
Nâng cao chất lượng nông thủy sản: Cần chính sách hấp dẫn
(DNVN) - Thực trạng, tiềm năng, giải pháp chính sách và một số kiến nghị cần thiết để duy trì, phát triển ngành chế biến nông, thủy sản là chủ đề được thảo luận tại hội thảo “Chính sách nâng cao chất lượng hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng ngày 20/9, tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội thảo, bà Lê Thị Bích Thu, chuyên gia của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, tốc độ tăng trưởng giá trị ngành công nghiệp chế biến nông sản thời gian qua tăng từ 5-7%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 8-10%/năm và đạt mức kỷ lục là hơn 40 tỷ USD trong năm 2018.

Dây chuyền sản xuất ngô ngọt xuất khẩu, tại Nhà máy của Công ty Vifoco. Ảnh: Vũ Hữu Sinh.
Hiện, cả nước có 7.500 cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu cùng hàng vạn cơ sở nhỏ lẻ, quy mô gia đình, hợp tác xã. Hoạt động chế biến nông, thủy sản nói chung đang sử dụng khoảng 1,6 triệu lao động, với thu nhập ổn định. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, bảo đảm an sinh, đời sống xã hội.
Song, thực tế cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là tình trạng lạc hậu của trang thiết bị chuyên dùng, vì chủ yếu là thiết bị cũ hoặc chỉ đạt cấp độ trung bình của khu vực. Tỉ lệ và tần suất được nâng cấp về công nghệ cũng chỉ bằng 30-50% so với yêu cầu hoặc so với mức độ của các nước khác.
Trong khi đó, hoạt động chế biến thủy sản tuy có bước tăng trưởng mạnh, có thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng cũng đối diện một số thách thức, bất lợi gồm: Chất lượng không đồng đều, chưa bảo đảm yêu cầu an toàn thực phẩm và tiêu chí vệ sinh theo yêu cầu của nhà nhập khẩu...
Ngoài ra, tình trạng manh mún, thiếu vốn, hạn chế về trình độ quản trị doanh nghiệp và tính liên kết lỏng lẻo vẫn là những yếu tố bất cập, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này. Nhìn chung, giá trị gia tăng của ngành chế biến còn thấp, chậm được cải thiện. Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất về biến đổi khí hậu, gây khó khăn cho mục tiêu tăng trưởng bền vững nói chung.
Đồng quan điểm, ông Vũ Huy Phúc, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn cho rằng: Ngành chế biến nông sản của Việt Nam còn khá nhiều hạn chế. Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến trong chuỗi giá trị, khâu chế biến chỉ sử dụng 5-10% sản lượng nông sản sản xuất ra. Việc chế biến chủ yếu là thủ công, ít nhà máy hiện đại; chưa có nhiều mô hình gắn kết giữa chế biến với vùng sản xuất.

Cơ chế chính sách chưa hấp dẫn nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản.
Các sản phẩm chế biến cũng chưa đa dạng, chủ yểu là các sản phẩm đơn giản như bún, miến, rau quả sấy khô, nước ép… Tỉ lệ chế biến cà phê, một mặt hàng mà Việt Nam là nhà sản xuất vào tốp đầu thế giới, cũng chỉ khoảng 10% và hầu hết là cà phê bột, cà phê tan. Đầu tư cho công nghiệp chế biến chưa tương xứng với tốc độ phát triển của nông nghiệp. Hệ số đổi mới thiết bị trong những năm qua mới chỉ ở mức 7%/năm (bằng 1/2 đến 1/3 mức tối thiểu của các nước khác); điều khoảng 5%, chè 5%, cá tra 10% và cao nhất là tôm, khoảng 40%. Trình độ công nghệ chế biến nhiều mặt hàng nông sản trên 90% là mức độ trung bình và lạc hậu.
Một chi tiết đáng lưu ý khác là việc sản xuất phế, phụ phẩm còn rất hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng. Ví dụ trong sản xuất lúa gạo, với sản lượng trên 40 triệu tấn lúa/ năm, sẽ có khoảng 40 triệu tấn rơm, 8 triệu tấn trấu và 4 triệu tấn cám có thể tạo ra nhiều giá trị gia tăng ngoài gạo như dầu cám, thức ăn chăn nuôi, củi trấu, giá thể nấm…
Đơn cử như trong sản xuất đường, mỗi năm phát sinh 1 triệu tấn bã mía có thể dùng làm nguyên liệu phát điện và 600.000 tấn rỉ mật có thể sản xuất nhiên liệu sinh học. Hay ngành chế biến điều mỗi năm có khoảng 400.000 tấn vỏ thô có thể chế biến ra dầu vỏ điều, song mới sử dụng được rất ít. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả hoạt động ngành này còn thấp được các đại biểu chỉ ra tại hội thảo là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Có tới 55,63% chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3 chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp.
Về lực lượng lao động, có 75% lực lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Việc thực hiện chưa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động đã làm giảm chất lượng lao động trong khu vực này. Do đó, việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cũng gặp nhiều khó khăn
Để giải quyết tình trạng này, ông Phúc nhấn mạnh: Cần tiếp tục nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm. Tăng cường năng lực nghiên cứu và dự báo thị trường; đẩy mạnh tiếp thị và đa dạng hóa thị trường; phát triển và bảo vệ vùng nguyên liệu; khai thác hợp lý và có hiệu quả; tập trung đầu tư cho thiết bị, dây chuyền sản xuất tại các cơ sở chế biến mới theo hướng hiện đại; tăng cường mối liên kết giữa khai thác và chế biến...
Ngoài ra, các ngành chức năng cần có nghiên cứu sâu, định hướng cụ thể, lâu dài đối với những mặt hàng có thế mạnh như lúa gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, thủy sản. Đồng thời, rà soát, sửa đổi chính sách về thuế giá trị gia tăng; đảm bảo công bằng trong việc đánh thuế VAT giữa hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Xây dựng khung pháp lý và có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản về đất đai, công nghệ, thị trường tiêu thụ…

Các đại gia Thái Lan sở hữu những gì tại Việt Nam
Chi hàng chục tỷ USD vào thị trường Việt, các đại gia Thái Lan đang sở hữu hàng loạt doanh nghiệp đứng đầu trong các ngành sản xuất và bán lẻ thị trường trong nước như Big C, Sabeco, Nguyễn Kim.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay

Vì sao tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030
Tin nổi bật

Cả 3 hãng xe Honda, Toyota và Ford đã không tận dụng tốt nhất cơ hội và đã đánh mất khá nhiều thị Việt Nam phần vào tay các đối thủ Vinfast, Thaco và Hyundai Thành Công.
-
Hơn 20.000 tổ chức Hoa Kỳ bị xâm nhập thông qua lỗ hổng của Microsoft
-
Doanh nghiệp tang lễ duy nhất trên sàn ghi nhận khoản doanh thu xấp xỉ 300 triệu đồng/ngày
-
Bắc Ninh: Từ 8/3 các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động trở lại
-
Chiều 7/3, ghi nhận thêm 3 ca mắc COVID-19 ở Hải Dương và Bắc Ninh
Đọc thêm
-
Việt Nam lần đầu lọt nhóm nền kinh tế có ‘Chỉ số tự do kinh tế trung bình'
Chuyển đổi số - 3 giờ trướcVới 61,7 điểm, Việt Nam đã lần đầu tiên lọt nhóm nền kinh tế có “Chỉ số tự do kinh tế ở mức trung bình”, trở thành nền kinh tế tự do đứng thứ 90/178 nền kinh tế trong bảng xếp hạng năm 2021. -
Đã xác định 41 người đi trên chuyến bay có bệnh nhân tái dương tính COVID-19
Dân sinh - 3 giờ trướcCác lực lượng chức năng TP Hải Phòng đã khẩn trương điều tra, rà soát những người trên chuyến bay VN1188 đang cư trú ở địa phương. Đến 6 giờ sáng 7/3 đã có 41 người liên hệ, khai báo y tế... -
Hà Nội bỏ giãn cách trên xe khách công cộng từ ngày 8/3
Đời sống đô thị - 5 giờ trướcBắt đầu từ sáng 8/3, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu các xe chở khách, các bến xe khách hoạt động trong địa bàn thành phố, bỏ việc giãn cách trên phương tiện vận tải hành khách công cộng. -
Hà Nội: Đề xuất mở rộng vùng phục vụ của 2 tuyến buýt sử dụng năng lượng sạch
Quy hoạch-Dự án - 5 giờ trướcSở Giao thông - Vận tải Hà Nội vừa đề xuất thành phố phương án kết nối, mở rộng vùng phục vụ, điều chỉnh dịch vụ xe buýt đối với các tuyến buýt CNG04, CNG07 sử dụng nhiên liệu sạch (khí CNG). -
Sáng mai 100 y bác sĩ, nhân viên đầu tiên tại Hà Nội tiêm vắc xin COVID-19
Đời sống đô thị - 5 giờ trướcTheo thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong ngày mai 8/3, 100 y bác sĩ, nhân viên đầu tiên tại Bệnh viện sẽ được tiêm vắc xin Covid-19.
-
AirAsia ra mắt dịch vụ taxi bay vào năm 2022
Chuyển động - 11 giờ trướcAirAsia cho biết những chiếc taxi bay mà họ hy vọng sẽ bắt đầu cung cấp vào năm tới sẽ có tới 4 chỗ ngồi và chạy bằng quadcopter. -
Công an TP.HCM tiến hành điều tra vụ 40 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
An ninh-Trật tự - 9 giờ trướcCông an TPHCM cho biết, đơn vị tiếp tục điều tra làm rõ quá trình nhập cảnh trái phép của 40 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào TPHCM trong hai ngày 5-6/3 vừa qua. -
Nữ doanh nhân Việt tự tin với kế hoạch thành lập Trung tâm promotion kinh doanh Việt-Anh
Hỗ trợ doanh nghiệp - 9 giờ trướcNắm bắt thời cơ từ Hiệp định UKVFTA, nữ doanh nhân Anh Đào -Tổng thư ký Hội người Việt tại Vương Quốc Anh, ủy viên BCH TW Hội DNTNVN tự tin và kỳ vọng về kế hoạch thành lập Trung tâm promotion kinh doanh Việt - Anh. -
Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital muốn thoái sạch vốn khỏi ACB
Chuyển động - hôm quaBa cổ đông nước ngoài có liên quan tới quỹ đầu tư Dragon Capital của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa có thông báo về việc đăng ký bán hơn 107 triệu cổ phiếu ACB với mục đích thoái vốn, dự kiến thu về gần 3.500 tỷ. -
Chuyên gia cảnh báo một số phản ứng sau khi tiêm vắc xin COVID-19 AstraZeneca
Dân sinh - hôm quaChuyên gia khuyến cáo, sau tiêm vắc xin AstraZeneca, trên 10% sẽ gặp các phản ứng sau tiêm như mệt mỏi, khó chịu, đau tại chỗ, buồn nôn, đau cơ.