
Năm 2020: Động lực tăng trưởng từ kinh tế tư nhân
(DNVN) - Tại Diễn đàn Đối thoại kinh tế Việt Nam 2020 mới đây, TS. Nguyễn Đình Cung – nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương nhận định: Kinh tế tư nhân trong nước đang nổi lên như một động lực hết sức quan trọng, năm 2020 kinh tế khu vực này tiếp tục phát triển, đóng góp lớn cho nền kinh tế.
Mới đây, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại, căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung; sự biến động khó lường trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế; giá dầu diễn biến phức tạp… đã tác động đến tăng trưởng tín dụng, tâm lý và kỳ vọng thị trường của Việt Nam. Tuy nhiên, với kết quả tăng trưởng 7,02% đã khẳng định tính kịp thời và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng năm 2019.

Kinh tế tư nhân tiếp tục là động lưc chính cho tăng trưởng.
Đánh giá về kết quả này, tại Diễn đàn Đối thoại kinh tế Việt Nam 2020, ông Nguyễn Đức Thành, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietinbank cho biết, năm 2019 có thể coi là một năm thành công của nền kinh tế Việt Nam, với nhiều chỉ số ấn tượng như: Đạt và vượt 12 chỉ tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm; GDP ước đạt khoảng 7,02%; Xuất nhập khẩu tăng trưởng lên mức trên 500 tỷ USD; Tăng trưởng du lịch đạt tới con số 15-16% - gấp 3-4 lần mức tăng trưởng chung của ngành du lịch toàn cầu; Thu ngân sách đạt trên 1,6 triệu tỷ; Nợ công đã được đưa xuống dưới mức 55% GDP…
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Thành nhận định bên cạnh những thành công, nền kinh tế của Việt Nam cũng còn có rất nhiều những thách thức, khó khăn phải đương đầu trong năm 2020 và những năm tiếp theo. Ví như 2019, xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng khoảng 8%, nhưng nếu chúng ta nhìn vào cơ cấu thị trường xuất khẩu thì cũng đặt ra những lo ngại, khi tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ khoảng 30% thì ở các thị trường lớn, truyền thống mức độ tăng trưởng lại tương đối thấp khoảng dưới 4% và chúng ta vẫn tiếp tục nhập siêu rất lớn từ thị trường Trung Quốc. Nếu nhìn lại những năm trước, thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đang chậm lại rõ ràng. Nếu 2016, 2017 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 20% hiện đã giảm xuống 8%.
Cũng trong khuôn khổ diễn đàn, bàn luận về bức tranh của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019, TS. Nguyễn Đình Cung cho biết, kinh tế vĩ mô rất ổn định thể hiện ở hàng loạt các chỉ số, như lạm phát thấp, kim ngạch thặng dư về cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách giảm, tăng trưởng về tín dụng có xu hướng giảm, dự trữ ngoại hối gia tăng. Như vậy, không chỉ giữ ổn định kinh tế vĩ mô mà sức chống chịu của nền kinh tế cũng được cải thiện. Những thành tích này đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới bất ổn, đặc biệt là tác động không thuận của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, cùng với đó tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm sút vào năm 2019.
Điểm sáng nữa, đó là nhờ những cải cách kinh tế thể chế và điều kiện kinh doanh. Việt Nam tăng thêm 10 bậc đánh giá về năng lực cạnh tranh toàn cầu. Chính những điều này tạo thêm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là tăng trưởng của khu vực kinh tế trong nước, TS. Nguyễn Đình Cung cho hay.

TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện quản lý Kinh tế Trung ương.
Cũng theo TS. Nguyễn Đình Cung, trong năm vừa rồi, kinh tế tư nhân trong nước gia tăng với tốc độ cao về xuất khẩu và đầu tư, cao hơn nhiều so với đầu tư nước ngoài, trở thành động lực tăng trưởng cho năm 2019 và những năm tiếp theo. Khi kinh tế tư nhân trong nước tăng trưởng như vậy, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn, người dân được hưởng nhiều hơn, bền vững, công bằng hơn về sự tăng trưởng này.
Dẫn số liệu tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mức 500 tỷ USD, TS. Nguyễn Đình Cung nhận định, người dân được hưởng lợi đầu tiên. Hưởng lợi thứ nhất, đó là giá cả ổn định. Thứ hai, khi tăng trưởng cao, công ăn việc làm sẽ nhiều hơn, người dân thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Thời gian gần đây, chúng ta thấy chất lượng môi trường sống ở Hà Nội và TPHCM kém hơn trước, chúng ta nên nhìn lại.
Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, chúng ta đạt được mức kỷ lục về xuất nhập khẩu trên 500 tỉ USD song đó là mặt được của vấn đề, bởi đằng sau con số này đó chính là sự cố hữu về độ mở lớn của nền kinh tế. Độ mở lớn, đồng nghĩa với độ rủi ro sẽ cao, tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế cũng từ đó mà gia tăng.
Do đó, ông Cung khuyến nghị: Chính phủ cần cải cách hệ thống phân bố nguồn lực trong đó có phát triển thị trường vốn một cách đồng đều hơn, phát triển thị trường đất đai, đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất. Không thể phân bố đất đai theo kiểu lấy của người này cho người khác mà phải theo thị trường. Để làm được điều đó thì quyền sử dụng đất, đặc biệt là quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được coi là một tài sản chứ không phải một công cụ sản xuất. Chỉ khi được coi là một tài sản thì quyền sử dụng đất mới có thị trường giao dịch được.

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12, nhu cầu lắp lưới an toàn ở ban công, cửa sổ chung cư tăng cao, nhiều thời điểm thợ không kịp thi công.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bộ Công Thương cảnh báo hành vi lừa đảo, gian lận thương mại tại UAE

Bước nhảy vọt của xuất khẩu sắt thép

Áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp với đường mía Thái Lan

Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước

Xuất khẩu thủy sản tháng 3 dự báo đạt 640 triệu USD

Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm tấm từ 18 quốc gia
Tin nổi bật

Chi hàng chục tỷ USD vào thị trường Việt, các đại gia Thái Lan đang sở hữu hàng loạt doanh nghiệp đứng đầu trong các ngành sản xuất và bán lẻ thị trường trong nước như Big C, Sabeco, Nguyễn Kim.
Đọc thêm
-
Tăng lô giao dịch chứng khoán: Giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch?
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaTăng lô giao dịch chứng khoán lên 1.000 cổ phiếu gây nhiều tranh cãi, trong đó, có ý kiến cho rằng, điều này có thể giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch. -
Cảnh giác với Forex, đầu tư ngoại hối lừa đảo
Sự kiện-Vấn đề - 5 giờ trướcNgày càng vươn vòi bạch tuộc, lừa đảo nhiều người là khẳng định của nhiều chuyên gia khi đánh giá về sàn các sàn kinh doanh, đầu tư ngoại hối (Forex). -
Hải Dương chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19
Dân sinh - 9 giờ trướcSở Y tế Hải Dương chỉ đạo bệnh viện chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, giường bệnh sẵn sàng cấp cứu nếu xảy ra tai biến sau khi tiêm vaccine COVID-19. -
Bộ Công Thương cảnh báo hành vi lừa đảo, gian lận thương mại tại UAE
Thương mại toàn cầu - 7 giờ trướcMột số hình thức gian lận như: giao hàng không trả tiền; làm giả giấy tờ, thậm chí là giấy tờ ngân hàng để lấy hàng, cài người lấy chứng từ xuất khẩu; -
Đội trưởng chống buôn lậu Hải quan bị bắt vì liên quan đến vụ làm giả hơn 200 triệu lít xăng
An ninh-Trật tự - 7 giờ trướcCơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố, bắt tạm giam Ngô Văn Thụy, cán bộ một đội thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan để điều tra về tội nhận hối lộ.
-
Chân dung bà chủ Đại Nam - Hằng Canada vợ ông Dũng 'lò vôi'
Chân dung - hôm quaBà Nguyễn Phương Hằng (vợ đại gia Huỳnh Uy Dũng, biệt danh Dũng "lò vôi") là một nhà kinh doanh có tiếng, đã sát cánh cùng chồng để xây dựng và phát triển Công ty cổ phần Đại Nam. -
Hà Nội: Hàng loạt sai phạm tại khu `đất vàng` 281 Tôn Đức Thắng
Quy hoạch-Dự án - hôm quaTheo kết luận của Thanh tra TP. Hà Nội, thửa đất số 299 (nay là 281), phố Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội cho thuê vượt quá thời hạn 31 năm. -
TP.HCM cần sớm tháo gỡ vướng mắc để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Sự kiện-Vấn đề - 19 giờ trướcTP.HCM cần sớm tháo gỡ vướng mắc để thu hút vốn đầu tư nước ngoài là yêu cầu được Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa đưa ra tại cuộc làm việc với Sở KH&ĐT. -
Khởi công 2 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam vào tháng 6/2021
Quy hoạch-Dự án - 2 ngày trướcCác đơn vị ngành giao thông đã chủ động trong vấn đề tham mưu và tổ chức thực hiện để rút ngắn được thời gian chuẩn bị và đảm bảo sự chặt chẽ, khách quan về hồ sơ, thủ tục 2 dự án cao tốc Bắc-Nam. -
Mỹ, Anh tuyên bố đình chỉ lệnh áp thuế quan 4 tháng trong tranh chấp trợ cấp máy bay
Quốc tế - 19 giờ trướcHoa Kỳ và Anh đang tiến hành đình chỉ lệnh áp thuế quan 4 tháng lên hàng hoá của nhau, trong nỗ lực đạt được một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột thương mại kéo dài liên quan đến vấn đề trợ cấp máy bay.