Gojek sáp nhập Tokopedia, lọt top 12 startup được định giá cao nhất thế giới với 18 tỷ USD
Đây là thỏa thuận lớn nhất từ trước đến nay tại Indonesia, mà theo đó, GoTo sẽ trở thành công ty công nghệ tư nhân lớn nhất ở Đông Nam Á.
Cả Gojek và Tokopedia đang tìm cách gia tăng doanh thu khi các ứng dụng công nghệ đang ngày càng nhiều và thiếu tính sáng tạo, đồng thời cạnh tranh quyết liệt với nhau.
Bằng cách kết hợp dịch vụ 2 bên trên một nền tảng duy nhất, Gojek và Tokopedia đã tạo ra một tổ hợp mua sắm trực tuyến, dịch vụ chuyển phát nhanh, gọi xe, giao đồ ăn... tại Indonesia.
GoTo cho biết mức định giá trong quá khứ của họ là 18 tỷ USD dựa trên việc gây quỹ được thực hiện vào năm 2019 và đầu năm 2020. Như vậy startup này sẽ có mặt trong top 12 startup có định giá lớn nhất thế giới, theo CB Insight.
Sau khi sáp nhập, GoTo có kế hoạch niêm yết tại Indonesia và Mỹ vào cuối năm nay
Theo CB Insight, thế giới hiện đang có hơn 650 startup “kì lân” - các startup có định giá từ 1 tỷ USD trở lên. Tổng định giá của các công ty này lên tới mức 2,2 nghìn tỷ USD, tính đến thời điểm tháng 4/2021.
Theo Reuters, sau khi sáp nhập, GoTo có kế hoạch niêm yết tại Indonesia và Mỹ vào cuối năm nay.
Tháng trước, công ty gọi xe và giao đồ ăn lớn nhất Đông Nam Á - Grab - đã đạt được thương vụ hợp nhất trị giá 40 tỷ USD với một công ty internet có trụ sở tại Singapore. Công ty này đang điều hành nền tảng thương mại điện tử Shopee, tập trung vào giao thức ăn và dịch vụ tài chính.
Được biết, sau sáp nhập, các nhà đầu tư lớn nhất của GoTo sẽ bao gồm Alibaba Group Holding, SoftBank Group Corp, quỹ đầu tư quốc gia Singapore GIC, Alphabet của Google và Tencent Holdings.
Các nguồn tin cho biết cổ đông của Gojek sẽ sở hữu 58% cổ phần của công ty mẹ với số dư do các nhà đầu tư của Tokopedia nắm giữ.
Ông Cao sẽ trở thành chủ tịch của GoTo và CEO của Gojek Andre Soelistyo sẽ là giám đốc điều hành. Goldman Sachs là cố vấn tài chính cho Gojek và Citi là cố vấn tài chính cho Tokopedia.
Thỏa thuận ra đời GoTo đã kết thúc quá trình đàm phán giữa Gojek và Grab, với kết quả thất bại việc sáp nhập hai hãng này.
Sử dụng mô hình của Alphabet, Gojek và Tokopedia có kế hoạch tách biệt nhưng làm việc cùng nhau về thanh toán, hậu cần và mảng giao đồ ăn.
"GoTo sẽ vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ lớn hơn trong khu vực là Shopee và Grab, những công ty đang dẫn đầu về thị phần trong cả thương mại điện tử và thực phẩm. Họ có sự thống trị ở các khu vực khác của Đông Nam Á để thúc đẩy cam kết đầu tư dài hạn vào Indonesia" - Jianggan Li, CEO của Momentum Works cho biết.
Các nhà đầu tư cho rằng việc sáp nhập sẽ báo trước một làn sóng niêm yết cho Indonesia. Nổi bật trong đó là công ty thương mại điện tử Bukalapac và ứng dụng du lịch Traveloka dự kiến sẽ niêm yết vào cuối năm 2021.
Thương mại điện tử đang bùng nổ ở Indonesia, với nền kinh tế kỹ thuật số dự kiến sẽ tăng lên 124 tỷ USD vào năm 2025, theo một nghiên cứu năm 2020 của Google.
T.T
Xem thêm: Trung Quốc có nhiều startup kỳ lân lớn nhất thế giới