghiệp FDI. Theo tính toán, mức lương của các doanh nghiệp FDI sẽ cao hơn khoảng gần 1% so với doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, do các nền kinh tế của các nước thành viên EU đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước EU phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên với một lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội, ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia EVFTA. Đặc biệt, do EVFTA bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp ta tăng trưởng bền vững hơn

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Khác với những năm trước, thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá rau, củ thường nhỉnh hơn trong năm thì những ngày này giá rau xanh tại các nhà vườn ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội lại rớt thảm hại, không ai mua.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam tăng cao giúp xuất siêu gần 1,3 tỷ USD trong hai tháng đầu năm

Thương mại song phương Việt- Anh tăng trưởng ngoạn mục nhờ UKVFTA

Cạnh tranh từ Ấn Độ có thể gây sức ép lên xuất khẩu tôm Việt Nam

Gần 700 doanh nghiệp Việt được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan

Shopee bị phía Mỹ cáo buộc bán hàng giả với “mức độ rất cao”, không điều tra bên bán hàng và vi phạm

Moderna dự kiến đạt 18,4 tỷ USD từ doanh thu bán vaccine COVID-19
Tin nổi bật

Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt mức tăng cao. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.
Đọc thêm
-
DS. Lê Thị Bình: Một đời thao thức với hai từ Đông dược
Lối sống - 2 ngày trướcTận tâm, tận lực, dành trọn tuổi thanh xuân cho công cuộc nghiên cứu, bào chế các sản phẩm Đông dược, DS. Lê Thị Bình đã nhận được rất nhiều giải thưởng cao quý. -
Thế giới Di Động lãi gần 500 tỷ đồng trong tháng 1/2021
Chuyển động - 8 giờ trướcCông ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di Động (MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 1, với doanh thu thuần hợp nhất hơn 11.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 494 tỷ đồng. -
Tạp chí điện tử Doanh Nhân Việt Nam tuyển dụng phóng viên, biên tập viên
Dân sinh - 7 ngày trướcNhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới, Tạp chí điện tử Doanh nhân Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự, làm việc tại trụ sở chính ở Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh. -
Hải phòng cho phép nhà hàng, quán cà phê và nhiều hoạt động kinh doanh hoạt động trở lại từ ngày 1/3
Dân sinh - 9 giờ trướcHải Phòng tiếp tục tạm đình chỉ các hoạt động sau: Lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; các giải đấu thể thao; tổ chức ăn uống tập thể tập trung quá 20 người… -
Chiêu trò doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng để “lách” luật cấm thương mại của Mỹ
Quốc tế - 9 giờ trướcCác công ty Trung Quốc đang mua vào hàng loạt máy sản xuất chip điện tử đã qua sử dụng để đẩy mạnh sản lượng ở quê nhà, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung chưa hạ nhiệt.
-
COVID-19 kéo dài: Ngành du lịch, khách sạn gắng gượng tìm giải pháp
Sự kiện-Vấn đề - 14 giờ trướcThêm “cú đấm” trời giáng khi dịch COVID-19 tái bùng phát, ngành du lịch, khách sạn gượng dậy tìm cách vượt khó và nỗ lực dần thích ứng phần nào với nhiều giải pháp. -
Cạnh tranh từ Ấn Độ có thể gây sức ép lên xuất khẩu tôm Việt Nam
Thương mại toàn cầu - 2 ngày trướcSự phục hồi nguồn cung của Ấn Độ sau Covid-19 có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2021... -
Chính thức công bố 9 nhóm đối tượng ưu tiên và miễn phí tiêm vaccine COVID-19
Dân sinh - 16 giờ trướcNghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 về mua và sử dụng vaccine phòng COVID-19 nêu rõ 9 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí. -
Tỷ phú Ấn Độ bị đe dọa khủng bố tại nhà riêng trước ngày trở lại ngôi giàu nhất châu Á
Lối sống - hôm quaMột ngày trước khi trở lại ngôi giàu nhất châu Á, tỷ phú Mukesh Ambani bị đe dọa khủng bố bằng chiếc xe chở vật liệu phát nổ đỗ gần nhà riêng. -
Giới chuyên gia nói về lý do đồng Bitcoin sẽ không bao giờ trở thành phương tiện thanh toán
Tiền tệ - hôm quaDù nhiều tập đoàn hào hứng với ý tưởng chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền số Bitcoin như Tesla hay PayPal thì các chuyên gia vẫn chỉ trích dữ dội đặc biệt khi giá trị đồng Bitcoin lên xuống chóng mặt.