Hàn Quốc: 9 trường hợp tử vong sau khi tiêm phòng cúm, làm dấy lên lo ngại về vắc xin

07:25 | 22/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
9 người chết sau khi tiêm phòng cúm ở Hàn Quốc trong tuần qua, đã làm dấy lên lo ngại về tính an toàn của vắc-xin cũng như chương trình tiêm chủng theo mùa được để ngăn chặn các biến chứng COVID-19 tiềm ẩn.
9 người chết sau khi tiêm phòng cúm ở Hàn Quốc trong tuần qua
Có 9 người chết sau khi tiêm phòng cúm ở Hàn Quốc trong tuần qua.
 
Các nhà chức trách Hàn Quốc cho biết không có lý do gì để tin rằng những ca tử vong có liên quan đến vắc-xin nhưng một cuộc điều tra đang được tiến hành.
 
“Chúng tôi đã xem xét liệu có phù hợp để tiếp tục tiêm chủng hay tốt hơn là tạm dừng và chờ kết quả,” quan chức y tế Kim Joong-gon nói trong một cuộc họp.
 
“Chúng tôi đã đi đến kết luận rằng những ca tử vong không có liên quan trực tiếp đến việc tiêm chủng do dữ liệu hạn chế mà chúng tôi có hiện tại và không có báo cáo chi tiết sau khi khám nghiệm tử thi.
 
Các quan chức Hàn Quốc tháng trước đã công bố kế hoạch mua nhiều hơn 20% vắc xin cúm cho mùa đông năm nay so với năm trước đó để tiêm cho 30 triệu người nhằm ngăn chặn hệ thống y tế bị quá tải bởi bệnh nhân bị cúm và mắc COVID-19.
 
Tuy nhiên, việc bắt đầu chương trình tiêm miễn phí cho khoảng 19 triệu người đủ điều kiện đã bị đình chỉ trong ba tuần sau khi phát hiện ra rằng khoảng 5 triệu liều cần được bảo quản lạnh, đã tiếp xúc với nhiệt độ phòng khi được vận chuyển đến cơ sở y tế.
 
Niềm tin của công chúng vào vắc xin đã trở thành một thách thức lớn trên toàn cầu trong năm nay, khi một số quốc gia gấp rút phê duyệt vắc xin COVID-19 thử nghiệm trước khi các nghiên cứu đầy đủ về tính an toàn và hiệu quả được hoàn thành.
 
Vắc xin cúm của Hàn Quốc được cung cấp bởi các nhà sản xuất thuốc khác nhau, bao gồm LG Chem Ltd 051910.KS và Boryung Biopharma Co. Ltd., một đơn vị của Boryung Pharm Co. Ltd. 003850.KS . Một lãnh đạo của Boryung nói với Reuters rằng công ty đã biết về những cái chết được báo cáo, nhưng không có bình luận ngay lập tức. LG Chem cho biết công ty sẽ tuân theo lời khuyên của chính phủ.
 
Một cậu bé 17 tuổi tử vong hôm thứ Sáu tuần trước là trường hợp tử vong đầu tiên được ghi nhận sau khi tiếp nhận vắc xin. Cậu bé qua đời hai ngày sau khi tiêm phòng cúm ở Incheon, gần thủ đô Seoul.
 
Một người đàn ông khoảng 70 tuổi, mắc bệnh Parkinson và rối loạn nhịp tim, là trường hợp gần đây nhất. Người đàn ông này qua đời ở Daegu, sau một ngày khi tiêm vắc-xin cúm. Các quan chức Daegu cho biết người đàn ông này đã tiêm vắc xin từ năm 2015 mà không có bất kì phản ứng bất lợi nào.
 
Các quan chức Hàn Quốc cho biết 8,3 triệu người đã được tiêm vắc-xin cúm miễn phí kể từ khi chương trình này được tiếp tục vào ngày 13 tháng 10, với khoảng 350 trường hợp phản ứng bất lợi được báo cáo. Theo hãng tin Yonhap, số ca tử vong cao nhất liên quan đến việc tiêm phòng cúm theo mùa là sáu vào năm 2005.
 
Ngay cả trước đại dịch COVID-19, việc tin tưởng vào vắc-xin là một thách thức ngày càng tăng đối với các cơ quan y tế công cộng. Tổ chức Y tế Thế giới đã đặt tên cho việc do dự vắc xin là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe toàn cầu hàng đầu trong năm ngoái.
 
Theo người đứng đầu Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) Jeong Eun-kyeong - đã có báo cáo về các phản ứng có hại - bao gồm sốt, tiêu chảy và dị ứng - đã được báo cáo ở 430 người đã nhận các mũi tiêm.
 
Con số này cao hơn 132 và 177 trường hợp phản ứng bất lợi được báo cáo lần lượt trong năm 2018 và 2019.
 
Kể từ năm 2009, khoảng 25 người được tiêm phòng cúm theo mùa đã chết, nhưng nhân quả vẫn chưa được xác định, Jeong nói.
 
Tại Hàn Quốc, một cuộc thăm dò hồi đầu tháng cho thấy 62% trong số 2.548 người được hỏi ở tỉnh Gyeonggi, gần Seoul, sẽ không tiêm vắc xin chống lại COVID-19, ngay cả khi vắc xin được chấp thuận, cho đến khi tất cả các câu hỏi an toàn được trả lời đầy đủ.
 
Hải An (theo Reuters)