
Các nền tảng số 'Made in Vietnam' và cú huých đặc biệt của COVID-19
Xây dựng nên nền tảng số tại Việt Nam là vấn đề của doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra bài toán khó cho những nhà hoạch địch chính sách...
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, kinh tế số nói chung và kinh tế nền tảng nói riêng được cho là trụ cột của xã hội tương lai.
Năm 2020 chứng kiến nhiều biến động do đại dịch COVID-19 và nguy cơ khủng hoảng toàn cầu nhưng các nền tảng số như Amazon, eBay, Alibaba… không chỉ chống chọi tốt với bất ổn của thị trường mà còn có xu hướng phát triển nhanh và mạnh.
Một số nghiên cứu cho rằng, tổ chức kinh doanh trên các nền tảng số hoặc khởi nghiệp trên các mô hình số sẽ là giải pháp cứu nguy cho nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19. Đồng thời, cấu trúc nền kinh tế thế giới sẽ thay đổi sau đại dịch.
Báo Công Thương cho biết, tại Việt Nam, theo Báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain&Company năm 2019 cho thấy kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%) và dự kiến có thể đạt mục tiêu 43 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kinh tế nền tảng chiếm vai trò quan trọng.
Đại dịch COVID là thời điểm để các chủ thể của nền kinh tế nhận ra vai trò của kinh tế số và sự cần thiết của các nền tảng. Đây có thể là động lực để tạo nên bước ngoặt lớn cho Việt Nam hoặc sẽ là niềm nuối tiếc lớn nếu chúng ta bỏ lỡ.
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, một số nền tảng của người Việt đang manh nha hình thành, nhưng sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt vì nhiều nền tảng nước ngoài đã có chi phí cận biên gần như bằng không và đang dần xác lập hiệu ứng mạng độc quyền.
Tại Tọa đàm chính sách trực tuyến "Xây dựng các nền tảng số riêng của Việt Nam - Ý tưởng và tính khả thi" do UPGen Vietnam phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức ngày 21/4 vừa qua, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam sở hữu các nền tảng số hoạt động đa dạng lĩnh vực tương tự như trên thế giới.
Một số nền tảng có tốc độ phát triển nhanh và mạnh như Momo - dịch vụ ví điện tử tiếp cận hơn 10 triệu người dùng (năm 2018) và thành công gọi vốn trị giá trị hơn 100 triệu USD từ Warburg Pincus, đồng thời lọt top 100 công ty công nghệ tài chính lớn nhất toàn cầu.
Hay Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí tương tự như Whatssap của Facebook chứng kiến doanh thu tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2019 và lợi nhuận trước thuế tăng 1,5 lần lên mức 641 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng không ít những tên tuổi xuất hiện đình đám nhưng nhanh chóng biến mất trên thị trường như Lotus, Gapo - mạng xã hội được kỳ vọng sẽ thay thế Facebook.
Trong khi đó, Momo chiếm ưu thế hơn so với các nền tảng nước ngoài như Paypal vì hệ thống ngôn ngữ, giao diện gần gũi với người Việt, khả năng kết nối với nhiều ngân hàng nội địa thông qua hệ thống thẻ tín dụng mà phần đông người Việt sở hữu.
Tại tọa đàm, các chuyên gia đều nhất trí rằng, nền tảng số mới vẫn có khả năng thành công nếu đảm bảo được tính khác biệt.
Điển hình như Instagram, một nền tảng kết nối xã hội tương tự như Facebook, song cá biệt hóa mình bằng hình thức chia sẻ thông tin chủ yếu bằng hình ảnh hay như Tiktok thu hút tương tác qua các video độc đáo mà người sử dụng đăng lên.
Về ý tưởng để xây dựng nền tảng số riêng của Việt Nam, VEPR cho rằng, sẽ không có một mô hình chuẩn nào. Các nền tảng muốn vươn ra thế giới, trước hết nên đảm bảo sự sinh tồn tại thị trường nội địa.
Thêm vào đó, để cạnh tranh với những nền tảng đã có sẵn với đông người sử dụng, không còn cách nào khác ngoài cách tăng tính khác biệt và tính nội địa hóa.
Trao đổi trên báo Lao Động, TS Trần Mai Hiến (Bộ Công Thương) đánh giá, sự phát triển sôi động của kinh tế số tại Việt Nam hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các nền tảng thương mại điện tử có thể đưa doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đến với những thị trường lớn cả trong và ngoài nước.
Khi tham gia vào thị trường lao động trong nền kinh tế số, người lao động phải đổi mới để thích nghi vì các kỹ năng, kiến thức và các phương thức kinh doanh truyền thống trước đây cũng chuyển sang môi trường số. Việc này sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp và người lao động.
Baoquocte.vn dẫn trao đổi từ nguyên Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc thuộc VEPR TS. Phạm Sỹ Thành: "Nếu quyết tâm xây các nền tảng số "của người Việt, cho người Việt" như Lotus, Gapo giống như cách Trung Quốc đang xây dựng nền tảng số Wechat, Tik Tok bằng cách ngăn chặn sự phát triển của Facebook, Twitter tại thị trường nội địa thì chúng ta có thể mất nguồn vốn lớn đổ vào doanh nghiệp do không vượt qua được hiệu ứng mạng độc quyền, làm xáo trộn các hoạt động thương mại, sản xuất sẵn có; cưỡng chế sự tự do lựa chọn của người sử dụng nền tảng.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc chấp nhận xây dựng nền tảng số "Made in Vietnam" sẽ tạo động lực cho sự sáng tạo và Việt Nam có thể làm chủ công nghệ".
Dữ liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho thấy, với khoảng 64 triệu người sử dụng Internet và 57% dân số có tài khoản mạng xã hội, kinh tế số Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển không ngừng và hiện có tới 25% tổng số người dân tham gia mua hàng trực tuyến qua mạng xã hội.
Năm 2018, thương mại điện tử ở Việt Nam tăng trưởng 30% với tổng doanh thu bán lẻ của thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD nhưng sang năm 2020, con số này sẽ tăng vọt lên 13 - 15 tỷ USD.
Xây dựng nên nền tảng số tại Việt Nam là vấn đề của doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra bài toán khó cho những nhà hoạch địch chính sách: Khuyến khích doanh nghiệp Việt tự xây mới nền tảng hay tận dụng các nền tảng đã có sẵn của nước ngoài. Cùng với doanh nghiệp, nhà hoạch địch chính sách cần có cái nhìn xa trông rộng. Việc chấp nhận xây dựng nền tảng Việt hoàn toàn sẽ tạo động lực cho sự sáng tạo, làm chủ công nghệ.
Lệ Vỹ (T/h)
Tin liên quan

Nhu cầu lắp lưới an toàn tại chung cư tăng vọt sau vụ bé gái bị rơi từ tầng 12
Tin cùng chuyên mục

TP.HCM cần sớm tháo gỡ vướng mắc để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Trái phiếu doanh nghiệp: Phát hành riêng lẻ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn

Giá dầu thô phục hồi và tác động tới nền kinh tế Việt Nam

Tháng thứ 9 liên tiếp giá lương thực tăng trên toàn thế giới

Từ 08/3: Phải tạm nộp thuế cho hàng hóa xuất, nhập khẩu theo mã số khai báo trước

Tăng lô giao dịch chứng khoán: Giảm 40-50% tổng số lượng lệnh giao dịch?
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Nhiều sở, ngành được triệu tập tham gia phiên tòa xét xử ông Nguyễn Thành Tài
An ninh-Trật tự - 7 giờ trướcHội đồng xét xử sẽ triệu tập đại diện nhiều sở, ngành của Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa xét xử vụ án sai phạm trong hoán đổi nhà đất số 57 Cao Thắng lấy nhà đất số 185 Hai Bà Trưng. -
Bộ GTVT ủng hộ xây dựng tuyến đường song hành cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
Quy hoạch-Dự án - 18 giờ trướcBộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Hà Nam nghiên cứu xây dựng tuyến đường song hành với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình để kết nối khu vực huyện Thanh Liêm với nút giao Liêm Tuyền -
Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố tội đưa hối lộ trong vụ án nào?
An ninh-Trật tự - 11 giờ trướcCơ quan điều tra đã khởi tố Phan Văn Anh Vũ tức Vũ 'nhôm' về tội Đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật Hình sự. Hiện Vũ 'nhôm' đang thụ án 30 năm tù do liên quan hàng loạt vụ án. -
Các ngân hàng chính thức được triển khai mở tài khoản online từ hôm nay 5/3/2021
Ngân hàng - 10 giờ trướcTất cả các ngân hàng chính thức được áp dụng phương thức định danh trực tuyến (eKYC) để mở tài khoản từ xa cho khách hàng từ ngày 5/3/2021. -
Doanh nghiệp tung ra loạt chương trình ưu đãi, đón sóng mua vàng dịp 8/3
Tiêu dùng - 10 giờ trướcDịp lễ mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, nhu cầu quà tặng, quà tự thưởng phụ nữ tăng cao. Bên cạnh các món quà như hoa, thời trang… những năm gần đây trang sức vàng được nhiều người ưa chuộng làm quà tặng.
-
iPad 2022 được trang bị màn hình OLED?
Công nghệ - 10 giờ trướcApple đã sẵn sàng để tung ra một số sản phẩm mới trong năm nay, bao gồm cả MacBook và iPad mới. Hầu hết các thiết bị sắp ra mắt của táo khuyết dự kiến sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới. -
Khởi tố công ty nhập khẩu 6 tấn găng tay đã qua sử dụng
An ninh-Trật tự - 16 giờ trướcCông ty TNHH Ngọc Diệp đã làm tờ khai nhập khẩu gần 6 tấn găng tay đã qua sử dụng, thuộc danh mục hàng cấm, trị giá hàng hóa vi phạm 163,8 triệu đồng. -
Viglacera làm ăn ra sao trước khi bị đại gia Tuấn “mượt“ của Gelex “thâu tóm“?
M&A - 15 giờ trướcGelex đang là cổ đông lớn thứ hai tại Viglacera với tỷ lệ nắm giữ 26,64% cổ phần. Một công ty khác thuộc họ hàng nhà Gelex là Công ty cổ phần Thiết bị điện Gelex cũng đang nắm giữ 19,43% cổ phần tại đây. -
Những chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 3/2021
Quy định mới - hôm quaNhững điểm đáng chú ý về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới; quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; ... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2021. -
Tháng 2, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước
Thương mại toàn cầu - hôm quaKim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2021 ước đạt 20,8 tỷ USD, giảm 21,4% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,75 tỷ USD, giảm 23,9%.