Hàng loạt doanh nghiệp khoe lãi lớn bất chấp dịch bệnh
Ngân hàng, chứng khoán sống khỏe giữa mùa dịch
Lợi nhuận nửa đầu năm nay tăng trưởng hai chữ số khiến ngân hàng tiếp tục trở thành "điểm sáng" và là một trong những ngành có sức chống chịu tốt nhất trước sự tàn phá của COVID-19. Trong đó nhiều ngân hàng công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm với mức tăng trưởng phổ biến trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 6 tháng đầu năm, đã có ba nhà băng báo lãi trước thuế trên 10.000 tỷ đồng. Dẫn đầu là Vietcombank với mức lợi nhuận 13.569 tỷ đồng, tăng 23,5%, tương đương khoảng 52% kế hoạch năm 2021. Tiếp theo là Techcombank với thu nhập lãi thuần đạt 12.708 tỷ đồng, tăng 56%; lợi nhuận trước thuế 11.536 tỷ đồng, tăng trưởng 71,2% và hoàn thành 58,3% chỉ tiêu đề ra. Đứng thứ 3 là VietinBank với lợi nhuận trước thuế đạt 10.850 tỷ đồng, tăng 45,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngân hàng có lãi cao thứ 4 nửa đầu năm là VPBank với hơn 9.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó ngân hàng mẹ đóng góp 88% vào lợi nhuận hợp nhất.
Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của BIDV cũng đạt hơn 8.100 tỷ đồng, đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng. Trước đó, 6 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận của BIDV chỉ đứng thứ 6, thấp hơn cả MB.
Ở top dưới, các ngân hàng lợi nhuận dưới nghìn tỷ đồng báo lãi tăng bằng lần so với cùng kỳ có thể kể đến như NCB (gấp 5 lần), Viet Capital Bank (gấp 5 lần), Kienlongbank (gấp 7 lần).
Bên cạnh ngân hàng, nửa đầu năm 2021 cũng đã diễn ra đầy tích cực với thị trường chứng khoán Việt Nam khi hàng loạt kỷ lục được thiết lập, điều này giúp các công ty chứng khoán (CTCK) hưởng lợi trực tiếp nhất. Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của nhóm này đã cho thấy sự bứt phá mạnh mẽ.
Trong nửa đầu năm, Chứng khoán Techcombank (TCBS) là CTCK có kết quả kinh doanh tốt nhất với lợi nhuận sau thuế lên tới 1.475 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. TCBS cũng là CTCK duy nhất có lợi nhuận vượt mốc 1.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021. Điều này có được nhờ đóng góp không nhỏ từ hoạt động kinh doanh trái phiếu. Bên cạnh đó, các mảng kinh doanh lõi của CTCK như môi giới, cho vay margin hay tư vấn tài chính cũng rất hiệu quả.
Xếp thứ 2 về lợi nhuận là SSI khi báo lãi 992,4 tỷ đồng sau thuế, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước.
CTCP Chứng khoán VnDirect cũng gây ấn tượng với lợi nhuận nửa đầu năm 2021 đạt 904,6 tỷ đồng, tăng gấp gần 4,7 lần so với cùng kỳ, qua đó vươn lên vị trí thứ 3 về lợi nhuận trong nhóm CTCK. Riêng mảng doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán đem về 638,3 tỷ đồng, tăng gấp 3,4 lần; ngoài ra, phải kể đến lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) 751,3 tỷ đồng và lãi từ các khoản cho vay và phải thu 417,2 tỷ đồng tăng lần lượt gấp 3 lần và 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) ghi nhận KQKD tích cực trong nửa đầu năm 2021 với lợi nhuận đạt 702 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ năm trước. Đà tăng trưởng của VCSC diễn ra trên tất cả các mảng kinh doanh, từ tự doanh, lãi cho vay hay môi giới…Tính tới cuối quý 2, dư nợ cho vay (chủ yếu cho vay margin) của VCSC đạt 5.546 tỷ đồng, tăng 1.664 tỷ đồng so với đầu năm.
Về phần mình, FPTS công bố lợi nhuận nửa đầu năm nay tăng trưởng tới 1.582% so với cùng kỳ, đạt 375,85 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận có phần đột biến này bên cạnh việc tăng trưởng hoạt động kinh doanh lõi còn có đóng góp không nhỏ từ việc đánh giá lại khoản đầu tư vào cổ phiếu MSH.
Doanh nghiệp hàng tiêu dùng, bán lẻ lãi khủng
Nhu cầu hàng thiết yếu tăng cao trong mùa dịch là nguyên nhân giúp CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đạt doanh thu thuần hợp nhất nửa đầu năm 2021 là 41.196 tỷ đồng, tăng 16,4% so với mức 35.404 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020. Lãi ròng nửa đầu năm đạt 1.396 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ hơn 161 tỷ đồng. Riêng mảng bán lẻ tiêu dùng đóng góp doanh thu lớn nhất cho tập đoàn với 14.455 tỷ đồng. Đứng thứ hai là sản phẩm tiêu dùng có thương hiệu với 10.998 tỷ đồng, tăng 749 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Sự tăng trưởng trong doanh thu mảng giống cây trồng, gạo đóng gói, tôm xuất khẩu và bánh kẹo khi nhu cầu các loại hàng hóa tăng cao cũng giúp CTCP Tập đoàn PAN (mã chứng khoán PAN) ghi nhận doanh thu nửa đầu năm đạt 3.959,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 160,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 26,9% và 68,9% so với cùng kỳ năm trước.
Hay như với Tập đoàn KIDO (KDC), kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.898 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, thực hiện 42,6% kế hoạch năm. Trong đó doanh thu thuần ngành dầu ăn tăng 36%, chiếm tỷ trọng 83% tổng doanh thu và ngành hàng thực phẩm tăng 22%, chiếm 17% tổng doanh thu.
Không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu, một số công ty bán lẻ cũng tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhờ chiến lược hợp lý.
Điển hình là CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG), nửa đầu năm nay doanh thu thuần của MWG đạt 62.487 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 2.551 tỷ đồng, tăng 26%. So với kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2021, MWG đã hoàn thành 50,4% chỉ tiêu doanh thu và 53,7% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
Hay như CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã chứng khoán FRT), việc tận dụng lợi thế của chuỗi bán lẻ laptop số 1 thị trường cùng lợi thế bán hàng Apple đã giúp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu trong kỳ khả quan. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, FPT Retail ghi nhận doanh thu đạt 9.024,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 61,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,7% và 285,4% so với 6 tháng đầu năm 2020.
Bất động sản khởi sắc
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản được đánh giá gặp nhiều khó khăn, công tác bán hàng ở nhiều dự án bị đình trệ, nhưng hàng loạt công ty vẫn tăng trưởng về lợi nhuận.
Dẫn đầu về lợi nhuận sau thuế 6 tháng năm 2021 là CTCP Vinhomes với mức tăng trưởng lãi 43% so với cùng kỳ, đạt 15.781 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu Vinhomes đạt 41.712 tỷ đồng, tăng 82%, chủ yếu nhờ vào chuyển nhượng bất động sản.
Với tập đoàn mẹ Vingroup, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều tăng trưởng cũng giúp tập đoàn này ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất trong 6 tháng 61.770 tỷ đồng, tăng 59% so cùng kỳ năm trước và lợi nhuận trước thuế đạt 6.403 tỷ đồng, tăng 4,6%.
Novaland cũng là doanh nghiệp tăng trưởng tích cực trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh giữa năm 2021. Trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp đạt hơn 7.050 tỷ đồng doanh thu thuần và lãi sau thuế 2.014 tỷ đồng, lần lượt tăng 324% về doanh thu và 71% về lợi nhuận so với cùng kỳ.
Với Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt gần 5.443 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhờ thu nhập đột biến từ chuyển nhượng các khoản đầu tư và tiết giảm chi phí, lãi sau thuế của HBC ghi nhận hơn 67,4 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần so với nửa đầu năm 2020.
Đáng chú ý, một trong những doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng tích cực nhất trong nửa đầu năm nay là CTCP Tập đoàn Đất Xanh. Cụ thể, doanh nghiệp báo lãi sau thuế 1.189 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 374 tỷ đồng.
Với Tổng Công ty Viglacera (Mã VGC), mảng bất động sản khu công nghiệp tiếp tục kinh doanh hiệu quả đã thúc đẩy sự tăng trưởng lợi nhuận. Cụ thể, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lãi trước thuế của Viglacera lần lượt đạt 5.295 tỷ đồng và 786 tỷ đồng, riêng doanh thu từ mảng cho thuê đất đã phát triển cơ sở hạ tầng là 1.639 tỷ đồng.
Năm 2021 Viglacera đặt mục tiêu đạt 12.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng trưởng 27% so với thực hiện 2020, kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.000 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành 44% kế hoạch doanh thu và 78,6% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.
Doanh nghiệp sắt thép lãi kỷ lục
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành sản xuất thép trong nước trong nửa đầu năm 2021 được mùa lớn, khi sản xuất và tiêu thụ đều tăng cao từ 35-37% so với cùng kỳ năm ngoái. Thực tế, một số doanh nghiệp đã bắt đầu công bố lợi nhuận nửa đầu năm với kết quả rất tích cực, thậm chí tăng hàng chục lần so với cùng kỳ để ghi nhận các mức đỉnh mới.
CTCP Thép Nam Kim là một trong những doanh nghiệp đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với doanh thu bán hàng đạt 7.016 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận sau thuế đạt 847,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 chỉ lãi hơn 17 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Nam Kim thu về 1.166 tỷ đồng lãi ròng, gấp 20 lần con số đạt được nửa đầu năm 2020 và gấp 4 lần lợi nhuận cả năm ngoái.
Nhờ sản lượng thép thô tiêu thụ tăng mạnh, doanh thu thuần CTCP Tập đoàn Hòa Phát riêng quý II/2021 đạt 35.118 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần HPG tăng 67,2% lên 66.295 tỷ đồng, lãi ròng tăng gấp 3,3 lần, đạt 16.750 tỷ đồng. Như vậy, HPG đã lần lượt hoàn thành 55,2% chỉ tiêu doanh thu và 93% kế hoạch lãi sau thuế. Đáng chú ý, lãi ròng nửa đầu năm 2021 của HPG đã vượt 24% so với thực hiện cả năm 2020.
Tương tự, Đầu tư Thương mại SMC báo lãi quý II ở mức 532 tỷ đồng, gấp gần 13 lần so với cùng kỳ và lãi bán niên cũng gấp hơn 13 lần đạt 748 tỷ đồng. Đây cũng là mức đỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp, bỏ xa con số lãi kỷ lục 368 tỷ đồng của năm 2016.
Nhà đầu tư