
Lực đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Sản phẩm cho vay Hợp vốn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam một là sản phẩm hữu ích, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các Qũy tín dụng nhân dân (QTDND).

Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch HĐQT QTDND Hải Bình (Thanh Hóa) cho biết: Khi chưa được triển khai sản phẩm cho vay Hợp vốn, có những khách hàng là thành viên rất tiềm năng, có hồ sơ tín dụng rất tốt, nhưng Quỹ phải từ chối giải ngân do khách hàng có nhu cầu lớn hơn mức cho vay trong thẩm quyền của QTDND. Nhờ sản phẩm cho vay hợp vốn, Quỹ có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn, phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay và gia tăng hình ảnh QTDND trong mắt khách hàng.
Còn bà Huỳnh Thị Tuyết Nhung – Chủ tịch HĐQT QTDND Tân Hội (Kiên Giang) chia sẻ: QTDND Tân Hội tham gia cho vay Hợp vốn với Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Kiên Giang với dự nợ là 21,199 tỷ đồng, qua đó góp phần nâng cao năng lực hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu cho các thành viên. Hơn thế, “việc tham gia cho vay hợp vốn còn góp phần làm tăng kỹ năng thẩm định, xử lý vốn vay, tư đó nâng cao khả năng tác nghiệp của cán bộ nhân viên Qũy. Đồng thời phát huy được nguồn vốn cho vay thành viên với lãi suất hợp lý. Do đó thành viên của Qũy ngày càng tin tưởng vào QTDND Tân Hội.
Với sản phẩm cho vay Hợp vốn, các QTDND không chỉ đáp ứng được nhu cầu vay vốn cao hơn của thành viên mà QTDND còn có cơ hội nâng cao vị thế, sức cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn. Và việc cùng tham gia vốn phục vụ nhu cầu vay của thành viên cũng là một kênh để Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam phát hiện, tư vấn xử lý kịp thời những hạn chế trong quá trình hoạt động của các QTDND từ đó góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của toàn hệ thống.
Để quản lý tốt công tác triển khai cũng như hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã chủ động phân công các cán bộ tín dụng trực tiếp phối hợp cùng cán bộ của QTDND thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định giá trị tài sản bảo đảm cũng như hướng dẫn thực hiện trên các phần mềm tín dụng, hạch toán kế toán… Ngoài ra, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng tích cực tuyên truyền sâu rộng đến các thành viên và người dân về những lợi ích của hoạt động cho vay Hợp vốn để có thể phát triển mạnh mẽ và triển khai sản phẩm này rộng hơn đến các QTDND thành viên.

Đặc biệt, từ ngày 12/01/2021, nhằm tăng cường tính liên kết hệ thống và nâng cao vai trò ngân hàng đầu mối của các QTDND, đồng thời chia sẻ khó khăn với thành viên vay vốn QTDND trong điều kiện tình hình dịch bệnh kéo dài và diễn ra và diễn biến phức tạp, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay Hợp vốn với các QTDND như: Đối với các khoản cho vay Hợp vốn còn dư nợ: Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với QTDND xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho khách hàng, mức lãi suất điều chỉnh thấp hơn tối đa 1%/năm so với mức lãi suất cho vay hợp vốn tối thiểu (ngắn hạn, trung hạn) theo Quyết định lãi suất hiện hành; Thời gian khách hàng được áp dụng mức lãi suất nói trên: tối đa 06 tháng kể từ ngày 12/01/2021. Sau thời hạn trên Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục áp dụng mức lãi suất hiện hành đối với thời gian cho vay còn lại theo Hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng.
Đối với các khoản cho vay Hợp vốn mới: Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam xem xét thỏa thuận với QTDND và khách hàng áp dụng lãi suất thấp hơn tối đa 1%/năm so với mức lãi suất cho vay Hợp vốn tối thiểu áp dụng theo lãi suất hiện hành của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: cho vay ngắn hạn (thời gian áp dụng tối đa 12 tháng) kể từ ngày vay; Thời gian còn lại: áp dụng theo lãi suất cho vay Hợp vốn ngắn hạn, trung hạn hiện hành tại Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Cho vay Hợp vốn đã và đang đem lại những lợi ích thiết thực cho các QTDND. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các QTDND, cho vay Hợp vốn còn giúp tăng cường tính liên kết của hệ thống, giúp Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện tốt công tác điều hòa vốn cho các QTDND, ưu tiên vốn để hỗ trợ cho vay, hỗ trợ mở rộng tín dụng. Những kết quả đã thu được từ việc triển khai cho vay hợp vốn là tiền đề, động lực để Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục phát huy tốt vai trò đầu mối, phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ phục vụ các QTDND, tạo chỗ dựa vững chắc cho hệ thống QTDND hoạt động an toàn hiệu quả, phát triển bền vững.
NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM tiền thân là QTDND Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là “Ngân hàng” của tất cả các QTDND, thành lập theo quy định của Luật các TCTD nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, điều hòa vốn, hỗ trợ NHNN giám sát các QTDND, ngoài ra Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện có Trụ sở chính tại Tầng 4 – Tòa nhà N04 – Hoàng Đạo Thúy – P. Trung Hoà – Q. Cầu Giấy – Hà Nội với 32 Chi nhánh, 67 Phòng giao dịch. Hiện cả nước có gần 1.200 QTDND thành viên ở các xã, phường, là các pháp nhân độc lập trong một hệ thống liên kết, được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, quản lý và thanh tra, giám sát chặt chẽ. |
Tin liên quan

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Tin cùng chuyên mục

CIENCO 4 luôn khẳng định thương hiệu hàng đầu về xây lắp hạ tầng giao thông

Vinamilk, Vinfast, Tập đoàn T&T và những doanh nghiệp Việt đổ tiền ra nước ngoài thu lợi khủng

Công ty Dược phẩm Tâm Bình: Vượt khó thành công nhờ “Tâm” và “Đức”

Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo: “Muốn dẫn dắt thị trường phải làm chủ được công nghệ”

Gojek phát triển ứng dụng GoBiz tối ưu quy trình giao đồ ăn trực tuyến

Công ty Nhiệt điện Duyên Hải góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Việt Nam có thêm loại vắc xin COVID-19 ngừa được biến chủng Nam Phi, giá chưa tới 60.000 đồng/liều
Dân sinh - 13 giờ trướcVắc xin ngừa COVID-19 COVIVAC của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) có kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng khả quan tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam. Vắc xin được cho là hiệu quả với biến thể Anh và Nam Phi. -
Lấy ý kiến chuyển một số cổ phiếu niêm yết HoSE sang HNX tránh tình trạng nghẽn lệnh
Trên sàn - 17 giờ trướcSở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đang lấy ý kiến các công ty chứng khoán việc chỉnh sửa hệ thống phần mềm để chuyển một số mã chứng khoán trên HoSE sang giao dịch trên hệ thống của HNX. -
Mỗi tháng Apple lại mua thêm một công ty
Chuyển động - 16 giờ trướcTrong 6 năm qua, Apple đã mua gần 100 công ty lớn nhỏ khác nhau. Trung bình cứ 3-4 tuần họ lại đạt được một thỏa thuận. -
Ông Lê Hải Trà làm Tổng Giám đốc HOSE
Trên sàn - hôm quaÔng Lê Hải Trà vừa chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Sở GDCK Tp.HCM (HoSE), quyết định có hiệu lực từ ngày 26/2/2021. -
Xiaomi mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam?
Chuyển động - 15 giờ trướcNhà máy lắp ráp điện thoại Xiaomi sẽ được đặt ở Hải Phòng, Việt Nam.
-
Gỡ khó cho doanh nghiệp trước dịch bệnh kéo dài: Nhiều kiến nghị gửi tới Thủ tướng
Sự kiện-Vấn đề - 15 giờ trướcDịch bệnh kéo dài, nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn cần chính sách hỗ trợ, nhiều kiến nghị đã được gửi tới Thủ tướng Chính phủ nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp. -
Chính thức thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nano Covax giai đoạn 2 trên 560 người
Dân sinh - 2 ngày trướcHôm nay (26/2), nhà sản xuất sẽ tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nano Covax trên người giai đoạn 2 ở Hà Nội và Long An. Số lượng người tham gia là 560 người. -
Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Sĩ Trung - Người có nhiều đóng góp to lớn trong điều trị Thận Tiết niệu
Lối sống - 18 giờ trướcTiến sĩ. Bác sĩ Lê Sĩ Trung đã làm nên nhiều thành công trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đóng góp nhiều cho nền y học nước nhà. -
Thị trường xe 2021: Cuộc chiến 'căng' giữa xe lắp ráp và nhập khẩu
Sự kiện-Vấn đề - 2 ngày trướcViệt Nam đã nhập khẩu hơn 11.000 ôtô nguyên chiếc kể từ đầu năm 2021. Con số này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu xe nội có đang mất vị thế? -
Sáng 27/2 không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới
Dân sinh - 21 giờ trướcSáng nay 27-2, Bộ Y tế cho biết không ghi nhận ca bệnh COVID-19 mới, đặc biệt 3 bệnh nhân nặng nhất đều có tín hiệu khả quan.