Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên thị trường online như thế nào cho hiệu quả?
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh được xem là nhân tố quyết định cho mọi chiến lược marketing, giúp mỗi doanh nghiệp, người kinh doanh nắm được đối thủ của họ đang làm gì để đưa ra chiến lược marketing hiệu quả nhất.
Nhận định đối thủ
Nếu bạn nhận định chính xác đối thủ của bạn là ai thì bạn mới có thể đưa ra chiến lược để đánh bại đối thủ đó. Tuy nhiên một số doanh nghiệp cho rằng việc này khá đơn giản, chỉ cần xem xem nó đang kinh doanh gì thì có thể đoán biết được, nhưng có một thực tế từ khi thương mại điện tử du nhập vào kinh doanh, thì doanh nghiệp dễ bị đối thủ chìm chơi xấu hơn là những đối thủ trước mặt.
Cụ thể chúng ta có thể nhận biết được 4 mức độ cạnh tranh về: Nhãn hiệu, ngành, công dụng và cạnh tranh chung. Cụ thể đối với marketing online thì đối thủ chính là những đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề trên mạng. Khi đó những chỉ số mà doanh nghiệp cần quan tâm đánh giá là: Website, Email, SEO, Facebook, Fanpage…
Tìm ra mục tiêu của đối thủ
Khi bạn đã định hình được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, sẽ là bước xác định mục tiêu của đối thủ. Bước này sẽ được thực hiện nhờ vào một số tiêu chí cụ thể. Là những tiêu chí cố định như việc một chủ đầu tư tham khảo tiêu chí đầu tư tại Việt Nam. Tính chất của nó sẽ hiển thị rõ để bạn có thể nhìn thấy.
Phân tích website: bước này giúp bạn biết được đối thu cung cấp những thông tin gì đến người dùng, đối tượng khách hàng họ hướng đến là ai, phong cách kinh doanh của họ là gì? Bơi website chính là gian hàng của doanh nghiệp, chứa đựng thông tin về sản phẩm, dịch vụ, góc tiếp cận.
Những chiến dịch marketing và thông điệp: hãy xem xem đối thủ của bạn dùng những phương tiện nào để tiếp cận với khách hàng online của họ. các chiến dịch marketing quảng cáo cho từng sản phẩm của doanh nghiệp đó.
Đánh giá khả năng đối thủ
Đây là bước bạn tìm kiếm những thế mạnh và hạn chế của đối thủ. Bước này được xem là quan trọng vì bạn sẽ thấy được sự tương quan giữa mình và đối thủ, họ đã thành công nhờ những gì.
Tốt nhất có thể thu thập được những thông tin liên quan đến: nhân lực, cách sử dụng nhân sự, mức tiêu thụ, doanh thu, chi phí nguyên liệu… những điều này khá khó khăn. Vì thế có thay vì đó bạn có thể tính đến sự quan tâm dành cho: thị phần, tâm trí và trái tim.
Đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp
Chiến lược cạnh tranh không đồng nghĩa với việc mọi đối thủ của bạn đều là đối tượng để bạn đối đầu, bởi có những đối thủ bạn không nên đối đầu, đối đầu hoặc hợp tác để có thể tăng khả năng trụ vững của mình trên thương trường.
Cụ thể là biết nên đối đầu ai, tránh né ai. Một doanh nghiệp trẻ lựa chọn đối đầu với một tập đoàn sừng sỏ, già dặn chưa hẳn là một phương án tốt. Hãy lựa chọn những doanh nghiệp yếu thế hơn mình hoặc tương đồng với lực của mình để cạnh tranh. Còn đối với công ty mới thành lập, non trẻ, nên hợp tác để tăng lực sinh tồn.
Tiếp theo là bước lựa chọn chiến lược kinh doanh, có rất nhiều phương án mà bạn có thể lựa chọn. Đó có thể là chiến lược cho người đứng đầu, thách thức thị trường, người theo sau… quan trọng là bạn biết lựa chọn một chiến lược phù hợp nhất với thực lực công ty bạn hiện tại.