Nhà Nobel kinh tế muốn Mỹ và Châu Âu đánh thuế nặng với các công ty đa quốc gia
Thiệt hại kinh tế của Covid-19 là chưa từng có, và sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu các chính phủ không can thiệp để làm "bất cứ điều gì cần thiết". Nhưng để thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng sức khỏe, câu hỏi được đặt ra là: ai sẽ thanh toán các hóa đơn?
Bất chấp mọi thứ, phản ứng của chính quyền tổng thống Biden rất rõ ràng: những công dân giàu có nhất và các tập đoàn lớn phải trả một khoản lớn hơn.
Tổng thống Mỹ đang có kế hoạch đảo ngược nhiều chính sách cắt giảm thuế dưới thời tổng thống Trump, nâng thuế suất doanh nghiệp trong nước lên từ 25-28% và đã đề xuất mức thuế hiệu dụng tối thiểu toàn cầu là 21%. Ông đang dẫn đầu cuộc chiến chống lại cuộc chạy đua xuống mức đáy trong thuế doanh nghiệp.
Người ta sẽ mong đợi ít nhất có một phản ứng mạnh mẽ từ phía Châu Âu. Tuy nhiên, ban đầu, những đề xuất của ông Biden về việc đánh thuế các công ty đa quốc gia đã nhận được phản ứng lãnh đạm từ các chính phủ EU.
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, Joseph Stiglitz cho rằng cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính G7 sắp tới là cơ hội để các nền kinh tế hàng đầu Châu Âu giáng một đòn lịch sử vào hành động "né thuế" của các công ty đa quốc gia. Ảnh: The World Economic Forum.
Điều này rất đáng thất vọng vì trong nhiều năm EU đã đi đầu trong việc thúc đẩy một hệ thống thuế toàn cầu công bằng hơn.
Châu Âu là nguồn gốc của phần lớn cuộc cải cách thay đổi năng lượng, của cái gọi là dự án BEPS (chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển dịch lợi nhuận), cố gắng giới hạn việc chuyển lợi nhuận ước định trên toàn thế giới sang các khu vực pháp lý có thuế suất thấp.
EU cũng đã dẫn đầu trong việc mở cửa các khu vực thẩm quyền tài phán bí mật, và đóng vai trò tiên phong trong các cơ quan đăng ký quyền thụ hưởng, để tiết lộ người hưởng lợi cuối cùng của các công ty bình phong.
Nhưng vẫn chưa quá muộn để các nước Châu Âu chủ động và cam kết áp dụng một mức thuế doanh nghiệp tối thiểu có hiệu lực toàn cầu đầy tham vọng. Ủy ban Độc lập Cải cách Thuế Doanh nghiệp Quốc tế, ủng hộ mức đánh thuế 25%. Đạt được ít nhất 21%, như chính quyền Biden ban đầu đề xuất để áp dụng cho lợi nhuận nước ngoài của các công ty đa quốc gia Hoa Kỳ, sẽ là một bước đi đúng hướng trong việc khiến các công ty phải trả một khoản tiền hợp lý. Nó có thể tạo ra doanh thu toàn cầu đáng kể, ít nhất bằng 240 tỷ USD được trả thiếu hàng năm, nhưng thậm chí cũng có thể lên tới 640 tỷ USD, theo nghiên cứu gần đây.
Các công ty đa quốc gia đang tiến hành một cuộc phản công. Tuy nhiên, lập luận của họ rằng thu thuế cao sẽ không khuyến khích đầu tư chỉ mang tính bề nổi. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào lợi nhuận thuần túy, sau khi đã khấu trừ lao động và vốn. Nguyên lý cơ bản của kinh tế học là các loại thuế như vậy, và đương nhiên nó không ngăn cản đầu tư.
Trong khi vẫn đặt mục tiêu thu 21%, Mỹ gần đây đã kêu gọi mức thuế tối thiểu toàn cầu ít nhất là 15% trong một động thái để thuyết phục tất cả 139 quốc gia đang đàm phán theo IF, đồng ý với một tỷ lệ như vậy. (IF là Diễn đàn hợp tác chung thực hiện các giải pháp chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận do OECD thiết lập).
IF - bao gồm các quốc gia như Ireland - cho đến nay vẫn miễn cưỡng đối mặt với thực tế rằng thế giới không còn có thể dung túng cho các thiên đường thuế. Cộng đồng quốc tế dường như đang hướng về sự đồng thuận thu 15% - cao hơn mức 12,5% mà các công ty đã thúc đẩy một năm trước, nhưng không nhiều.
Đây là lúc cần có sự lãnh đạo toàn cầu. Các bộ trưởng tài chính từ các nước G7 sẽ gặp nhau tại London vào ngày 4/6. Đó là cơ hội để các nền kinh tế hàng đầu Châu Âu giáng một đòn lịch sử vào hành động "né thuế" của các công ty đa quốc gia.
Các nước lớn ở châu Âu trước tiên phải cùng Mỹ thuyết phục các quốc gia khác đang đàm phán trong khuôn khổ OECD chấp nhận mức sàn thuết ít nhất là 15%. Điều này cần đi kèm với cam kết đóng lại các kẽ hở và điều chỉnh tăng thuế suất nếu kết quả thu thuế không tăng đáng kể.
Rủi ro có thể xảy ra là mức tối thiểu toàn cầu sẽ trở thành tiêu chuẩn toàn cầu, và một cuộc cải cách nhằm đảm bảo các công ty đa quốc gia phải trả một mức thuế hợp lý sẽ kết thúc ngược lại. Các nước đang phát triển, vốn phụ thuộc tương đối nhiều hơn vào thu nhập từ thuế doanh nghiệp như một nguồn thu của chính phủ, sẽ là một trong số những nước thua cuộc lớn. Cũng tương tự như vậy đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước phát triển, vốn vẫn đang đóng thuế địa phương đầy đủ.
Trên hết, điều cốt yếu là các quốc gia như các nước lớn Châu Âu phải đưa ra cam kết tham vọng hơn, như Mỹ đang làm, để vượt ra khỏi mức tối thiểu toàn cầu này. Mức thuế tối thiểu 21% được G7 thông qua (và thậm chí tốt hơn là G20 vào mùa hè này), kết hợp với việc các nước khác áp dụng rộng rãi mức thuế tối thiểu là 15%, sẽ đảm bảo rằng phần lớn lợi nhuận của các doanh nghiệp trên thế giới giúp mang lại nguồn thu thật sự cần thiết để chúng ta thoát khỏi đại dịch.
Các nhà lãnh đạo của G7 có thể là lực lượng thay đổi, hoặc họ có thể củng cố hiện trạng. Mỹ đã có một bước đi đúng đắn. Giờ đây, đến lượt Châu Âu phải nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình và đảm bảo những người chiến thắng từ công cuộc toàn cầu hóa đóng góp vào cuộc sống hạnh phúc của các thế hệ tương lai.
Tiệp Nguyễn