Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng mạnh, bộ NN&PTNT nói gì?

16:55 | 27/04/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Giá thức ăn chăn nuôi trong nước liên tục theo chiều hướng tăng từ 30-35% trong 5-6 đợt kể từ lần điều chỉnh giá cả loại hàng này vào cuối năm 2020

Sáng 26/4, trong Hội nghị triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi và thủy sản trong tình hình mới thì Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đặc biệt chú ý đến vấn đề giảm giá thức ăn chăn nuôi. 

Theo con số thống kê cụ thể từ hội nghị, nếu so sánh với quý IV/2020, một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như ngô hạt đã tăng từ 6.126 đồng/kg lên 7.371 đồng/kg. Khô dầu đậu tương không giảm dưới 13.000 đồng so với 11.910 đồng vào năm ngoái. Giá bã ngô tăng từ 7.135 đồng/kg lên 8.700 đồng/kg.

Nhận định về tình hình giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, cục Chăn nuôi thuộc bộ NN&PTNT cho rằng giá chưa thể giảm trong quý II/2021. 

Lý giải cho nguyên nhân tăng giá, các chuyên gia cho rằng đó chính là bởi lo ngại sự bởi nhu cầu thu mua nhiều từ Trung Quốc và tình trạng hạn hán kéo dài tại Brazil ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung ngô từ nước này.

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng mạnh, bộ NN&PTNT nói gì? - ảnh 1

Giá thức ăn tăng cao gây khó khăn cho ngành chăn nuôi. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra vô cùng phức tạp, nên chi phí vận chuyển nguyên liệu cao hơn do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa kéo theo chi phí vận chuyển tăng gấp 3-4 lần. Vậy nên việc tăng giá là không thể tránh khỏi.

Ảnh hưởng từ việc chăn nuôi cũng tác động lớn đến giá gia cầm. Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết thêm thời gian vừa qua giá loại thức ăn này ở mức thấp.

Giá thức ăn tăng chắc chắn sẽ gây khó khăn cho người chăn nuôi, người chủ không duy trì được quy mô đàn thì chắc chắn sẽ khiến nguy cơ thiếu thịt gà tăng cao. 

Bàn về các giải pháp khắc phục tình trạng này, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết Bộ NN&PTNT sẽ rà soát lại một số cơ chế chưa được tháo gỡ. Sau đó sẽ trình chính phủ giảm thuế cho một số các nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho thức ăn chăn nuôi như ngô, lúa mì...

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng sẽ đề xuất các công ty sản xuất hàng thức ăn chăn nuôi tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước, giảm các chi phí sản xuất để giữ cho giá của thức ăn chăn nuôi tại mức ổn định. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên áp dụng tối đa các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong chăn nuôi, chuồng trại, thiết bị, con giống; cần áp dụng phương pháp quản trị thật tốt để tối đa hóa hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi (giảm thấp nhất FCR/đơn vị sản phẩm chăn nuôi).

H.S

Xem thêm: Công ty C.P. Việt Nam: “Ngai vàng” uy tín của ngành chăn nuôi