Mỹ nhân được vua Càn Long sủng ái nhất nhưng lại có cái kết buồn
Theo sử sách ghi chép thời kỳ được sủng ái nhất, mỗi ngày vị cung nữ này đều được Càn Long lật thẻ bài, yêu thương có thừa, cưng chiều hết mực. Người này là cung tần Lâm thị.
Cung tần Lâm thị có thân phận khiêm tốn. Vì xuất thân từ phủ quan, tương đương với người hầu, Lâm thị vốn không hề ôm hi vọng trở thành nữ nhân của hoàng đế. Nói cách khác, thân phận của Lâm thị như vậy, căn bản không thể sống trong hậu cung, nơi mọi cô gái đều có chống lưng là gia thế hiển hách, tiềm lực rất mạnh.
Cứ như thế, ban đầu Lâm thị chỉ là một hầu gái trong cung, thế nhưng duyên trời đưa đẩy, một lần Lâm thị chạm mặt Càn Long, nhan sắc khuynh đảo chúng sinh của nàng đã khiến vị hoàng đế đa tình bị hấp dẫn sâu sắc.
Chân dung Càn Long
Kết quả, Càn Long chẳng màng đến thân phận hèn mọn của Lâm thị, cứ thế đưa nàng vào hậu cung làm phi tử. Lâm thị dựa vào nhan sắc, thành công nắm được tâm của Càn Long. Sau đó không bao lâu, từ cung nữ, Lâm thị được phong làm Lâm Thường tại. Khi đó, Lâm thị nhận được sự sủng ái tột độ, khiến vô số người ghen tị, ngưỡng mộ.
Nàng được Càn Long lật thẻ bài mỗi ngày, trở thành niềm ao ước của vô số cung nữ, phi tần, thậm chí là cả hoàng hậu. Ai cũng nói Lâm thị tốt số, một bước bay lên làm phượng hoàng, bởi thời gian này, Lâm thị là người duy nhất Càn Long làm bạn ngày đêm.
Kỳ thực, hoàng đế sủng hạnh một phi tử liên tục như vậy cũng là hiếm thấy. Dù sao hoàng đế sở hữu hậu cung ba ngàn giai nhân, còn phải ban mưa móc khắp nơi, không thể chuyên sủng một người mãi mãi. Chẳng qua là vì Lâm thị quá xinh đẹp, nàng mới được Càn Long sủng ái ngoại lệ như vậy.Song, chẳng có gì là mãi mãi, sau thời gian ân ái mặn nồng, Càn Long lại có niềm vui mới với mĩ nhân khác. Lâm thị bị lạnh nhạt, vắng vẻ, không còn được sủng ái và nuông chiều như xưa.
Có người nói, vì Lâm thị được sủng ái thường xuyên nhưng không có con nên Càn Long mới dần dần bỏ bê, lạnh nhạt. Thế nhưng công bằng mà nói, dù Lâm thị có con, Càn Long vẫn sẽ theo tính cách và thời gian mà lạnh nhạt và dần xa lánh nàng.
Sau khi thất sủng, Lâm thị sống trong hậu cung với tư cách một quý nhân. Thời gian thoi đưa cứ thế ngày qua ngày, Lâm thị đạm bạc, thanh nhàn mà sống, không tranh giành, không tham dự vào bất cứ âm mưu nào.Mãi đến 43 năm sau, Càn Long mới đột nhiên nhớ ra sự tồn tại của nàng cung nữ có nhan sắc kinh diễm năm nào. Hỏi thăm thái giám, biết được hoàn cảnh của Lâm thị, Càn Long rất thương cảm.
Vì muốn bù đắp cho mĩ nữ năm nào, Càn Long đã ban cho Lâm thị tước hiệu riêng. Lúc đó cảm thấy chữ Cung rất hợp với nàng, hoàng đế ban cho Lâm thị phong hào Cung Thái tần, còn đưa nàng đến nơi ở mới, rất khang trang ở phía sau cung để dưỡng lão.
Nhờ vậy, Lâm thị được bình thản, an tĩnh trải qua tuổi già nơi hậu cung, cơm không lo đói, quần áo chẳng thiếu mặc. So ra, một đời nàng đã sống viên mãn và thoải mái hơn hầu hết các cung tần, phi tử.
Xem thêm: 3 địa điểm ám ảnh trong Tử Cấm Thành nếu yếu tim bạn không nên tới
Phong Trần