Lãnh đạo tập đoàn KIDO: Cặp anh em doanh nhân tiếp bước trên thị trường bánh kẹo `tưởng mới mà cũ`

16:31 | 05/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Theo ông Trần Lệ Nguyên – CEO KIDO Group và ông Trần Kim Thành - chủ tịch KIDO Group, lần tham gia cuộc chơi bánh kẹo này của họ rất khác lần trước và đây chỉ còn là 1 trong 4 mảng chính của doanh nghiệp này.

Lãnh đạo tập đoàn Kido là ai?

 
Chủ tịch Trần Kim Thành sinh năm 1960 và CEO Trần Lệ Nguyên sinh năm 1968, đều là doanh nhân gốc Hoa và hiện đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, ông Trần Lệ Nguyên và anh trai Trần Kim Thành đã làm quen với lĩnh vực bánh kẹo khi làm việc trong một tiệm bánh nhỏ của gia đình.
 
Lãnh đạo Kido là ai? Sự nghiệp của lãnh đạo Kido
Chân dung chủ tịch KIDO Trần Kim Thành
 
Đầu những năm 90, sản phẩm bánh kẹo Thái Lan tràn ngập thị trường Việt Nam với giá đắt đỏ. Ông Trần Lệ Nguyên đã nảy ra ý tưởng phát triển ngành thực phẩm và ông đã thuyết phục anh trai mình cùng nhau gầy dựng sự nghiệp riêng.
 
Lãnh đạo Kido là ai? Sự nghiệp của lãnh đạo Kido
Chân dung CEO Kido Trần Lệ Nguyên
 
Năm 1993, Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập gồm 1 phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, TP. HCM với vốn đầu tư là 1,4 tỉ đồng và khoảng 70 công nhân viên.
 
Tuy đã có kinh nghiệm làm bánh nhưng khi hoạt động, 2 anh em đã gặp không ít khó khăn vì bánh làm ra không đạt tiêu chuẩn. Sau nhiều lần thất bại thì các sản phẩn đầu tiên của Kinh Đô cũng có mặt ngoài thị trường và nhanh chóng được mọi người chấp nhận.
 
Lãnh đạo Kido là ai? Sự nghiệp của lãnh đạo Kido
Hai anh em Trần Kim Thành - Trần Lệ Nguyên
 
Nhận thấy tình hình kinh doanh ổn định, Kinh Đô bắt đầu thâm nhập vào thị trường bánh cookie, cracker, bánh trung thu, kẹo... 
 

Sự nghiệp CEO Kido

 
CTCP Tập đoàn Kido (trước đây là Kinh Đô) được sáng lập bởi nhóm cổ đông là 2 cặp vợ chồng gồm: ông Trần Kim Thành và vợ là Vương Bửu Linh; ông Trần Lệ Nguyên và vợ là Vương Ngọc Xiểm, cả 4 người đều là doanh nhân gốc Hoa, và một thành viên khác là ông Wang Ching Hua.
 
Lãnh đạo Kido là ai? Sự nghiệp của lãnh đạo Kido
Ban lãnh đạo của KIDO Group
 
Vốn được biết đến là “vua” bánh kẹo ở Việt Nam, gần đây KIDO nắm giữ 35% thị phần kem ở Việt Nam với hai thương hiệu Merino và Celano. Ông Trần Lệ Nguyên được biết đến đã mở đường cho KIDO khi mua lại nhà máy kem Wall's từ Unilever và đã lãnh đạo phát triển ngành hàng này cho đến ngày nay. Ngoài ra, ông còn thành công trong việc thực hiện các thương vụ M&A khác của KIDO. Ông Nguyên gắn bó với Kinh Đô từ năm 1992 và trở thành TGĐ từ đó đến nay. Trước đó, ông có 5 năm đảm nhiệm vai trò kỹ thuật sản xuất tại Cơ sở bánh ngọt Đô Thành và 2 năm làm kỹ thuật sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm Quận 1.
 
Lãnh đạo Kido là ai? Sự nghiệp của lãnh đạo Kido
Các sản phẩm trực thuộc KIDO Group hiện nay
 
Gần đây KIDO còn thao túng thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tạiTổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), và 65% cổ phần tại Dầu Tường An. Trong khi đó, Vocarimex đang có cổ phần sở hữu tại những doanh nghiệp sản xuất dầu ăn lớn tại Việt Nam như Cái Lân, Tường An với tỷ lệ cổ phần nắm giữ lần lượt là 27% và 24%. Hiện thị phần dầu ăn của Cái Lân là 40% và Tường An là 19%. Mới đây, Kido cũng đã mua lại 50% cổ phần tại Dabaco Foods, qua đó chính thức gia nhập thị trường chế biến thịt.

 

Cuộc chơi kiểu mới trong ngành bánh kẹo của KIDO

 

Đối với hai anh em doanh nhân Trần Kim Thành và Trần lệ Nguyên, chủ tịch và tổng giám đốc Tập đoàn KIDO, trở về mảng bánh kẹo cũng giống như trở về nhà, được gặp lại những đối tác, bạn hàng cũ. Việc KIDO Group tuyên bố quay lại mảng bánh kẹo ở lần Đại hội cổ đông gần đây đã khiến khá nhiều người ngạc nhiên. Bởi cách đây 5 năm trong một thương vụ M&A gây chấn động cùng Mondelez, chính họ đã chủ động bán mảng kinh doanh cốt lõi của mình cho đối tác ngoại để thu về tổng cộng 9.846.000 tỷ đồng và tuyên bố tham gia vào lĩnh vực thực phẩm thiết yếu.
 
Lãnh đạo Kido là ai? Sự nghiệp của lãnh đạo Kido
Bánh trung thu Kingdom là sản phẩm mở màn cho con đường quay trở lại ngành bánh kẹo của KIDO
 
Quyết định quay trở lại cùng với tuyên bố sẽ tung ra khoảng 4 triệu bánh Trung thu hiệu Kingdom trong mùa Trung thu năm nay được tên tuổi này được coi là động thái nhắc nhở nhẹ nhàng với người tiêu dùng về một thương hiệu lâu đời và có tên tuổi tại Việt nam. Bánh Trung thu chỉ là một cái cớ để KIDO đạt tham vọng cao hơn trong ngành thức ăn nhẹ (snack), bởi sản phẩm này sẽ mở đầu cho kế hoạch đẩy mạnh khai thác mảng snack quy mô 51.000 tỷ đồng. Mảng này được kỳ vọng sẽ đưa KIDO lên vị trí thứ 2 trên thị trường bánh kẹo Việt Nam chỉ sau 2 năm nữa.
 
Hiện KIDO chưa tiết lộ cụ thể kế hoạch kinh doanh cũng như các dòng sản phẩm snack. Tuy nhiên theo đúng như kế hoạch 5 năm tới (2021 - 2025), KIDO kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận chủ yếu đến từ mảng mới là nước, snack, thực phẩm đông lạnh. Cụ thể, lợi nhuận tăng mạnh, từ 8.234 tỷ đồng lên 28.100 tỷ đồng. Trong đó, ngành hàng nước, snack, thực phẩm đông lạnh dự kiến sẽ bùng nổ, đạt 12.503 tỷ đồng vào năm 2025. Lợi nhuận trước thuế tăng mạnh từ 330 tỷ đồng lên 2.974 tỷ đồng. Trong đó, nước, snack, thực phẩm đông lạnh sẽ đạt 1.332 tỷ đồng, hơn gấp đôi mảng dầu và vượt mảng kem.
 
Lãnh đạo Kido là ai? Sự nghiệp của lãnh đạo Kido
Báo cáo kết quả kinh doanh của Kido trong quý III/2020
 
Theo như tập đoàn Kido cho biết kết quả doanh thu ước tính quý III/ 2020 đạt 2.300 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ 2019. Trong đó sản phẩm bánh trung thu đóng góp 160 tỷ đồng doanh thu và 36 tỷ đồng lợi nhuận trong lần trở lại thị trường sau 5 năm từ khi bán thương hiệu bánh kẹo.
 
 
Thanh Thùy (T/h)