Hà Nội: Bến xe, SVĐ nào sẽ trở thành trạm trung chuyển, tập kết hàng hóa?

21:11 | 06/08/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Bến xe Yên Nghĩa cùng một số sân vận động tại ở Hà Đông, Thanh Trì, Hoài Đức... đang được chính quyền thành phố cân nhắc làm trạm trung chuyển một số hàng hóa thiết yếu.

Cụ thể, đây là đề xuất của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội trong bối cảnh nhiều chợ truyền thống, chợ đầu mối và hàng chục siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thủ đô phải dừng hoạt động do có liên quan đến ca nhiễm COVID-19. Sở đã gửi văn bản lên UBND và các UBND quận, huyện, thị xã với ý muốn sử dụng thêm 1 bến xe, 2 sân vận động để trung chuyển nông sản.

Các địa điểm được đề xuất bao gồm: Bến xe Yên Nghĩa, quận Hà Đông; sân vận động huyện Thanh Trì; sân vận động huyện Hoài Đức và một số điểm khác của huyện Gia Lâm. 

Với đặc điểm đều tọa lạc tại cửa ngõ vào thành phố nên cơ quan này tin tưởng rằng việc vận chuyển hàng hoá thiết yếu, nông sản từ các 21 địa phương về Hà Nội một cách an toàn và thuận tiện trong bối cảnh giãn cách, nhiều địa phương áp dụng chỉ thị 16 trước tình hình phức tạp của đại dịch.

Hà Nội: Bến xe, SVĐ nào sẽ trở thành trạm trung chuyển, tập kết hàng hóa? - ảnh 1

Chợ Đầu mối phía Nam bị phong tỏa do phát hiện ca mắc COVID. Ảnh: VnExpress

 

Đặc biệt, biện pháp này cũng góp phần giảm tải cho các chợ đầu mối đang tạm ngưng hoạt động do phát hiện các dương tính với COVID-19.

Đồng thời, Sở NN-PTNT Hà Nội cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp, cập nhật thông tin các cơ sở, hợp tác xã, trang trại sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, phương tiện tham gia vận chuyển thực phẩm, vật tư nông nghiệp thiết yếu trên địa bàn, các khó khăn, vướng mắc về cơ quan, từ đó có dữ liệu tổng hợp theo quy định. 

Đơn vị này cũng nhấn mạnh đến vấn đề phương án sớm tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng cán bộ ngành nông nghiệp đóng trên địa bàn, vì đây là tuyến đầu phải hoạt động thường xuyên, có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.

Cuối cùng, đề nghị Sở Giao thông Vận tải được đề nghị hỗ trợ giải quyết nhanh gọn bước xác nhận cho các xe chuyên chở hàng hóa thiết yếu, như thực phẩm, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung ứng hàng hóa thiết yếu.

Trong một diễn biến liên quan, trước tình hình phát hiện ngày một nhiều các ca bệnh dương tính trên địa bàn thì chính quyền Hà Nội đang đẩy mạnh liên kết đảm bảo nguồn cung. 

Hà Nội tích cực kết nối với các tỉnh, thành khác cấp hàng hóa cho Hà Nội qua các kênh phân phối nhằm cân đối cung cầu, đảm bảo đủ nhu cầu phục vụ nhân dân trên địa bàn. Sở Công Thương Hà Nội đã rà soát nguồn hàng các tỉnh đang cung cấp, trọng tâm là với 21 tỉnh, thành phố phía Bắc trong Ban điều phối chuỗi cung ứng rau, thịt, thực phẩm an toàn cho TP. Hà Nội.

Chú trọng khai thác nguồn hàng gần 800 chuỗi, các doanh nghiệp chế biến lớn, các doanh nghiệp, hộ sản xuất các sản phẩm OCOP, các hợp tác xã …của các tỉnh, thành phố để đưa về Hà Nội và tiếp tục làm việc với các Sở Công Thương và NN-PTNT địa phương để đảm bảo nguồn hàng thay thế.

Ngoài ra, thành phố cũng ban hành văn bản chỉ đạo tạo điều kiện cho nguồn hàng hóa của doanh được lưu thông bình thường. 

H.S

Xem thêm: Xuất khẩu hàng hóa đầu năm 2021 tăng bất chấp dịch COVID-19