Nhà máy đạm Ninh Bình: Cần đưa phân bón vào đối tượng được đóng thuế
(DNVN) - Trong bối cảnh khó khăn của ngành phân bón, việc đưa phân bón vào đối tượng được chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp sản xuất và quyền lợi của người nông dân trước sức ép cạnh tranh từ phân bón nhập khẩu.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp ngành hóa chất Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu sản xuất và trong công tác tiêu thụ sản phẩm, tiến độ công tác sữa chữa máy móc thiết bị. Chỉ trong quý I/2020, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tập đoàn hóa chất Việt Nam giảm mạnh và không đạt được kế hoạch đã đề ra, đặc biệt đối với nhóm ngành phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể: Giá trị sản xuất giảm 15,7%; doanh thu giảm 2,9%. Trong đó, các đơn vị thuộc Đề án 1468 của Chính phủ ước lỗ bằng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2019; lợi nhuận các đơn vị không thuộc Đề án 1468 giảm 40,7% so với năm trước.
Chia sẻ cụ thể về những khó khăn trong thời điểm này, đại diện Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình cho biết: Trong quý I/2020 thị trường hoạt động chậm do nghỉ tết Nguyên Đán và ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên giao thông vận chuyển khó khăn, các đại lý khó có phương tiện lấy hàng tại công ty. Bên cạnh đó, diện tích đất canh tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, hoa màu, cây ăn trái bị thu hẹp do ảnh hưởng của xâm nhập mặn và biến đổi thời tiết (đặc biệt ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long), giá các loại nông sản đang ở mức thấp. Dẫn đến sức mua phân bón – vật tư thiết yếu trong canh tác nông nghiệp bị giảm mạnh cả về số lượng, chủng loại sử dụng và giá cả.
Do đó, dự kiến quý I/2020 Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình lỗ khoảng 341 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống chạy tải thấp, giá bán thấp, doanh thu không đủ bù đắp các chi phí phát sinh trong kỳ.
Mặt khác, việc chính sách thuế VAT như hiện tại sẽ khiến ngành phân bón kinh doanh đi giật lùi, vì doanh nghiệp không muốn đầu tư; càng đầu tư hiện đại, giá thành càng cao, khả năng thu hồi vốn thấp, trong khi chi phí đầu tư tính vào giá thành sản phẩm, doanh nghiệp gặp khó trong cạnh tranh với phân bón nhập khẩu. Chính sách thuế GTGT hiện nay lại khiến chi phí doanh nghiệp tăng lên, nhưng nguồn thu Nhà nước lại giảm đi, không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ mới trong sản xuất, dễ dẫn tới bị lạc hậu trong thời cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, đại diện Đạm Ninh Bình kỳ vọng Bộ Tài chính sớm trình Chính phủ sớm xem xét báo cáo Quốc hội điều chỉnh thuế suất GTGT cho mặt hàng phân bón.
Trước tình hình đó, để tạo điều kiện cho các đơn vị ổn định sản xuất, vượt qua khó khăn thời trong điểm dịch bênh COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, Tập đoàn hóa chất Việt Nam mong Hiệp hội Phân bón Việt Nam sớm có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo Quốc hội xem xét, tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất phân bón trong nước sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 0-5% thay vì phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế như hiện tại.
Lý giải cho việc xin được đóng thuế, theo Tập đoàn hóa chất Việt Nam, dù doanh nghiệp không phải chịu thuế GTGT, nhưng sẽ phải chịu toàn bộ thuế đầu vào. Việc toàn bộ thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp không được khấu trừ, dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên rất nhiều, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón trong nước không những không thể đầu tư mở rộng sản xuất mà còn phát sinh thiệt hại về tài chính. Nhiều nhà máy sản xuất phân bón phải cắt giảm công suất và giảm giá sản phẩm tối đa để cạnh tranh. Tại nhiều doanh nghiệp đang xây dựng nhà xưởng, đổi mới, nâng cấp dây chuyền thiết bị, công nghệ... phân bón có giá bán bình quân tăng 8 - 9% bởi không được khấu trừ thuế GTGT với nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị...
Vì vậy, việc thay đổi này sẽ giúp cho nhiều bên có lợi: doanh nghiệp có động lực thúc đẩy sản xuất phân bón chất lượng cao, phân bón hữu cơ, giảm giá thành sản phẩm; nông dân được sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phải chăng; ngân sách nhà nước có thêm khoản thu thuế từ khối doanh nghiệp phân bón.
Trước đó, vào tháng 8/2017, Bộ Tài chính từng đưa ra định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT và dự thảo Luật sau đó đã quy định thuế suất cho sản phẩm phân bón là 5%, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được thông qua sản phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp sản xuất và quyền lợi của người nông dân trước sức ép cạnh tranh từ phân bón nhập khẩu |