Hà Giang: Tạm giữ 200 sản phẩm giả mạo Adidas, Nike đang chuẩn bị tuồn ra thị trường tiêu thụ
Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang hoạt động kinh doanh giày dép, chủ cơ sở sử dụng tài khoản Zalo có tên G. với số điện thoại và tên của bà D. để kinh doanh nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Theo kiểm tra bước đầu, một số mẫu giày mang thương hiệu Stan Smith, hãng Adidas bày bán ở Việt Nam không dưới 2.300.000 đồng nhưng cơ sở này của bà D. chỉ rao bán trên Zalo có giá... 150.000 đồng.
Nằm cạnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có một “đại công xưởng” sản xuất hàng nhái, hàng giả nhất là Trung Quốc, Việt Nam lẽ tất yếu cũng bị ảnh hưởng. Và còn một sự ảnh hưởng kéo theo rất nguy hiểm nữa, nhiều thương nhân Việt Nam xem việc làm giàu từ việc sản xuất, kinh doanh hàng nhái, hàng giả là điều bình thường cho dù vi phạm pháp luật; và nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam cũng mua và sử dụng hàng nhái, hàng giả như một điều bình thường.
Tất nhiên, hàng nhái, hàng giả có mức giá rẻ hơn so với chính hãng rất nhiều. Nhưng “tiền nào của nấy”, nhìn hình ảnh trên online thì thấy đẹp đẽ nhưng khi trực tiếp cầm món hàng được giao tới tay mới cảm thấy đầy thất vọng.
Việt Nam sẽ thành thiên đường đồ nhái sau Trung Quốc
Theo như bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) – cho biết trong hội nghị “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam - nguy cơ, thách thức và giải pháp” mới đây tại TP.HCM: Một chiếc đồng hồ Rolex giá chính hãng vài trăm triệu đồng nhưng hàng giả, hàng nhái trên online giá chỉ 200.000 - 300.000 đồng. Những chiếc túi xách hàng hiệu giá vài ba triệu đồng/chiếc thì hàng giả, hàng nhái giá chỉ 100.000 - 200.000 đồng/chiếc…
Trong tổng số hơn 30.000 tài khoản Facebook bán hàng online tại Hà Nội và TP.HCM, nếu có thể thống kê cũng sẽ thấy được số lượng, tỉ lệ tài khoản bán hàng giả, hàng nhái là không ít. Không dừng lại ở đó, ngay cả các sàn thương mại điện tử có tên tuổi tại Việt Nam như Lazada, Shopee, Tiki, Adayroi, Sendo… cũng đầy hàng giả, hàng nhái dù đã có bộ phận chuyên kiểm soát về chất lượng hàng đầu vào.
Nguyên nhân lớn nhất đang dần biến Việt Nam trở thành “thiên đường hàng nhái, hàng giả” thứ hai sau Trung Quốc chính là nhiều thương nhân thấy dễ thu lợi từ việc kinh doanh loại hàng hóa này nên đánh hàng về từ Trung Quốc, đồng thời cũng có sự đóng góp của không ít đối tượng sản xuất hàng nhái, hàng giả tại Việt Nam. Trong khi đó, sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý của cơ quan chức năng thì lẻ tẻ không thấm vào đâu, mức xử phạt thì không đủ mạnh để răn đe đối tượng cố tình vi phạm…
Xem Thêm: Loạn website thương mại điện tử: HP phát hiện xóa sổ 95 trang bán hàng·ở Việt Nam
Nguyễn Dung