
Mở cửa, thực thi CPTPP và bài học cho EVFTA
(DNVN) - Đây là những vấn đề đã được các chuyên gia thảo luận sâu tại Hội thảo “Thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: Yêu cầu hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam”, ngày 19/2.
Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện cho tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI cho rằng trong 1 năm thực thi Hiệp định CPTPP, về góc độ thể chế có thể nói là quá ngắn nhưng cũng cho thấy những vấn đề về cải cách thể chế chưa được như kỳ vọng của doanh nghiệp. Những cam kết của cơ quan quản lý Nhà nước đến nay vẫn chỉ là kỳ vọng. Nhiều quy định, cam kết về thể chế được đưa vào thực tiễn quá muộn.
“Việc phải mất 6 tháng để ra nghị định và 6 tháng để nghị định hướng dẫn thực thi Hiệp định CPTPP có hiệu lực trong một lĩnh vực nào đó và hiện còn nhiều văn bản hướng dẫn khác liên quan đến CPTPP chưa hoàn thiện, điều này cho thấy còn rất nhiều điều phải làm để Hiệp định hiệu quả hơn khi thực thi”, bà Trang nói.
Bà Trang khuyến nghị khi đánh giá về vấn đề mở cửa khi tham gia CPTPP, không chỉ nhìn xa tới thị trường xuất khẩu để tận dụng lợi thế xuất khẩu mà phải nhìn gần về thị trường nội địa, thị trường nhập khẩu để mở cửa thị trường dịch vụ. Cùng với đó, cần có chính sách thu hút nhà đầu tư trong nước, không chỉ nước ngoài. Sức ép cạnh tranh cùng với thu hút đầu tư trong nước sẽ nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt phát triển để trụ vững.
Đánh giá thêm tác động ngược trong thực thi
Đánh giá về vấn đề thực thi CPTPP nói riêng và các FTA nói chung, TS.Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng: Việt Nam cam kết nhiều nhưng thực thi chưa tốt. Đây là điểm mà nhiều nhà đầu tư cho là điểm yếu nhất.
“Có thể tham khảo bài học kinh nghiệm nhằm tránh vi phạm cam kết từ Đan Mạch-đất nước thực hiện tốt kinh tế số thông qua việc đào tạo công dân thành thục cổng thông tin điện tử của chính phủ cũng như sử dụng internet. Tại Việt Nam, doanh nghiệp hiện chưa muốn học theo đúng nghĩa. Nguy cơ và sức ép từ CPTPP buộc doanh nghiệp Việt phải thay đổi”, ông Doanh nói.
Đồng tình với ý kiến này, các chuyên gia tại Hội thảo cho rằng cần thiết phải đánh giá lại tác động từ CPTPP, không chỉ xuôi (thuận lợi) mà cả ngược (tác động tiêu cực) để từ đó tìm ra giải pháp thích ứng. Cùng với đó, tuyên truyền sâu rộng tác động này tới cộng đồng doanh nghiệp-thông tin này đến với doanh nghiệp còn quan trọng hơn là đến với nhà quản lý. Thực thi CPTPP không thể chỉ dừng lại ở quyết tâm chính trị mà phải biến thành hành động cụ thể.
Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương khuyến nghị: Muốn tận dụng tối đa lợi ích từ CPTPP, các doanh nghiệp Việt cần xử lý các thách thức, cải thiện năng lực cạnh tranh, hài hòa việc thực hiện CPTPP với các tuyến hội nhập khác.
Mặt khác, Chính phủ cần củng cố hơn nữa đồng thuận xã hội về tiến trình và các biện pháp cải cách, cân bằng các mục tiêu chính sách, đồng thời tạo dựng thêm không gian để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Bài học về sự chủ động thực hiện vì lợi ích dài hạn
Hội thảo diễn ra trong bối cảnh EU vừa phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã đặt ra vấn đề về mối tương quan giữa CPTPP và EVFTA.
Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI cho rằng cần có cái nhìn cộng hưởng từ CPTPP và EVFTA.
“Chỉ với tinh thần chủ động thực hiện vì lợi ích dài hạn thì chúng ta mới đi được những bước đi cụ thể", ông Nguyễn Anh Dương đánh giá.
Sự chủ động ở đây được ông Dương nhìn dưới ba khía cạnh. Đó là nâng cao nhận thức một cách đẩy đủ cho doanh nghiệp. Tổ chức mạng lưới cung ứng thực hiện cơ hội từ các hiệp định này, trong đó, đặc biệt phải đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ. Cuối cùng là nhìn nhận về chính sách tổng thể của Việt Nam như thế nào.
“Nếu nhìn nhận việc thực hiện CPTPP, EVFTA và các FTA khác gắn với việc phát triển trên bình diện tổng thể của Việt Nam thì các chính sách đi kèm phải phù hợp cho các ngành sản xuất cụ thể. Cần xây dựng được biện pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân có những bước lớn lên trong sự phát triển hài hòa với các doanh nghiệp FDI”, ông Dương nói.

Trải nghiệm chiếc motor thông minh biết giao tiếp với chủ nhân tại Hà Nội
Tin cùng chuyên mục

Thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Thái Nguyên từ 15/1

Đề xuất kéo dài thời gian cách ly nhập cảnh trên 14 ngày với các nước có biến chủng virus SARS-CoV-2

Hà Tĩnh: Thành lập các tổ công tác tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn TH triển khai các Dự án

Định mức biên chế công chức chuyên ngành Nội vụ được xác định như thế nào?

Quy định mới về cấp giấy phép hoạt động báo chí có gì đáng lưu ý?

Thông tư hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của quỹ DNNVV có gì mới?
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Ông Trump tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn với UAV Trung Quốc trước khi rời nhiệm sở
Quốc tế - 4 giờ trướcTrước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục ký sắc lệnh mới yêu cầu loại bỏ máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc ra khỏi phi đội UAV của chính phủ nước này. -
Nghỉ việc khi công ty đang nợ BHXH, người lao động có được chốt sổ bảo hiểm?
Tư vấn - 5 giờ trướcNếu người lao động đủ điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng đủ BHXH. -
MXH lan truyền tin cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã bị bắt giữ, Thiếu tướng Tô Ân Xô lên tiếng
An ninh-Trật tự - 5 giờ trướcThời gian gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin bà Hồ Thị Kim Thoa bị bắt và đưa về nước. Liên quan tới vụ việc, Thiếu tướng Tô Ân Xô đã lên tiếng. -
Công ty chứng khoán không được lạm dụng tiền của khách hàng dưới mọi hình thức
Quy định mới - 5 giờ trướcĐây là quy định tại Thông tư 121/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành quy định về hoạt động của công ty chứng khoán. -
Trump và Biden 'đối đầu nhau' về quyết định dỡ bỏ lệnh cấm đi lại với châu Âu và Brazil
Quốc tế - 6 giờ trướcNgày 18/1, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với châu Âu và Brazil. Tuy nhiên, tuyên bố này đã nhanh chóng bị phát ngôn viên của ông Biden bác bỏ.
-
Miền Bắc đón đợt rét hại trong đêm nay
Dân sinh - 3 ngày trướcTheo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong đêm nay (16/01) miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh tiếp theo, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. -
Thủ tướng yêu cầu Hà Nội và TP.HCM thu hồi, loại bỏ xe cũ nát
Dân sinh - 7 giờ trước"Thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố", Chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí nêu rõ. -
Điện Capitol bất ngờ bị phong tỏa, buổi diễn tập cho lễ nhậm chức của ông Biden cũng bị gián đoạn
Quốc tế - 7 giờ trướcMột đám cháy nhỏ bùng phát khiến khu vực Điện Capitol bị phong tỏa trong một giờ, cuộc diễn tập cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Biden cũng vì thế mà bị gián đoạn. -
Thời tiết hôm nay 19/1/2021: Miền Bắc ban ngày ấm đêm rét hại, miền Nam se lạnh
Dân sinh - 7 giờ trướcThời tiết hôm nay 19/1/2021: Miền Bắc tiếp tục duy trì kiểu thời tiết ngày nắng ấm, đêm và sáng trời rét hanh khô. Còn miền Nam se lạnh với nền nhiệt chỉ 20 độ C. -
Chủ tịch Quốc hội chủ trì phiên họp thứ hai của Hội đồng Bầu cử quốc gia
Chính trị - 8 giờ trướcChiều 18/1, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì phiên họp thứ hai của Hội đồng Bầu cử quốc gia.