Gói 62.000 tỷ tiêu không hết, Liên đoàn Lao động muốn dùng hỗ trợ lương công nhân vùng dịch
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có văn bản báo cáo và kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, với nội dung liên quan tới việc hỗ trợ người lao động chịu tác động nặng nề từ khi làn sóng Covid-19 bùng phát lần thứ 4.
Theo đó, Tổng Liên đoàn đề nghị Chính phủ có chủ trương chấp thuận sử dụng số kinh phí còn lại của ngân sách Nhà nước chưa thực hiện của gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42/NQ-CP (gói 62.000 tỷ đồng) để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động chịu ảnh hưởng của đợt dịch mới nhất tại các khu công nghiệp.
Đối tượng nhận được trợ giúp đặc biệt sẽ là nhóm F0 đang điều trị bệnh; người lao động đang ở trong các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, hoặc đang sống tại các nơi bị phong tỏa y tế.
Gói hỗ trợ sẽ gồm tiền lương hoặc miễn giảm tiền ăn, tiền sinh hoạt, chi phí xét nghiệm và test nhanh Covid-19 mà người lao động đang phải chi trả theo Nghị quyết số 16/NQ-CP về số tiền phải chi khi cách ly y tế, khám, chữa bệnh cùng một số chế độ đặc thù khác trong phòng, chống dịch Covid-19.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam này cũng đề nghị Chính phủ ban hành chính sách mới giúp doanh nghiệp hạch toán kinh phí mua vaccine phòng Covid-19 cho người lao động. Tính thuế thu nhập của doanh nghiệp bằng cách đưa kinh phí tài trợ cho Quỹ vaccine vào phần phí hợp lý, hợp lệ.
Nhiều người lao động mất việc tại những ổ dịch Covid tại các khu CN
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Tổng Liên đoàn nêu rõ những diễn biến khó lường của đợt dịch Covid-19 lần này đã lây lan mạnh trong công nhân, doanh nghiệp và khu công nghiệp tập trung nhiều công nhân.
Theo những con số thống kê từ các cấp công đoàn, trên địa bàn cả nước đã số dương tính với SARS-CoV-2 đã lên tới hàng nghìn, hàng vạn F1 tiếp xúc gần, hàng chục vạn F2 là công nhân, viên chức, lao động và vẫn đang tiếp tục tăng lên hàng ngày.
Đối với doanh nghiệp, Covid-19 bùng phát đã khiến 90% doanh nghiệp chịu tác động, thậm chí có nhiều đơn vị đã phải dừng hoạt động. Một số ngành nghề như may mặc là nhận những thiệt hại nặng nề nhất bởi bị gián đoạn cả nguồn cung nguyên phụ liệu và các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU đóng cửa biên giới, hủy hoặc hoãn đơn hàng.
Đứt gãy chuỗi cung ứng, không có đơn hàng, bị cách ly phong tỏa khiến doanh nghiệp thiệt hại và ngừng hoạt động chắc chắn sẽ kéo theo hàng ngàn người lao động bị mất việc.
Trước tình hình nan giải trên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các công đoàn cố gắng duy trì mức sống và mức sinh hoạt cần thiết cho công nhân. Chăm lo đặc biệt tới những trường hợp đang bị điều trị đang mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động, đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ.
Bên cạnh đó, chính quyền cũng cần phối hợp với doanh nghiệp chăm lo đảm bảo an toàn cho công nhân lao động bị nhiễm bệnh phải cách ly hoặc đang phải đang không có việc làm do doanh nghiệp bị tê liệt sản xuất.
Vấn đề tiêm vaccine Covid-19 cũng đang rất cấp thiết lúc này. Hiện Tổng Liên đoàn đang vận động, kêu gọi các đơn vị kinh doanh mua mua vaccine để tiêm cho người lao động. Đồng thời trích một khoản hỗ trợ, tài trợ cho Quỹ vaccine phòng dịch Covid-19.
Được biết, Nghị quyết 42/NQ-CP được Chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ những đối tượng chịu tác động nặng nề của dịch bệnh. Bao gồm: Người lao động bị tạm hoãn HĐLĐ, người bị mất việc, người sử dụng lao động, hộ kinh doanh bị khó khăn, người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo
H.S
Xem thêm: EVN tiếp tục hỗ trợ tỉnh Bắc Giang 1 tỉ đồng để phòng, chống dịch COVID-19