
Kinh tế Việt Nam: Mục tiêu tăng trưởng khả thi nhưng phía trước còn nhiều thách thức
(DNVN) - Chiều ngày 10/4, tại khách sạn Sheraton, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý I/2018. Báo cáo nhấn mạnh: mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là khả thi nhưng phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh các cuộc chiến thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang diễn ra.
Khu vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng trưởng rất cao ở mức 9,7%. Ngành công nghiệp chế tác tiếp tục là động lực cho cả nền kinh tế.
Trong khi đó, ngành khai khoáng đã tăng trưởng dương trở lại sau hai năm thu hẹp.
Quy mô việc làm tạo mới và số doanh nghiệp đăng ký trong quý Ikhông tăng cao tương ứng với tăng trưởng kinh tế so với năm trước.
Lạm phát lõi tăng nhẹ trong quý I, đạt mức 1,38% (yoy) trong tháng Ba, do tổng phương tiện thanh toán được mở rộng, dường như phản ánh khuynh hướng nới lỏng tiền tệ của NHNN.
Đánh giá về cơ hội của Việt Nam sau khi Việt Nam và 10 quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Báo cáo cho rằng: Lợi ích của CPTPP đối với Việt Nam không chỉ thuần túy về thương mại và sản lượng, mà còn được kỳ vọng sẽ đem lại những thay đổi thể chế, qua đó giúp cải thiện năng suất của toàn bộ nền kinh tế.
Đây là cơ hội cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập thị trường CPTPP rộng lớn, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, hàng rào thuế quan được rỡ bỏ cũng giúp hàng hoá các nước thuộc Hiệp định CPTPP đổ vào Việt Nam. Điều này một mặt làm lợi cho người tiêu dùng trong nước khi được mua hàng hoá chất lượng cao giá rẻ từ các nước phát triển hơn, mặt khác cũng đặt ra thách thức lớn cho các nhà sản xuất trong nước trong môi trường cạnh tranh hơn.
Báo cáo đưa ra dự báo: Với mức tăng trưởng cao đột biến 7,38% của quý I, mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7% của năm 2018 do Quốc hội đề ra là hoàn toàn khả thi, với các điều kiện thuận lợi hiện nay tiếp tục được duy trì.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chủ nghĩa bảo hộ đang diễn ra, tương lai của nền kinh tế Việt Nam còn chịu nhiều thách thức trước các cú sốc từ thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, để đạt được mức lạm phát bình quân năm 4%, cần có sự nỗ lực của các cấp và đặc biệt là chính sách tiền tệ chặt chẽ của NHNN.
VEPR dự báo năm 2018, kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng 6,835.
Đồng thời khuyến nghị: Để đảm bảo cân đối thu chi, Chính phủ cần cải thiện nguồn thu thông qua tăng hiệu quả hành thu, tăng hiệu quả thu trên các loại thuế đã có và thuế suất hiện thời, thay vì vội vã áp thêm các loại thuế mới hoặc tăng thuế suất.
Việc này cần có sự cải cách ngay trong nội bộ ngành thuế. Một giải pháp đi liền là duy trì nỗ lực kiểm soát tiêu ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên. Chi thường xuyên luôn ở mức cao trên 70% tổng chi qua các năm, một phần nguyên nhân tới từ bộ máy nhà nước và đoàn thể chính trị cồng kềnh, lãng phí, kém hiệu quả.
Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để thắt chặt chị thường xuyên như các chính sách tinh giảm biên chế, sắp xếp lại và tinh giản bộ máy, hạn chế chi tiêu cho các tổ chức đoàn thể, thoái vốn khỏi các doanh nghiệp nhà nước như đã và đang thực hiện trong thời gian qua.
Việc cấp thiết không phải là tính toán khu vực phi chính thức vào tổng GDP mà cần quản lý hiệu quả nguồn vốn vay nước ngoài để nâng hiểu quả kinh tế-xã hội, hay giảm thiểu lãng phí, sử dụng sai mục đích.
Nếu không kiểm soát tốt nợ nước ngoài và cân đối ngân sách, trần nợ công chắc chắn bị phá vỡ trong thời gian tới và Việt Nam ngày càng lún sâu vào nợ nần trước khi kịp cất cánh.

Cận cảnh căn hầm cất giấu ma túy và vũ khí nóng của `siêu trộm` Tây Nguyên
Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng y tế Mỹ từ chức để phản đối vụ bạo loạn tại điện Capitol

Ấn Độ khởi động chiến dịch tiêm chủng COVID-19 'lớn nhất thế giới'

Ông Trump chỉ đạo chính phủ giảm thiểu mua sắm từ Trung Quốc

Ông Trump sẽ rời Nhà Trắng vào sáng ngày 20/1, trước giờ ông Biden nhậm chức

Trung Quốc từ chối chuyên gia WHO có kết quả dương tính với COVID-19 nhập cảnh

Mỹ bổ sung thêm 9 công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Ông Trump sẽ rời Nhà Trắng vào sáng ngày 20/1, trước giờ ông Biden nhậm chức
Quốc tế - 8 giờ trướcTổng thống Donald Trump có kế hoạch thực hiện động thái chưa từng có là rời Nhà Trắng vào sáng ngày 20/1, ngay trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden. -
Bộ trưởng Ngoại giao điện đàm với Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ về việc điều tra chính sách tiền tệ
Chính trị - 8 giờ trướcCố vấn An ninh Quốc gia O'Brien đánh giá cao Việt Nam hợp tác với phía Mỹ trong quá trình tham vấn về điều tra cáo buộc "thao túng tiền tệ". -
Hơn 400 nghìn tỷ được rót vào trái phiếu doanh nghiệp năm 2020
Nhận định & Đầu tư - 20 giờ trướcNăm 2020, có 277 doanh nghiệp phát hành thành công trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị phát hành lũy kế là 403.469 tỷ đồng với kỳ hạn phát hành bình quân 4,21 năm. -
Đề xuất kéo dài thời gian cách ly nhập cảnh trên 14 ngày với các nước có biến chủng virus SARS-CoV-2
Chính sách - 21 giờ trướcĐây là đề xuất tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 diễn ra chiều nay (15/1). Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trưởng Ban chỉ đạo chủ trì phiên họp. -
Tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ từ bỏ đam mê cờ vua, làm giàu từ năm 17 tuổi nhờ chứng khoán
Chân dung - 22 giờ trướcĐam mê cờ vua từ nhỏ nhưng Nikhil Kamath nhận ra không thể kiếm sống từ nó. Đến năm 17 tuổi chàng trai không bằng cấp mầy mò chơi chứng khoán và sau này trở thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ.
-
Vì sao hoãn buổi duyệt lễ nhậm chức của ông Biden?
Quốc tế - 24 giờ trướcBuổi tổng duyệt cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden, ban đầu dự kiến diễn ra ở Washington vào 17/1, đã bị hoãn lại một ngày do lo ngại về an ninh. -
Đình chỉ hoạt động khu du lịch Đảo Ngọc Xanh sau sự cố tàu lượn khiến học sinh tử vong
Dân sinh - 24 giờ trướcUBND huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã quyết định tạm đình chỉ khu du lịch Đảo Ngọc Xanh để điều tra về sự cố tàu lượn khiến một học sinh tử vong, hai em khác bị thương xảy ra hôm 14/1. -
Dầu Tường An đạt mức lãi cao nhất trong lịch sử doanh nghiệp 15 tỷ/tháng
Chuyển động - 24 giờ trướcCông ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần đạt 5.247 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ 2019. Đây cũng là mức doanh thu cao nhất trong lịch sử công ty dầu ăn này. -
Xuất khẩu hồ tiêu kỳ vọng tìm lại "thời kỳ hoàng kim" nhờ các FTA
Thương mại toàn cầu - hôm quaSau khi đạt đỉnh vào năm 2014-2017, ngành hồ tiêu đánh mất vị thế cho đến tận bây giờ và liên tục rớt khỏi ngành xuất khẩu tỷ đô. -
Smartphone màn hình cuộn của LG sẽ ra mắt trong quý 4 với mức giá khoảng 59 triệu đồng
Công nghệ - hôm quaCông ty sản xuất điện thoại tới từ Hàn Quốc LG đã giới thiệu chiếc điện thoại thông minh màn hình cuộn đầu tiên của mình có tên gọi là LG Rollable trong sự kiện CES 2021.