Ngân hàng TMCP Quân Đội: Hành trình 27 năm định vị mục tiêu số 1 về ngân hàng số
Ngân hàng TMCP Quân Đội - MBBank
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (tên giao dịch tiếng anh là Military Commercial Joint Stock Bank), hay còn gọi tắt là Ngân hàng Quân đội, viết tắt là MBBank, là ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, một doanh nghiệp của Quân Đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
Ngân hàng MB được thành lập vào ngày 04/11/1994 chỉ với 25 cán bộ nhân viên cùng vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2020 tổng tài sản hợp nhất của MB đạt 494.982 tỉ đồng.
Các cổ đông chính của Ngân hàng Quân đội là Vietcombank, Viettel, và Tổng Công lknlnlbay Dịch vụ Việt Nam. Ngoài dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Hiện nay, Ngân hàng Quân đội đã có mạng lưới khắp cả nước với trên 200 điểm giao dịch. Ngân hàng còn có chi nhánh tại Lào và Campuchia.
Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng MBBank
Ngày 4 tháng 11 năm 1994, Ngân hàng đi vào hoạt động. với thời gian hoạt động là 50 năm. Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với 25 cán bộ nhân viên.
Năm 2000, thành lập 2 thành viên là Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (nay là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội MBAMC.
Năm 2003, MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và nhân lực.
Năm 2004, là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.
Năm 2005, MB tiến hành ký kết thỏa thuận ba bên với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) về việc thanh toán cước viễn thông của Viettel và đạt thỏa thuận hợp tác với Citibank.
Năm 2006, thành lập Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Hà Nội (HFM), nay là Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Capital). Triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin core banking T24 của Tập đoàn Temenos(Thụy Sĩ).
Năm 2008, MB tái cơ cấu tổ chức. Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức trở thành cổ đông chiến lược.
Năm 2009, Ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 247.
Năm 2010, Khai trương chi nhánh đầu tiêntại nước ngoài (Lào).
Năm 2011, Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HSX) từ ngày 1/11/2011. Khai trương thành công Chi nhánh quốc tế thứ hai tại PhnomPenh – Campuchia. Nâng cấp thành công hệ thống CoreT24 từ R5 lên R10.
Trải qua hơn 27 năm xây dựng và trưởng thành, MB ghi dấu ấn trên thị trường tài chính bằng tốc độ tăng trưởng vững vàng, mạnh mẽ, luôn nằm trong Top các ngân hàng hàng đầu Việt Nam về hiệu quả kinh doanh. MB là ngân hàng duy nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng và liên tục có lợi nhuận từ khi thành lập đến nay, kể cả trong những giai đoạn nền kinh tế cực kỳ khó khăn hay những giai đoạn thị trường quyết liệt tái cơ cấu.
Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng MB cung cấp
MB Bank ngày càng nâng cao vị thế trong ngành dịch vụ, tài chính Việt Nam. Hiện ngân hàng từng bước phát triển các hoạt động dịch vụ, sản phẩm hiện đại cho phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống vốn đã có lâu đời.
Sản phẩm tiết kiệm ngân hàng MB
Sản phẩm tiết kiệm này gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn với các gói sản phẩm như: tiết kiệm dân cư, tiết kiệm dài hạn linh hoạt, tiết kiệm lập nghiệp, tích lũy thông minh, tích lũy ngoại tệ tiết kiệm cho con,…
Sản phẩm ngân hàng số MBBank
Ngân hàng hiện cung cấp các gói sản phẩm số như: Gói sản phẩm Gia Đình Tôi Yêu, vay siêu nhanh từ thẻ tín dụng, SMS banking, App MBBank, MB BankPlus, eMB,…
Sản phẩm cho vay
Ngân hàng MB bank cung cấp sản phẩm cho vay với các gói: cho vay tiêu dùng, vay mua nhà – mua xe, cho vay để sản xuất kinh doanh,…
Các sản phẩm thẻ ngân hàng MB
Thẻ trả trước quốc tế Bankplus MasterCard
Thẻ trả trước New Plus
Thẻ tín dụng MB JCB Sakura quốc tế
Thẻ quân nhân
Thẻ ghi nợ quốc tế/ nội địa
Thẻ ghi nợ doanh nghiệp nội địa business…
Tùy thuộc nhu cầu và đối tượng khách hàng, nhân viên ngân hàng sẽ tư vấn để khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất.
Bên cạnh các sản phẩm dịch trên, MB cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác là ký quỹ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bảo hiểm.
Ngân hàng MBBank hướng tới trở thành Tập đoàn tài chính đa quốc gia
Nhất quán với phương châm hoạt động, linh hoạt bám sát diễn biến thị trường với tinh thần “Đổi mới, hiện đại, hợp tác, bền vững”, các chỉ tiêu kinh doanh của MB trong năm
Năm 2020, đại dịch COVID-19 bất ngờ xảy ra, tạo nên cuộc khủng hoảng chưa từng có cho nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu. Việt Nam đang khiến cho nhiều nước trên thế giới phải nể trọng, khi Chính phủ khống chế rất tốt sự lây lan của đại dịch và những chủ thể của nền kinh tế đã chuẩn bị từ sớm giải để vượt qua được thách thức đại dịch. Tại MB, lợi nhuận riêng ngân hàng tính đến hết ngày 31/12/2020 lợi nhuận 10.688 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước và vượt 24% kế hoạch năm nhờ tất cả lĩnh vực kinh doanh đều tăng trưởng ấn tượng.
Cụ thể năm 2020, tín dụng của MB đạt hơn 298 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm (ngân hàng riêng lẻ tăng tín dụng 18,8%). Tín dụng tăng mạnh khiến thu nhập lãi thuần của ngân hàng vượt 20.000 tỷ đồng, tăng 12,2%. Nhìn vào cơ cấu tín dụng, có thể thấy năm 2020, MB đã tăng mạnh cho vay lĩnh vực rủi ro. Cụ thể, cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản tăng trưởng tới 75,6%; cho vay chứng khoán tại MBS là 4.123 tỷ đồng, tăng 53,3%; đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lên tới hơn 24,7 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái…
Bên cạnh thu nhập lãi thuần, thu nhập từ dịch vụ của MB cũng tăng trưởng tốt. Năm 2020, MB thu về 3.575 tỷ đồng tiền lãi từ mảng dịch vụ (tăng hơn 12,2%), chủ yếu là nhờ bảo hiểm. Ngoài ra, ngân hàng cũng lãi lớn từ mảng kinh doanh ngoại hối chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh.
Năm 2020, tổng lợi nhuận trước dự phòng rủi ro của ngân hàng là 16.806 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2019. Tuy nhiên, do trích lập dự phòng tăng 25% lên 6.118 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng chỉ còn 10.688 tỷ đồng, tăng 6% so với năm trước.
Tổng tài sản của MB đến cuối anwm 2020 đạt gần 495 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Trong năm, tiền gửi khách hàng tăng 14% lên 310.960 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá tăng 94% ở mức 50.923 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2020, nợ xấu của MB giảm song số nợ xấu tuyệt đối tăng 12% lên 3.248 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 124% lên 1.384 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 134%.
Năm 2021, MB đặt mục tiêu kinh doanh khá thách thức với phương châm tăng tốc số, đột phá bán lẻ, an toàn, hiệu quả, tiếp tục duy trì top 5 ngân hàng kinh doanh tốt nhất, phấn đấu top 3 về chất lượng và hiệu quả, đồng thời dẫn đầu về số hóa. Theo đó, ngân hàng đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng khoảng 25 – 30%, tương đương đạt hơn 14.600 tỷ đồng, tổng tài sản tăng khoảng 15% lên 545 nghìn tỷ đồng, tín dụng tăng trưởng theo chỉ tiêu của NHNN giao nhưng phấn đấu ở mức cao nhất, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng hợp nhất dưới 1,3%.
MB cũng đặt mục tiêu năm 2021 chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tốc độ xử lý, hướng tới mục tiêu top đầu thị trường về tốc độ phục vụ. Năng lực bán chéo tập đoàn sẽ được đẩy tăng với mức tăng trưởng khoảng 40 – 50%.
MB xây dựng các kịch bản tăng trưởng 20% chủ yếu xuất phát từ tính toán các tác động của các yếu tố vĩ mô, tác động của đại dịch Covid vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, nên kinh tế dự báo phục hồi và tăng tốc từ quý 2/2021. Cách tiếp cận của ngân hàng cũng phù hợp với chính sách của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nước là ngân hàng cần đồng hành với doanh nghiệp, phải giảm phí, giảm lãi suất thúc đẩy hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với mục tiêu "TOP 5, phấn đấu TOP 3 các NHTM về chất lượng và hiệu quả, dẫn đầu về số" tiếp tục tầm nhìn "MB là ngân hàng thuận tiện nhất", phấn đấu mục tiêu "số 1 về nền tảng số, nằm trong TOP 3 ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam", ngân hàng cần phải đưa ra các định hướng phát triển.
Trải qua 26 năm thành lập, ngân hàng MB đã phát triển với mô hình tập đoàn gồm 6 công ty thành viên hoạt động trong 6 ngành khác nhau như chứng khoán (từ năm 2000), quản lý quỹ (từ năm 2006); bảo hiểm phi nhân thọ (từ năm 2007), quản lý nợ và khai thác tài sản ( từ năm 2002); bảo hiểm nhân thọ ( từ năm 2016); tài chính tiêu dùng ( từ năm 2017) nhằm mục đích cung cấp cho khách hàng đa dạng các sản phẩm dịch vụ tài chính, đầu tư, bảo hiểm – đáp ứng hầu hết các nhu cầu và khẩu vị rủi ro khác nhau của khách hàng.
Để khách hàng yên tâm và tin tưởng với sản phẩm dịch vụ của tập đoàn MB, không chỉ riêng MB khẳng định chất lượng, vị thế trong ngành mà MB cũng yêu cầu và các công ty thành viên của MB đều là các công ty hoạt động an toàn, hiệu quả giữ nằm trong nhóm TOP đầu các doanh nghiệp trong ngành về thị phần/ hiệu quả. Việc thiết kế các sản phẩm bán chéo với mục tiêu đầu tiên là cung cấp được trọn bộ sản phẩm dịch vụ tài chính cho khách hàng, từ đó tối ưu trải nghiệm và lợi ích của khách hàng.
Xem thêm: Tổng Giám đốc MBBank đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu
Nguyễn Dung