
Nên coi IoT là một ngành công nghiệp
(DNVN) - Internet vạn vật (Internet of Things hay IoT) là cơ hội lớn cho Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng IoT đang gặp nhiều khó khăn như có rất ít sáng kiến vượt qua khỏi giai đoạn thí điểm, mô hình kinh doanh chưa phát triển đủ mức để duy trì hạ tầng IoT lâu dài.
Hạ tầng thuận lợi
Trong những năm qua, Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đang tích cực sử dụng IoT nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Đặc biệt ở Việt Nam, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đã quan tâm nhiều đến IoT. Bởi IoT chính là nền tảng cho cuộc cách mạng công nghệ 4.0 khi việc áp dụng các công nghệ đã len lỏi vào mọi lĩnh vực đời sống từ giao thông, nông nghiệp, năng lượng cho đến an ninh. Hàng tỉ, thậm chí hàng nghìn tỉ thiết bị đã được kết nối với nhau, mở ra cơ hội thay đổi nhiều hoạt động kinh tế.
Mới đây, tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smart IoT Việt Nam 2018 với chủ đề “Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường Internet vạn vật (IoT) của Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Về nền tảng kết nối cho IoT, chiến lược của Việt Nam đến năm 2020, về cơ bản mỗi hộ gia đình Việt Nam một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một máy smartphone và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT trước. Khi đó, Việt Nam sẽ là một trong số ít nước đảm bảo tốt cho hạ tầng kết nối IoT. Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam trong phát triển IoT là có hạ tầng viễn thông tốt, có một số doanh nghiệp viễn thông mạnh có khả năng đầu tư trước về hạ tầng phủ sóng toàn quốc.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, vệc ứng dụng IoT trong các doanh nghiệp là rất quan trọng nếu không muốn tụt hậu so với phần còn lại của thế giới. Nhưng khi công nghệ trở nên phổ biến hơn, cơ chế chính sách bắt đầu có những dấu hiệu rạn nứt, thiếu hiệu quả và cần được cải tiến bởi cách nhìn cởi mở hơn từ các nhà hoạch định chính sách.
Cần có chính sách phù hợp
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DTT cho biết: Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới thì khó khăn thách thức khi các nước bắt đầu áp dụng công nghệ mới như IoT là hiệu quả đầu tư, bởi vì hiệu quả chưa được rõ ràng nên các mô hình đầu tư chưa được hoàn toàn khả thi và nhân rộng trên thế giới. Do đó, Chính phủ cần tạo điều kiện để mở đường cho công nghệ phát triển chứ không nên chờ đợi việc xây dựng xong thể chế, tránh dẫn đến tranh chấp mà điển hình là câu chuyện của Uber, Grab thời gian qua. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như việc đào tạo nguộn nhân lực và kỹ năng cũng là việc hết sức cấp bách. Nếu công nghệ phát triển quá nhanh trong khi trình độ, kỹ năng của người sử dụng không thể đáp ứng kịp sẽ dẫn đến việc nhiều lao động mất đi việc làm và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Còn nếu kỹ năng của người sử dụng được nâng cao tuy nhiên lại không có máy móc, công nghệ hiện đại để áp dụng thì sẽ gây ra tình trạng lãng phí. Do đó để việc đầu tư thật sự tạo được hiệu quả, Chính phủ và các bộ ngành cần có những chính sách để phát triển hài hòa giữa công nghệ và kỹ năng.

Có cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, việc đầu tiên là phải có cách tiếp cận đúng trong xây dựng chính sách phát triển IoT. Cần quan niệm IoT là cuộc cách mạng về chính sách và công nghệ. Dưới góc độ quốc gia, IoT phải thúc đẩy nâng cấp mạnh mẽ các ngành sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và xây dựng xã hội thông minh. Việt Nam cần phải sớm xây dựng, triển khai Đề án phát triển kinh tế số quốc gia và các Chiến lược chuyển đổi số đối với các ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng khác trong nền kinh tế quốc dân; đồng thời cần có chính sách nâng cấp các ngành sản xuất thông qua ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin và tự động hóa, trọng tâm là trong các ngành công nghiệp chế tạo.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm có thể nhận lương hưu?
Tin cùng chuyên mục

Bức tranh toàn cảnh về 600 công ty kỳ lân toàn thế giới

Dự báo: Kinh tế châu Á tăng trưởng 6,5% vào năm 2021

Trong quý I/2021, số lượng xe điện Tesla bán ra trên toàn cầu đạt gần 185.000 chiếc

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 có thể đạt 600 tỷ USD

Sau 8 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU tăng vọt

POSCO khởi công xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện với công suất hàng năm đạt 43.000 tấn lithium
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Madam Phương là ai? Tại sao bức Chân dung Madam Phương phá kỷ lục giá cao nhất?
XÃ HỘI - 2 giờ trướcTác phẩm “Chân dung cô Phương” của họa sĩ Mai Trung Thứ đạt mức giá kỷ lục 3,1 triệu USD trong phiên đấu giá quốc tế. Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc đua tranh đẩy giá lên cao đến vậy? -
Công ty vừa bị đình chỉ vì có liên quan đến đường dây 200 triệu lít xăng giả làm ăn ra sao?
DOANH NGHIỆP - 3 giờ trướcCó 11 cửa hàng hàng kinh doanh xăng dầu, doanh thu hàng năm tăng theo cấp số nhân, nhưng Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm liên tục báo lỗ. -
Lý do hoãn xét xử vụ khách hàng kiện Sabeco bán bia 'dởm', đòi bồi thường 1 triệu USD
XÃ HỘI - 3 giờ trướcPhía nguyên đơn bất ngờ rút yêu cầu đòi bồi thường 1 triệu USD đồng thời HĐXX yêu cầu làm rõ chai bia có phải là của Sabeco hay không do đó hoãn phiên tòa xét xử. -
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
THỜI CUỘC - hôm quaSáng 19/4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. -
Hot TikToker `Anh Nông Dân` live stream chốt đơn 72 tấn cam Phủ Quỳ chỉ trong một buổi sáng
XÃ HỘI - 4 giờ trướcChỉ sau 1 tháng lập, Kênh "Anh Nông Dân" đã thu hút 850.000 lượt người theo dõi. Trong sáng 8/4, Tiktoker này đã có buổi livestream tham quan vườn cam đã giúp nông dân Quỳ Hợp tiêu thụ 72 tấn cam.
-
Bộ GTVT kiến nghị chính phủ cho Vietjet và Bamboo hưởng gói vay ưu đãi
DOANH NGHIỆP - 5 giờ trướcBộ GTVT kiến nghị chính phủ có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp hàng không trong nước bị ảnh hưởng bới COVID-19, cho các hãng hàng không vay gói 4.000 tỷ đồng Vietnam Airlines được vay. -
Bắc Kinh xây dựng hệ sinh thái công nghiệp hàng không vũ trụ thương mại
THỜI CUỘC - 6 giờ trướcCơ sở công nghiệp hàng không vũ trụ thương mại ở quận Đại Hưng sẽ tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu tên lửa thương mại, các thành phần chính, tích hợp hệ thống và ứng dụng internet vệ tinh. -
Để xảy ra ù tắc tại cửa soi chiếu an ninh Sân bay Tân Sơn Nhất: Chỉ đạo mới nhất của Cục Hàng không
XÃ HỘI - 6 giờ trướcCục Hàng không yêu cầu Sân bay Tân Sơn Nhất bổ sung lực lượng an ninh từ ga quốc tế cho ga nội địa và mở luồng làm thủ tục an ninh riêng cho người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật... -
Nguyên nhân Hà Tĩnh mong muốn `khai tử` mỏ sắt Thạch Khê sau gần 10 năm `đắp chiếu`
THỜI CUỘC - 6 giờ trướcHà Tĩnh kiến nghị Trung ương dừng hẳn mỏ sắt Thạch Khê để điều chỉnh hướng sang phát triển du lịch vì cho rằng dự án sẽ gây ra nhiều hệ lụy. -
Dự án siêu thủy điện ở Trung Quốc chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2021
THỜI CUỘC - 7 giờ trướcSiêu thủy điện Ô Đông Đức của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn lắp ráp cuối cùng và chuẩn bị hoạt động toàn bộ trước 1/7 sắp tới.