
Hậu COVID-19: DN phòng thủ, tấn công và chủ động trong bất định
(DNVN) - Đây là khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế đầu ngành tại Diễn đàn “Tái cấu trúc mô hình cạnh tranh và kinh doanh trước khủng hoảng COVID-19”, chiều 23/7, tại Hà Nội.

Chia sẻ tại Diễn đàn, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh cho biết: Bão dịch COVID-19 đã đảo lộn mọi khía cạnh đời sống con người, vô cùng nghiêm trọng.
Các biện pháp cách ly địa giới và giãn cách xã hội khiến chính phủ các nước buộc phải “gây khó” cho doanh nghiệp, sau đó, buộc phải tìm giải pháp mở cửa lại nền kinh tế. Dự báo tác động của đại dịch đang rất khó đoán định, đã có nhiều hình vẽ về mô hình tác động. Đa số các quan điểm cho rằng mô hình chữ V khó có khả năng xảy ra bởi cách thức ứng xử với dịch rất khác và khả năng phục hồi yếu hơn so với dự báo trước đó.
Theo TS. Võ Trí Thành, để quay lại tăng trưởng kinh tế trước thời điểm COVID-19 diễn ra cần phải sang tới năm 2021. COVID-19 đang làm thay đổi nội hàm của các xu hướng lớn trên thế giới, đáng chú ý, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung mạnh hơn, vấn đề Hồng Kông, Biển Đông… bị đẩy cao hơn.
Bên cạnh thị trường chi phối, giờ đây chính trị chi phối rất nhiều chuyển dịch của chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị sản xuất kết nối, đối tác chiến lược đang được giao cho nước nào đáng tin nhất thay vì hiệu quả nhất trước đó. Rủi ro và bất định không tiên liệu được, bởi vậy, rất nhiều tập đoàn đã tiếp cận với nhiều cái mới trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.
Chiến lược không còn dài hạn, dài nhất chỉ tới 3 năm. Kế hoạch được thực hiện cuốn chiếu và nhiều doanh nghiệp đã có phòng tác chiến ứng xử luôn vấn đề bất thường.
Tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi giá trị do buộc phải giãn cách xã hội, khiến phí tổn rất cao.
Bức tranh kinh tế 6 tháng 2020 cho thấy 90% người Việt giảm thu nhập (theo khảo sát của Ipsos) và 30,8 triệu lao động bị ảnh hưởng, tỉ lệ lao động có việc làm giảm mạnh nhất trong 10 năm (theo khảo sát của MOLISA). Tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,81%, thấp nhất trong 3 thập niên qua.
Triển vọng kinh tế Việt Nam còn nhiều u ám. Năm 2020, các dự báo cho thấy tình huống xấu nhất cho tăng trưởng GDP là 1,5%, cao nhất là 4%.
Dự báo, Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt nhất thế giới nhưng với một nước đang phát triển như Việt Nam thì con số đó là suy thoái. GDP tăng trưởng dưới 4% là không đủ hỗ trợ cho việc làm.
Kinh tế Việt Nam hậu COVID-19 đang bắt đầu “lăn ra đường băng” nhưng chưa biết bay ra sao. Nhân tố quyết định nhất cho nền kinh tế vẫn là hỗ trợ doanh nghiệp, khống chế được dịch, thị trường mở cửa trở lại. Cùng với đó, doanh nghiệp phải giữ được lao động, giữ được thị trường, thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi số, tăng cường chất lượng cho sản phẩm.
“Một mình doanh nghiệp không đủ sức vượt khó. Chính phủ cần tiến hành các gói kích thích kinh tế mới cho cả năm 2021; bổ sung thêm các biện pháp hoãn giãn thuế, giảm phí công đoàn, hỗ trợ một số tập đoàn, không phân biệt đối xử; giúp doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc theo hướng tận dụng cơ hội, kết nối, sáng tạo gắn với chuyển đổi số, tuân thủ pháp luật, xây dựng thương hiệu”, ông Thành nói.
Nhấn mạnh về mô hình trong và sau COVID-19, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng, cho rằng với việc kinh tế toàn cầu thiệt hại từ 5,8-8,8 nghìn tỷ USD (tương đương với 6,4-9,7% GDP toàn cầu) thì triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu khả năng cao là hình chữ U, tuy nhiên mô hình theo hình chữ M ngược có thể xảy ra nếu làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ hai ở diện rộng.
Kinh tế thế giới năm 2020 suy thoái sâu, giảm khoảng 4-6% so với 2019, nhưng sẽ phục hồi trong năm 2021, với tăng trưởng 3,3% (theo IMF), lạm phát ở mức thấp khoảng 1,8% (từ mức 2,5% năm 2019) và có thể tăng trở lại mức 2,4% năm 2021.
Đánh giá về sự thay đổi kinh tế thế giới trong và sau COVID-19, TS. Cấn Văn Lực cho rằng xu hướng đầu tư sẽ tập trung vào những tài sản an toàn hơn; xu hướng mua bán-sáp nhập tăng; cắt giảm chi phí và nhân sự một cách quyết liệt và xu thế cấu trú lại chuỗi cung ứng và đầu tư; cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư và xu thế áp dụng công nghệ, thay đổi cách thức làm việc.
Đối với xu hướng tiêu dùng trong và sau COVID-19, tâm lý và hành vi người tiêu dùng và nhà đầu tư thay đổi, đòi hỏi các doanh nghiệp định hình lại cách thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ.
86% khách hàng hài lòng/rất hài lòng khi sử dụng kênh kỹ thuật số. 75% sẽ tiếp tục sử dụng kênh này hậu COVID-19 (theo khảo sát của McKinsey tháng 4/2020 cho thị trường Mỹ). Tại Việt Nam, 63% số người được khảo sát sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch (theo khảo sát của Nielsen, tháng 4/2020).
Ông Lực nhấn mạnh: Giải pháp đối với doanh nghiệp trong bối cảnh, xu hướng mới là thực hiện mô hình 3 R – Respond (thích ứng với bình thường mới), Recover (phục hồi) và Re-invent (đổi mới sáng tạo trong mô hình/chiến lược kinh doanh). Cùng với đó là 2 R - Restrucsture (tái cơ cấu) và Resilence (tăng khả năng chống chịu cú sốc bên ngoài).
“Doanh nghiệp cần tập trung vào 4 thứ: Không để mất người lao động, nhất là người giỏi; biết quản lý tài chính; giữ được khách hàng và duy trì được đối tác. Doanh nghiệp cần có tâm thế mới, sớm nắm bắt vận hội mới, giai đoạn mới. Con người và công nghệ luôn là hai đột phá chiến lược”, TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị.

Hàng trăm cây đào rừng Sơn La có tem xuất xứ được chuyển về Hà Nội phục vụ người dân chơi Tết
Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền sửa đổi

Bộ Tài chính: Nâng tiền bồi thường bảo hiểm xe cơ giới lên mức bao nhiêu?

Bộ Y tế dự thảo Thông tư hướng dẫn thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo giá dịch vụ

Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên từ 15/1

Đề xuất kéo dài thời gian cách ly nhập cảnh trên 14 ngày với các nước có biến chủng virus SARS-CoV-2

Hà Tĩnh: Thành lập các tổ công tác tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn TH triển khai các Dự án
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27% trong năm 2020
Ngân hàng - 1 giờ trướcTrong năm 2020, tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27%, lên gần 1.840 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,59%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối quý IV/2020 đạt 160%. -
Startup Việt làm gì để gỡ khó khi tiếp cận các quỹ đầu tư?
Sự kiện-Vấn đề - 3 ngày trướcNhiều startup Việt hiện chưa biết cách tiếp cận các quỹ đầu tư hoặc yếu về kỹ năng đàm phán nên quá trình gọi vốn vẫn gặp khó khăn… -
Nhập khẩu khởi sắc, xuất siêu đạt kỷ lục mới
Sự kiện-Vấn đề - 4 ngày trướcTheo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong nửa đầu tháng 1 đạt 26,05 tỷ USD, tạo sự khởi đầu rất ấn tượng trong những ngày đầu năm mới. -
Ngành công nghiệp ôtô với nỗi lo khan hiếm chip công nghệ
Chuyển động - 2 giờ trướcTheo Bloomberg, sau lần đầu tiên “quét sạch” nhu cầu ô tô bởi đại dịch COVID-19 tiếp tục cản trở nguồn cung cấp linh kiện của các nhà sản xuất ô tô khi tình trạng thiếu chip bán dẫn lan rộng ra toàn cầu. -
Huawei phủ nhận tin đồn về kế hoạch bán bớt mảng kinh doanh điện thoại thông minh
Công nghệ - 4 giờ trướcHuawei hôm 25/1 đã lên tiếng bác bỏ thông tin rằng họ có kế hoạch bán bớt các thương hiệu điện thoại thông minh cao cấp của mình để né tránh các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Hoa Kỳ.
-
Trường hợp nào người lao động được ứng lương tháng 2/2021 để nghỉ Tết Nguyên đán?
Tư vấn - 5 giờ trướcNgười lao động được ứng lương tháng 2/2021 để nghỉ Tết nếu có thỏa thuận với người sử dụng lao động. Điều kiện để được ứng lương và được ứng tối đa bao nhiêu phần trăm? -
Nhiều người Việt trẻ hóa tỷ phú trong phút chốc nhờ 'thị trường online'
Thuế - 6 giờ trướcThông tin Cục thuế Hà Nội cho biết, năm 2020, nhiều bạn trẻ thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ kinh doanh qua những nền tảng online, con số này khiến ai cũng giật mình. -
Đại hội XIII của Đảng thu hút sự quan tâm của truyền thông quốc tế
Chính trị - 6 giờ trướcTruyền thông quốc tế ngày 25/1 đã đưa tin đậm nét sự kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu diễn ra tại thủ đô Hà Nội. -
Điều kiện, mức hưởng chế độ thai sản năm 2021 người lao động cần biết
Tư vấn - 6 giờ trướcLao động nữ mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 1 ngày; một số trường hợp đặc biệt như ở xa bệnh viện hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày. -
Ngân hàng lãi đậm từ hoạt động mua bán chứng khoán
Nhận định & Đầu tư - 6 giờ trướcLý do các ngân hàng kiếm bộn tiền từ chứng khoán đầu tư trong quý cuối năm 2020 là do thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh gần đây, thu hút nguồn tiền lớn chảy vào thị trường.