
Kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng thấp nhất 10 năm qua
(DNVN) - Đây là số liệu được Tổng cục Thống kê (TCTK) đưa ra tại họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý II và 6 tháng đầu năm 2020.
Phát biểu tại họp báo, bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng Cục trưởng phụ trách TCTK đã thông báo một số vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam trong quý II và 6 tháng đầu năm 2020. Theo đó, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2020 ước tính tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2020 do quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19. Kinh tế 6 tháng đầu năm chỉ đạt mức tăng trưởng 1,81%, thấp nhất 10 năm qua nhưng trong bối cảnh hiện nay, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng Cục trưởng phụ trách TCTK.
Trong mức tăng trưởng 1,81% trong 6 tháng đầu năm của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%, đóng góp 11,89% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%, đóng góp 73,14%; khu vực dịch vụ tăng 0,57%, đóng góp 14,97%. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm là công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 4,96%) và các ngành dịch vụ thị trường (Bán buôn và bán lẻ tăng 4,3%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%).
Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 14,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 42,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,36% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2019 là: 13,54%; 34,20%; 42,03%; 10,23%).
Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 0,69% so với cùng kỳ năm 2019; tích lũy tài sản tăng 1,93%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 0,31%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%.
Cũng theo bà Hương, dịch COVID-19 tuy đã cơ bản được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, làm cho các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Do đó, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19, không để dịch lây lan, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân, chủ động có giải pháp ngăn ngừa làn sóng COVID-19 đợt 2 có khả năng diễn ra trong thời gian tới.

Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm là công nghiệp chế biến, chế tạo.
Đồng thời, TCTK cũng kiến nghị cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa nhằm thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, không để phát sinh ổ dịch mới; khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp chăn nuôi lớn, có kỹ thuật, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và giảm giá thịt lợn góp phần kiểm soát lạm phát; kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do châu Âu-Việt Nam có hiệu lực từ tháng 8/2020.
Bên cạnh đó, điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân.

Hàng trăm cây đào rừng Sơn La có tem xuất xứ được chuyển về Hà Nội phục vụ người dân chơi Tết
Hàng trăm cành đào từ huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, đã được chuyển về Hà Nội phục vụ người dân chơi Tết Tân Sửu. Tất cả các cành đào đều dán tem 'Đào Vân Hồ' để minh chứng là đào trồng.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Trung Quốc tạm đình chỉ công ty xuất khẩu tôm lớn thứ 4 Ecuador

Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng mở rộng sản xuất ở miền Đông và Tây Nam Bộ trong năm 2021

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm 2021

Trung Quốc vượt Mỹ để thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới trong năm đại dịch COVID-19

Malaysia áp thuế chống bán phá giá thép cuộn cán nguội hợp kim và không hợp kim của Việt Nam

238 doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Tin nổi bật

Theo ông Trần Quang Năng – Trưởng phòng Dự báo thời tiết, những ngày Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, không khí lạnh suy yếu sớm nên thời tiết cả nước ấm áp. Ít có khả năng xảy ra dông, lốc, mưa đá như Tết Canh Tý 2020.
-
Apple được dự đoán sẽ đạt mức doanh thu kỷ lục 110 tỷ USD trong quý IV/2020 nhờ iPhone 12
-
Người đàn ông Đà Nẵng nhận về 281 tỷ từ Google, đóng thuế hơn 25 tỷ đồng
-
Hàng loạt công ty tăng doanh thu sau khi nói không với quảng cáo Facebook
-
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng mở rộng sản xuất ở miền Đông và Tây Nam Bộ trong năm 2021
Đọc thêm
-
'Thể hiện tầm nhìn, gắn kết trong lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc'
Sự kiện-Vấn đề - 11 giờ trước5 năm qua, cùng với việc lãnh đạo đồng bộ, toàn diện đất nước, Đảng ta, mà trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. -
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, cao nhất 10 tháng trở lại đây từ chiều nay 26/1
Tiêu dùng - 12 giờ trướcGiá xăng dầu chính thức tăng mạnh nhất trong 10 tháng trở lại đây từ chiều 26/1, đây là kỳ tăng thứ 5 liên tiếp với mức tăng tổng cộng xăng E5 RON 92 là 2.424 đồng/lít, xăng RON 95 là 2.569 đồng/lít. -
Indonesia bắt giữ tàu mang cờ Iran và Panama vì nghi vận chuyển dầu bất hợp pháp
Quốc tế - 12 giờ trướcCác tàu mang cờ Iran và Panama bị chính quyền Indonesia bắt giữ vì nghi ngờ vận chuyển dầu bất hợp pháp. Các tàu này được yêu cầu cập cảng đảo Batam (tỉnh Riau) để phục vụ cho quá trình điều tra. -
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho công nhân, người lao động
Sự kiện-Vấn đề - 12 giờ trướcTrong những ngày giáp Tết Tân Sửu 2021 đã diễn ra nhiều hoạt động chăm lo Tết cho công nhân, người lao động… -
Apple lại bị kiện vì làm chậm iPhone cũ
Công nghệ - 12 giờ trướcMột cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở Châu Âu đã đệ đơn kiện chống lại Apple và yêu cầu tập đoàn này phải bồi thường vì cáo buộc cố tình làm chậm iPhone cũ và khiến người dùng phải mua iPhone mới.
-
Chủ tịch Đỗ Hữu Hạ nâng sở hữu lên hơn 44% vốn ở TCH, trở thành cổ đông lớn nhất
Nhận định & Đầu tư - 13 giờ trướcSau giao dịch, Chủ tịch TCH đã tăng số lượng cổ phiếu nắm giữ lên 156,6 triệu cổ phiếu, tương đương 44,32% vốn. Ông Đỗ Hữu Hạ trở thành cổ đông lớn nhất của TCH. -
Tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27% trong năm 2020
Ngân hàng - 13 giờ trướcTrong năm 2020, tổng giá trị nợ xấu nội bảng của ACB tăng thêm 27%, lên gần 1.840 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay tăng từ 0,54% lên 0,59%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối quý IV/2020 đạt 160%. -
Startup Việt làm gì để gỡ khó khi tiếp cận các quỹ đầu tư?
Sự kiện-Vấn đề - 4 ngày trướcNhiều startup Việt hiện chưa biết cách tiếp cận các quỹ đầu tư hoặc yếu về kỹ năng đàm phán nên quá trình gọi vốn vẫn gặp khó khăn… -
Nhập khẩu khởi sắc, xuất siêu đạt kỷ lục mới
Sự kiện-Vấn đề - 5 ngày trướcTheo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong nửa đầu tháng 1 đạt 26,05 tỷ USD, tạo sự khởi đầu rất ấn tượng trong những ngày đầu năm mới. -
Ngành công nghiệp ôtô với nỗi lo khan hiếm chip công nghệ
Chuyển động - 14 giờ trướcTheo Bloomberg, sau lần đầu tiên “quét sạch” nhu cầu ô tô bởi đại dịch COVID-19 tiếp tục cản trở nguồn cung cấp linh kiện của các nhà sản xuất ô tô khi tình trạng thiếu chip bán dẫn lan rộng ra toàn cầu.