
Năm 2020: Kiểm soát CPI sẽ khó khăn hơn
(DNVN) - Đó là nhận định chung được đưa ra tại Hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả năm 2019 và dự báo năm 2020” do Viện Kinh tế - Tài chính tổ chức sáng 3/1 tại Hà Nội.
Trước khi nhấn mạnh về những khó khăn, thách thức về kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2020, các chuyên gia đều chia sẻ năm 2019 là một năm thành công trong kiểm soát lạm phát.
Theo ông Nguyễn Bá Minh, Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính: GDP năm 2019 ước tính tăng 7,02% so với năm 2018 (mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mức tăng của các năm 2011 - 2017).
Cùng với đó, CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018 (đạt thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là khoảng 4%). Đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua (2017 - 2019). Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình quân năm 2018.
Trước kết quả khả quan của chỉ số giá trong năm 2019, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long khẳng định: Năm 2019, có 9 yếu tố gây áp lực tăng giá gồm giá nhiên liệu, giá thịt lợn, giá các dịch vụ y tế, giáo dục, giá bất động sản. Còn những yếu tố góp phần tác động và kiềm chế chỉ số CPI là nguồn cung các mặt hàng thiết yếu trong nước ngày càng tăng, đặc biệt là chính sách tiền tệ trong nước vẫn đang được điều hành ổn định.
Tuy nhiên, với việc “tăng sốc” của giá thịt lợn do nguồn cung sụt giảm và dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trong năm 2020, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đặt câu hỏi: Khi kinh tế 2019 là bức tranh sáng, thì kinh tế 2020 liệu có tiếp tục đà bứt phá hay không và quá trình kiểm soát lạm phát sẽ ra sao trong bối cảnh tăng trưởng trên nền tăng trưởng cao và kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kinh tế trong nước còn khó khăn, nhiều động lực cho tăng trưởng đã tới hạn.
Trong bối cảnh đó, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long dự báo lạm phát năm 2020 sẽ phức tạp, khó lường hơn và nhiệm vụ kiểm soát lạm phát là rất nặng nề.
Xoáy sâu vào giá thịt lợn tăng tốc dịp cuối năm, ông Long cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là sự phối hợp chưa thực sự ăn ý giữa hai Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT:
“Vừa qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có phê bình Bộ NN&PTNT vì để giá thịt lợn tăng cao. Nhưng Bộ này lại cho rằng do Bộ Công Thương điều hành tổ chức lưu thông chưa tốt dẫn đến tình trạng găm hàng. Nhu cầu của thị trường là 10.000 tấn nhưng các công ty chỉ xuất ra 5.000 tấn, làm giá tăng nhanh. Trong khi đó, Bộ Công Thương lại cho rằng trách nhiệm thuộc về Bộ NN&PTNT khi đưa ra dự báo không chính xác”.
“Vừa qua, nếu như không có chỉ đạo của Chính phủ thì liệu những "ông lớn" trong ngành chăn nuôi có giảm giá hay không? Các cơ quan chức năng không quyết định được giá lợn tại các trang trại. Luật giá đã quy định, trong những thời điểm khó khăn, phải có những biện pháp cứng rắn hơn và khải kê khai giá, xác định giá thành. Ví dụ giá thành chăn nuôi của các công ty lớn chỉ ở mức 30.000 - 40.000 đồng/kg nhưng bán ra 80.000 - 90.000 đồng/kg là lãi quá cao”, ông Phú nói.
Cụ thể về nguy cơ tăng giá một loạt mặt hàng trong năm 2020, các chuyên gia tại Hội thảo dự báo: Giá nhiên liệu trong nước có thể tăng nhẹ do chịu ảnh hưởng của giá thế giới trước những bất ổn chính trị. Giá dịch vụ y tế năm 2020 sẽ chịu tác động từ việc điều chỉnh kết cấu chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế và việc điều chỉnh tiền lương theo mức lương cơ sở mới. Giá đất giai đoạn 2020 - 2024 sẽ được điều chỉnh tăng trong khoảng 10-20% so với năm 2019. Giá các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, may mặc có thể tăng theo quy luật vào đầu và cuối năm do nhu cầu mua sắm trong dịp lễ, Tết.
Để kiểm soát lạm phát mục tiêu cả năm 2020 bình quân dưới 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, đại diện Cục Quản lý giá Bộ Tài chính cho rằng công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2020 cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt, chủ động và nhất là kịch bản điều hành giá quý I/2020 là hết sức quan trọng.
Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, để kiểm soát tốt giá cả thị trường, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán và những tháng đầu năm 2020.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có thể nhận lương hưu?
Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh: Nguồn hải sản trước nguy cơ tận diệt, ngư dân Cẩm Nhượng kêu cứu

Hàng không ồ ạt mở đường bay mới nhưng máy bay vẫn nằm đất

Nguyên nhân Hà Tĩnh mong muốn `khai tử` mỏ sắt Thạch Khê sau gần 10 năm `đắp chiếu`

Đề xuất đợi hết tuổi lao động mới được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc chỉ hưởng mức thấp hơn

Đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu xuống 10-15 năm để được hưởng chế độ hưu trí

TP. HCM kiến nghị gia hạn khoản vay 313 triệu USD của ngân hàng Tái Thiết Đức
Tin nổi bật

-
Bất chấp thời tiết oi bức, hàng vạn người đổ về Đền Hùng dâng hương nhân ngày giỗ tổ
-
Phẫn nộ cảnh nữ sinh đánh nhau, bạn bè đứng ngoài quay clip hò reo, cổ vũ
-
VPI phát hành tối đa 690 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong kỳ hạn 3 năm
-
Cổ phiếu SHB đã đáp ứng đủ điều kiện để được niêm yết trên sàn HoSE
Đọc thêm
-
CEO ngân hàng VPBank Nguyễn Đức Vinh: Bản lĩnh tiên phong của người đứng đầu
DOANH NHÂN - 13 giờ trướcKhác với những tổng giám đốc quyền lực của các ngân hàng khác CEO Nguyễn Đức Vinh bước chân vào ngành ngân hàng khá muộn và luôn thể hiện được những dấu ấn đặc biệt của người điều hành cao nhất. -
Nơi ứng cử Đại biểu Quốc hội của 4 lãnh đạo chủ chốt
THỜI CUỘC - hôm quaTổng bí thư ứng cử tại Hà Nội, Chủ tịch nước ứng cử ở TP.HCM, Thủ tướng ứng cử tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội ứng cử ở Hải Phòng. -
Bị đánh thương tích vì sáng sớm đòi nợ 10 ngàn đồng tiền nước
XÃ HỘI - 12 giờ trướcKhi bà Như đang mở hàng quán hủ tiếu, bà Mười đã đến đòi nợ con trai bà Như 10 ngàn đồng tiền nước. Hậu quả là bà Mười bị bà Như dùng chai thủy tinh đánh thương tích 3%. -
Apple vừa ra mắt iPad Pro 2021 nâng cấp mạnh hơn với chip M1, giá chỉ từ 19 triệu đồng
KINH TẾ SỐ - 11 giờ trướcApple cho đặt hàng trước iPad Pro 2021 từ ngày 30/4, dự kiến giao máy trong tháng 5. Người dùng có thể tuỳ chọn hai màu sắc là xám hoặc bạc. -
Buýt nhanh BRT Hà Nội thua lỗ như thế nào trong 4 năm hoạt động?
DOANH NGHIỆP - 14 giờ trướcTrong 4 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Hà Nội gần như không thu hút thêm khách. Doanh thu sụt giảm từ 27,5 tỷ đồng năm 2018 xuống còn 15,2 tỷ đồng năm 2020, tỷ lệ trợ giá lên đến 36,6%.
-
Đề xuất đợi hết tuổi lao động mới được hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc chỉ hưởng mức thấp hơn
THỜI CUỘC - 2 ngày trướcBộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần với người đã hết tuổi lao động. Nếu người chưa hết tuổi lao động muốn được giải quyết chỉ được hưởng mức thấp hơn. -
Nhà máy smartphone LG tại Hải Phòng sẽ chuyển sang sản xuất đồ gia dụng
DOANH NGHIỆP - 16 giờ trướcNhiều tờ báo Hàn Quốc đưa tin LG đang có kế hoạch chuyển nhà máy smartphone tại Hải Phòng sang sản xuất đồ gia dụng. Trước đó, lãnh đạo LG cũng lên tiếng phủ nhận việc rao bán nhà máy này. -
Vinamilk: Thương hiệu tỷ USD của sữa Việt đang vươn tầm thế giới
DOANH NGHIỆP - 2 ngày trướcLà thương hiệu được Forbes định giá vượt ngưỡng tỷ USD của Việt Nam, công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk đang ngày càng khẳng định vị thế hàng đầu của mình tại thị trường nội địa, mở rộng để vươn tầm thế giới. -
Đề xuất kéo dài tuổi hưu với trường hợp đặc biệt ứng cử đại biểu Quốc hội
THỜI CUỘC - 2 ngày trướcBan Công tác đại biểu đề xuất nên có chính sách kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với một số trường hợp đặc biệt nếu được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH). -
Tác giả `Mùi cỏ cháy` - Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm qua đời ở tuổi 69
XÃ HỘI - hôm quaNhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, được khán giả biết đến với tên gọi "Bác sĩ Hoa Súng" vừa qua đời tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội do lâm trọng bệnh. Sự ra đi của ông đã khiến cho biết bao nghệ sĩ thảng thốt, xót xa.