Hy sinh lợi ích khi duy trì zero Covid, có phải liệu pháp phù hợp?

15:12 | 10/11/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đài Loan (Trung Quốc)– hòn đảo từng được cả thế giới ca ngợi vì những thành công trong nỗ lực chống lại đại dịch thế kỷ Covid-19, hiện nay vẫn đóng cửa và chưa có kế hoạch mở cửa trở lại bất chấp những tổn thất về kinh tế, du lịch, thương mại và các trở ngại trong cuộc sống.

Ở một quán bar ven biển tại Đài Loan (Trung Quốc), một số ít khách du lịch  mặc đồ bơi đi dạo bên bờ biển, tận hưởng một buổi tối ấm áp với bia, không gian vắng vẻ khi vùng đất này thực hiện chính sách zero Covid.

Chủ một quán bar cho biết, khách du lịch nội địa hiện nay đang rất ưa thích địa điểm lướt sóng tại Nam Loan (bờ biển phía nam Đài Loan), nhưng vẫn chỉ tập trung vào cuối tuần. Không có khách du lịch quốc tế đến đây để có thể lấp đầy bàn vào các ngày trong tuần, chưa kể quán vừa phải đóng cửa 3 tháng do sự bùng phát mạnh dịch Covid-19 tại đây.

Ngoài ra, việc kinh doanh của cửa hàng bị ảnh hưởng rất nhiều vì thiếu hụt hàng hoá – một tác động trực tiếp của đại dịch, kể cả việc tìm mua những thứ cơ bản như mayonaise hay bánh Tacos: “Thật không thể tin được, tôi đã không thể tìm mua chúng trong vòng 3 tháng”

Cái gì cũng có giá của nó

Trong 18 tháng đầu thế giới bùng phát đại dịch Covid-19, cuộc sống tại Đài Loan vẫn yên ả. Trong khi hàng loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện chính sách đóng cửa và số người chết lên đến hàng triệu người thì Đài Loan vẫn luôn an toàn, nhộn nhịp và gần như hoàn toàn bình thường.

Nhờ chiến lược ngăn ngừa các ca lây nhiễm, phản ứng nhanh, dứt khoát mà hiện Đài Loan ghi nhận số ca nhiễm mới chỉ 16.430 ca, chủ yếu qua đường nhập cảnh, tại các khu cách ly. Số người chết ghi nhận là 847.

Nhưng hiện nay, khi cả thế giới đang dần dần mở cửa, chấp nhận sống chung với Covid khi tỉ lệ tiêm vaccine ngày càng cao, kết hợp với các biện pháp phòng dịch khác, thì Đài Loan có nguy cơ bị bỏ lại phía sau.

Sau gần 2 năm từ khi Covid-19 xuất hiện, Đài Loan vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch, những biện pháp đã giúp hòn đảo này thành công trong việc chống lại Covid-19 – đóng cửa biên giới, kiểm soát dịch chặt chẽ, truy vết triệt để các ca bệnh và bắt buộc đeo khẩu trang. Và rất ít tín hiệu cho thấy những điều trên sẽ sớm kết thúc.

Cùng với Hongkong (Trung Quốc) thì Đài Loan (Trung Quốc) cũng là một trong số ít những nơi thiên về chính sách "bế quan tỏa cảng" phòng dịch, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và đời sống của Đài Loan.

Đóng cửa biên giới đã ảnh hưởng tới di chuyển quốc tế, trở ngại tới dịch vụ thương mại, chuỗi cung ứng hàng hoá bị gián đoạn nghiêm trọng. Dịch vụ hàng không bị ngừng trệ, các gia đình bị chia xa, tình trạng thất nghiệp vô cùng trầm trọng.

Trong suốt thời gian đại dịch diễn ra, khách du lịch và những người không có hộ khẩu thường trú đã bị cấm nhập cảnh bao gồm cả những nhà đấu tư nước ngoài hay con cái của người dân tại đây. Các nhà chức trách gần đây đã dỡ bỏ lệnh cấm nhưng điều này chỉ áp dụng cho những người là người thân trong gia đình của người dân Đài Loan.

“Không được ở cạnh người thân yêu là một điều thực sự khó khăn” Clement Potier – quốc tịch Pháp, người thân của anh đang bị mắc kẹt ở nước ngoài. Anh chia sẻ với truyền thông địa phương rằng: “Bạn cảm thấy nó thật bình thường bởi bạn chẳng ở trong trường hợp của tôi”

Năm 2019, có tới hơn 29 triệu lượt khách đến Đài Loan. Năm 2020, dịch bệnh tăng cao và chưa có vaccine thì con số này giảm xuống còn 3,9 triệu lượt. Năm 2021, còn số này chỉ còn 335,000 lượt khách.

Economist Intelligence Unit cho biết chính sách zero Covid được sử dụng ở các nước châu Á “đã mang lại lợi ích cả về sức khỏe và kinh tế, và đã được phổ biến ở những nơi áp dụng phương pháp này”.

“Nếu phần còn lại của thế giới áp dụng cách tiếp cận tương tự, zero Covid có thể chứng minh một chiến lược bền vững” theo Economist Intelligence Unit. “Nhưng chính sách sẽ trở nên không khả thi khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại”, báo cáo cho thấy.

Một số doanh nghiệp toàn cầu có trụ sở tại Đài Loan đã bắt đầu xem xét việc di chuyển nhà máy đi nơi khác, do không có dấu hiệu cho thấy các chính sách sẽ “dễ thở” hơn, không có lộ trình rõ ràng nào được đưa ra.

Hiện tại, tất cả những người tham gia phải cách ly trong các khách sạn hoặc cơ sở của chính quyền, và sau đó dành một tuần nữa để tự cách ly tại nhà. Việc tự cách ly tại nhà đã kết thúc sau khi biến thể Delta gây đợt bùng phát dịch mạnh tại Bình Đông.

Zero Covid có còn phù hợp?

Một nguyên nhân khác khiến Đài Loan tiếp tục thực hiện chính sách đóng cửa là do sự đấu tranh về tỷ lệ tiêm vaccine, đặc biệt là ở mũi thứ 2. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị tiêm mũi 2 của Moderna sau 28 ngày, tuy nhiên việc tiêm mũi 2 đã bị trì hoãn tơi tận 12 tuần đối với một số công nhân. Một số người đã phải gọi điện cho các bệnh viện tại đây để được tiêm mũi 2 vaccine.

Nguồn cung vaccine thấp cộng với sự một số vướng mắc khác khiến các chương trình tiêm chủng của Đài Loan phần lớn chỉ trông vào các nước tài trợ. Gần đây nhât, bán đảo này đã tự nghiên cứu và phát triển vaccine của riêng mình.

Khoảng 73% người dân Đài Loan đã được tiêm vaccine mũi 1, và tỉ lệ được tiêm cao nhất là ở người cao tuổi, 1/3 người dân tại hòn đảo này đã được tiêm mũi 2. Chính quyền Đài Loan  khẳng định sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng mũi 2, để đạt được 60% dân số được tiêm mũi 2 cho đến hết năm nay và khi đó họ sẽ đưa ra những thay đổi cho tình hình hiện tại.

Vào tháng 10, cố vấn đặc biệt của CECC, giáo sư Lee Ping-ing, đã cho rằng sẽ mất ba năm. Ông nói: “Chúng ta phải đợi cho đến khi virus trở nên suy yếu và hệ thống miễn dịch của con người có thể điều chỉnh trước khi bắt đầu sống chung cùng với virus.

Các nhà quan sát lưu ý rằng sự sẵn sàng của công chúng là vấn đề then chốt trong ngắn hạn nếu Đài Loan mở cửa, nhằm giải quyết nỗi sợ hãi mạnh mẽ và sự kỳ thị nghiêm trọng liên quan đến bệnh.

Một cư dân mạng chia sẻ trên mạng xã hội rằng: “Ngay cả khi Đài Loan có 70% dân số được tiêm mũi hai, thì thực sự vẫn lo lắng khi nghĩ đến việc mở cửa”. Người này còn nói thêm rằng: “người Đài Loan vẫn sợ chết và sợ mở cửa sau khi tiêm vaccine. Họ vẫn còn do dự”

Giáo sư Steve Tsang, thuộc Viện SOAS, cho biết ông hiểu lý do tại sao chính phủ lại chậm chễ như vậy, “nhưng chúng ta sẽ phải chấp nhận sống chung với Covid, và chính sách zero Covid không còn phù hợp”.

Thu Hằng (Theo The Guardian)