Kiểm toán Nhà nước vạch loạt vi phạm đất đai
Kiểm toán vạch ra sai phạm đất đai của các ông lớn
Báo Tiền Phong cho biết vừa qua Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa có báo cáo kết quả công tác kiểm toán năm 2020 gửi Quốc hội để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 10 sẽ khai mạc vào ngày 20/10 tới đây. Trong đó, KTNN đã nêu kết quả kiểm toán các doanh nghiệp, tổng công ty trong 9 tháng đầu năm 2020.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc chỉ ra loạt "ông lớn" dính vi phạm đất đai, chưa bảo toàn được vốn
Trong báo cáo, KTNN đã chỉ ra nhiều sai phạm về sử dụng vốn, đất đai, đầu tư kém hiệu quả của các tổng công ty, công ty có vốn sở hữu của Nhà nước.
Theo đó, qua quá trình kiểm toán, KTNN phát hiện một số đơn vị có nhiều diện tích đất chưa sử dụng, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp.
Cụ thể, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) sử dụng 12,02 ha đất nông nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp vào mục đích kinh doanh xăng dầu; PVOIL Thái Bình có 5,80 ha đất đang để trống, chưa hoặc không sử dụng; Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư - CTCP có 23,54 ha đất chưa sử dụng hiệu quả; Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn chưa sử dụng 6,3 ha, bị lấn chiếm, tranh chấp 1,96 ha.
Ngoài ra, KTNN còn phát hiện một số tổng công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn như: Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư có số nợ khó đòi lên tới 643,3 tỷ đồng; Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPower) là 214,4 tỷ đồng; Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn là 17,4 tỷ đồng.
Tình trạng đầu tư vào các công ty con, công ty liên doanh nhưng không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Cụ thể, cổ tức, lợi nhuận được chia cho PVPower - công ty mẹ chỉ đạt 0,2% tổng vốn đầu tư trong năm 2019, nhưng doanh nghiệp đã phải trích lập dự phòng 100% vốn đầu tư, tương ứng 20,2 tỷ đồng. Tương tự, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn - công ty mẹ đầu tư vào một công ty con và 5 công ty liên doanh ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ.
Doanh nghiệp đầu tư thua lỗ
Tại báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cũng đã chỉ ra một số đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Đơn cử như PV Power - công ty mẹ có cổ tức, lợi nhuận được chia năm 2019 chỉ đạt 0,2% tổng vốn đầu tư, trích lập dự phòng 100%/vốn đầu tư tương ứng 20,2 tỷ đồng hay Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - công ty mẹ đầu tư vào 1/5 công ty con thua lỗ và 5/17 công ty liên doanh lỗ.
PV Power tiếp tục được "bêu" tên trong số đơn vị quản lý nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn với 214,4 tỷ đồng.
Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư - CTCP, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn cũng là các đơn vị được nhắc tên vì quản lý nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi với số tiền lần lượt là 643,3 tỷ đồng và 17,4 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Kiểm toán nhà nước còn phát hiện tình trạng sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp trong cùng tổng công ty, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chưa bảo toàn được vốn như PVOIL Bạc Liêu, PVOIL Bình Thuận, PVOIL Tây Ninh, PVOIL Phú Thọ, Tổng công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư – CTCP, PVOIL Thanh Hóa, PVOIL Nam Định.
Doanh nghiệp thuộc diện phải giám sát đặc biệt là UDIC, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Ngọc Minh, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Thành UDIC, Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý BĐS UDIC, Công ty cổ phần UDIC Kim Bình, Công ty cổ phần Vật liệu Xây dựng và XNK Hồng Hà, Công ty cổ phần Đầu tư và Bê tông Thịnh Liệt.
Nguyễn Triệu
Xem thêm: Chính phủ điểm tên 6 dự án trọng điểm đội vốn, chậm tiến độ