Lợi ích hấp dẫn của quy định làm việc 4 ngày/tuần khiến Microsoft và Unilever đều áp dụng?

15:56 | 17/06/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Tư duy khác biệt, khả năng sáng tạo và suy nghĩ linh hoạt chính là điều quan trọng nhất trong công việc. Các nhà tuyển dụng luôn kỳ vọng điều này ở các ứng viên.

Làm việc 4 ngày/tuần, tại sao không?

Tháng 8/2019, Microsoft Nhật Bản đã thử nghiệm mô hình làm việc 4 ngày/tuần với tên gọi "Work Life Choice Challenge". Được biết, đây là một phần dự án nhằm giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, để ứng phó với tình trạng tử vong vì làm việc quá sức "karoshi" ở Nhật Bản.

Lợi ích hấp dẫn của quy định làm việc 4 ngày/tuần khiến Microsoft và Unilever đều áp dụng? - ảnh 1

Tháng 8/2019, Microsoft Nhật Bản đã thử nghiệm mô hình làm việc 4 ngày/tuần "Work Life Choice Challenge"

Theo đó, họ đã cho 2.300 nhân viên được nghỉ ngơi từ thứ 6. Kết quả, mô hình này đã giúp hiệu suất làm việc của nhân viên tăng gần 40%. Bên cạnh đó, Microsoft cũng cho biết họ đã nhận được phản hồi tích cực từ nhân viên, với hơn 90% người nói rằng họ thích làm việc 4 ngày/tuần.

Không chỉ vậy, chi phí vận hành của công ty cũng giảm, lượng điện sử dụng giảm 23,1% trong thời gian thử nghiệm. Các cuộc họp cũng được rút ngắn còn 30 phút, đẩy mạnh các cuộc họp từ xa. Microsoft Nhật Bản cũng cho biết đã lên kế hoạch thực hiện thử thách cân bằng công việc và cuộc sống tương tự vào mùa đông, nhằm khuyến khích tư duy làm việc linh hoạt.

Không chỉ Microsoft, vào đầu năm 2021, các nhân viên ở Unilever (New Zealand) sẽ chỉ làm việc 4 ngày/tuần. Đáng chú ý, chương trình thử nghiệm này sẽ kéo dài khoảng 1 năm, và các nhân viên sẽ được nhận lương cả 5 ngày.

Giám đốc điều hành Unilever New Zealand Nick Bangs cho biết: "Chúng tôi tin rằng cách làm việc cũ đã lỗi thời và không còn phù hợp nữa". Bangs cho hay, đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi các phương thức làm việc truyền thống, do đó họ quyết định thử nghiệm mô hình mới này.

Lợi ích hấp dẫn của quy định làm việc 4 ngày/tuần khiến Microsoft và Unilever đều áp dụng? - ảnh 2

Từ đầu năm nay, nhân viên ở Unilever (New Zealand) sẽ chỉ làm việc 4 ngày/tuần

Hiện tại, Unilever có 81 nhân viên ở New Zealand, còn trên toàn cầu là hơn 150.000 người. Khi cuộc thử nghiệm kết thúc vào tháng 12 năm nay, công ty sẽ đánh giá liệu có nên mở rộng mô hình này cho toàn bộ trụ sở trên toàn cầu hay không.

Vào mùa hè năm ngoái, Giám đốc điều hành của công ty công nghệ The Wanderlust Group Mike Melillo cũng đã quyết định để nhân viên nghỉ thứ hai mà không giảm lương của họ. Tức là, nhân viên của The Wanderlust Group sẽ chỉ phải đi làm 4 ngày/tuần. Melillo nhận định: "Hãy thử nghiệm trong ba tháng và xem kết quả đạt được như thế nào. Chúng tôi đã có ba tháng kinh doanh tốt nhất về doanh thu, mức độ tương tác và lượng người truy cập. Tất cả những gì ta cần đánh đổi là các buổi họp mệt mỏi vào đầu tuần mà mọi người chỉ tham gia vì bắt buộc".

Trước đó, vào tháng 5/2020, thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết các công ty nên xem xét thực hiện tuần làm việc 4 ngày để tăng năng suất nhân viên và giúp người lao động cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Ông Ardern cho hay: "Tôi thực sự khuyến khích mọi người nghĩ về tuần làm việc bốn ngày nếu bạn là một nhà tuyển dụng và phù hợp để đưa ra quyết định như vậy".

Những lợi ích của mô hình làm việc 4 ngày/tuần

Không chỉ New Zealand, chính phủ một số nước cũng đang cân nhắc ứng dụng mô hình làm việc này. Đầu năm 2021, chính phủ Tây Ban Nha đã phê duyệt chương trình thí điểm dài 3 năm để các công ty thực hiện chuyển đổi về ngày làm. Các chính trị gia tại Anh và Nga cũng đang cân nhắc điều chỉnh luật để thực hiện tương tự.

Dù vẫn còn nhiều hoài nghi về tính hiệu quả hay lo lắng về sức ì kìm hãm doanh nghiệp, mô hình này vẫn ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan. Nhiều nghiên cứu cho rằng việc giảm ngày làm có thể mang lại lợi ích cho cả người lao động và doanh nghiệp.

Năng suất lao động cao

Lợi ích hấp dẫn của quy định làm việc 4 ngày/tuần khiến Microsoft và Unilever đều áp dụng? - ảnh 3

2/3 doanh nghiệp tại Anh khi thay đổi ngày làm một tuần đã ghi nhận năng suất lao động tăng lên

Khi ta có ít giờ hơn để hoàn thành công việc, ta sẽ tìm cách đơn giản hóa các thủ tục để làm việc. Từ đó, năng suất làm suất sẽ được nâng cao, và nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi có nhiều thời gian nghỉ.

Tất nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều đạt năng suất cao khi áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần. Theo nghiên cứu của Đại học Reading (2019), có 2/3 doanh nghiệp tại Anh khi thay đổi ngày làm một tuần đã ghi nhận năng suất lao động tăng lên.

Thu hút nhiều lao động hơn

Nhà kinh tế học lao động Julia Pollack nhận thấy các công ty thực hiện mô hình làm việc 4 ngày/tuần sẽ thu hút nhiều ứng viên hơn so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Theo nghiên cứu của ĐH Reading, 63% công ty ở Anh áp dụng chế độ làm việc này để thu hút và giữ chân nhân tài.

Bà Pollack nhận định: "Tính đến năm nay, các tin tuyển dụng với thời gian làm việc chỉ bốn ngày đã thu hút nhiều đơn đăng ký hơn 30% so với các tin tuyển dụng khác trong lĩnh vực dịch vụ, 24% về du lịch, 16% về chăm sóc sức khỏe, 10% về công nghệ, 9% về giáo dục và 4% nữa trong xây dựng".

Có ích cho môi trường

Một nghiên cứu từ ĐH Massachusetts Amherst (2012) đã chỉ ra rằng giảm giờ làm góp phần bảo vệ môi trường. Khi thực hiện mô hình làm việc 4 ngày/tuần, Microsoft Nhật Bản nhận thấy chi phí vận hành của công ty có xu hướng giảm. Lượng điện sử dụng giảm 23,1%, còn giấy in giảm 58,7% trong thời gian thử nghiệm.

Các nhà nghiên cứu viết: "Các quốc gia có giờ làm việc ngắn hơn có lượng khí thải carbon dioxide thấp hơn", vì ít đi lại và nhu cầu tiêu thụ năng lượng thấp . Họ ước tính rằng làm việc ít đi một ngày mỗi tuần có thể giảm lượng khí thải carbon xuống hơn 30%".

Dễ cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Lợi ích hấp dẫn của quy định làm việc 4 ngày/tuần khiến Microsoft và Unilever đều áp dụng? - ảnh 4

Ngoài việc giúp ích cho năng suất và lợi nhuận doanh nghiệp, mô hình này cũng có lợi thế về mặt tâm lý

Ngoài việc giúp ích cho năng suất và lợi nhuận doanh nghiệp, mô hình này cũng có lợi thế về mặt tâm lý. Vào năm 2018, công ty Perpetual Guardian (New Zealand) đã hợp tác cùng các nhà nghiên cứu ở ĐH Auckland và theo dõi thay đổi ở nhân viên thực hiện mô hình 4 ngày/tuần và vẫn nhận đủ lương.

Theo đó, các nhân viên báo cáo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được cải thiện 24%. Họ có nhiều thời gian bên gia đình hơn, bớt căng thẳng và có thể thư giãn nhiều hơn. Vì thế, công ty này đã quyết định áp dụng chế độ làm việc 4 ngày/tuần.

Tuần làm việc ngắn hơn không phải là một ý tưởng mới xuất hiện gần đây. Vào năm 1930, nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes đã dự đoán rằng vào năm 2030, công nghệ sẽ phát triển đến mức hầu hết mọi người chỉ phải làm việc 15 giờ mỗi tuần mà năng suất vẫn tăng lên.

Xem thêm: Lời khuyên của nhân viên kỳ cựu 35 tuổi: Mọi mối quan hệ nơi công sở đều cần giới hạn