
Nhập khẩu khởi sắc, xuất siêu đạt kỷ lục mới
Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong nửa đầu tháng 1 đạt 26,05 tỷ USD, tạo sự khởi đầu rất ấn tượng trong những ngày đầu năm mới.
Theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, kim ngạch xuất khẩu cả nước trong nửa đầu tháng 1 đạt 12,9 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt 13,15 tỷ USD. Như vậy, nửa tháng đầu năm nay nước ta nhập siêu khoảng 250 triệu USD.
So với cùng kỳ năm trước, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có sự khởi sắc đáng kể ở cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.

Nửa tháng đầu năm nay nước ta nhập siêu khoảng 250 triệu USD.
Cụ thể, về xuất khẩu, so với cùng kỳ 2020, kim ngạch tăng thêm khoảng 2 tỷ USD, tương đương hơn 18,3%. Đây là sự khởi đầu rất ấn tượng so với mức tăng trưởng chỉ đạt 7% của năm ngoái.
Chỉ 15 ngày đầu năm, nước ta có tới 4 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 1 nhóm so với cùng kỳ 2020. Nhóm hàng mới đạt được con số tỷ USD là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim ngạch 1,45 tỷ USD, tăng mạnh tới 72% so với cùng kỳ 2020 (cùng kỳ đạt 843 triệu USD).
Ba nhóm hàng còn lại vẫn duy trì kim ngạch tỷ USD như thời điểm một năm trước là điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; dệt may. Trong đó, điện thoại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất đạt 2,86 tỷ USD, tăng tới gần 1,5 tỷ USD (cùng kỳ 2020 đạt 1,375 tỷ USD). Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ 2 với 1,7 tỷ USD, tăng hơn 10%; dệt may đạt gần 1,23 tỷ USD, giảm hơn 200 triệu USD.
Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng thêm so với cùng kỳ năm ngoái với con số gần 2,2 tỷ USD (tương đương tăng hơn 19%).
Chỉ 15 ngày đầu năm, cả nước có 3 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 1 nhóm so với cùng kỳ 2020. Nhóm hàng mới là điện thoại và linh kiện với 1,3 tỷ USD, tăng mạnh gần 700 triệu USD, tương đương 112%.
Hai nhóm hàng có kim ngạch tỷ USD như năm ngoái là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện dẫn đầu với kim ngạch 2,73 tỷ USD, tăng 25%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 9,5%./.

Năm 2020, xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục với 19,1 tỷ USD - cao hơn con số 10,87 tỷ USD của năm 2019.
Trước đó, cũng theo thống kê của Bộ Công thương, sau nhiều tháng lao đao vì ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID – 19, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2020 vươn lên đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng, với mức tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, ước tính năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước đạt 281,47 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 ước đạt 543,9 tỷ USD.
Trong đó, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có mức tăng khá cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 24,4%), gỗ và sản phẩm từ gỗ (tăng 15,7%), máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng (tăng 47,8%), sắt thép (tăng 23,7%), phân bón (tăng 26,6%)…
Đặc biệt, thống kê cũng cho thấy, năm 2020 có 31 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, đáng chú ý có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập nhẩu (Bộ Công thương) đánh giá, trong năm 2020, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ổn định và là năm thứ hai liên tiếp có tổng kim ngạch đạt mức trên 500 tỷ USD là kết quả đáng ghi nhận.
Đặc biệt, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh, năm 2020, xuất siêu ghi nhận mức kỷ lục với 19,1 tỷ USD - cao hơn con số 10,87 tỷ USD của năm 2019.
Ngoài ra, một trong những tín hiệu tích cực được ghi nhận trong bức tranh xuất khẩu của nước ta năm 2020 đó chính là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được cải thiện. Xuất khẩu các sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp với giá trị cao gia tăng mạnh và giảm hàm lượng xuất khẩu sản phẩm thô, giá trị thấp. Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến.
Minh chứng, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, với tỷ trọng chiếm tới trên 85% tổng kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mức 84,2% của năm 2019. Trong khi đó, xuất khẩu nhóm nông sản, thủy sản năm 2020 ước giảm 2,5%, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản giảm 35%.
Theo đánh giá của Cục Xuất nhập nhẩu, trong tình hình khó khăn, bên cạnh việc đẩy mạnh khai thác các thị trường truyền thống, doanh nghiệp Việt đã tích cực mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới từ việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực.
Nhìn vào cơ cấu thị trường xuất khẩu cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp Việt đã và đang tận dụng ngày càng tốt hơn cơ hội từ các FTA. Điển hình, xuất khẩu sang thị trường EU tiếp tục có kết quả tích cực từ khi Hiệp định EVFTA thực thi. Cả năm 2020, xuất khẩu sang thị trường EU ước đạt 34,9 tỷ USD. Đáng chú ý, sau 5 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, xuất khẩu sang thị trường EU đạt khoảng 15,38 tỷ USD, tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Ngoài ra, thống kê cho thấy, kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đến hết ngày 18/12/2020, các tổ chức được uỷ quyền đã cấp gần 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch 2,35 tỷ USD. Các mặt hàng đã được cấp C/O chủ yếu là hàng dệt may, da giày, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan, hàng điện tử....
Còn đối với thị trường các nước CPTPP, kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt. Năm 2020, xuất khẩu sang Canađa duy trì mức tăng trưởng dương, ước đạt 4,35 tỷ USD, tăng 11,9%; xuất khẩu sang Mexico đạt 3,17 tỷ USD, tăng 12,2%...
Mới đây, tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã khẳng định vai trò quan trọng của các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia đối với việc tăng trưởng xuất khẩu. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, chính nhờ Hiệp định EVFTA mà tốc độ tăng trưởng 3 tháng cuối năm tại thị trường EU đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Bên cạnh đó, với thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bộ trưởng Tuấn Anh đánh giá, chúng ta cũng đã rất linh hoạt khai thác cơ hội để mở cửa thị trường và đạt mức tăng trưởng từ 22 - 37%, tiếp tục đóng góp vào duy trì tốc độ xuất khẩu ở mức 6,5%.
Bộ trưởng Bộ Công thương cũng đề xuất 4 nhóm nội dung phát triển kinh tế. Trong đó, chú trọng khâu phát triển thị trường nước ngoài, tổ chức khai thác hiệu quả 17 FTA thông qua thực hiện các chương trình hành động Chính phủ đã ban hành.
Đồng thời, Bộ Công thương cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế chính sách, cải cách, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh triển khai Cơ chế Một cửa quốc gia nhằm tạo môi trường thuận lợi thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu thông tin thêm, Bộ Công thương sẽ tăng cường công tác xác minh xuất xứ hàng hóa; đẩy mạnh phòng chống, phát hiện, xử lý các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp, gian lận xuất xứ; theo dõi, kịp thời điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước theo đúng cam kết quốc tế.
Minh Hoa
Tin liên quan

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Khác với những năm trước, thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá rau, củ thường nhỉnh hơn trong năm thì những ngày này giá rau xanh tại các nhà vườn ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội lại rớt thảm hại, không ai mua.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Gỡ khó cho doanh nghiệp trước dịch bệnh kéo dài: Nhiều kiến nghị gửi tới Thủ tướng

WB: Nếu khủng hoảng dịch kéo dài, Việt Nam nên cân nhắc biện pháp tài chính, tiền tệ

Nhật Bản thông qua dự luật phê chuẩn RCEP và kỳ vọng cho doanh nghiệp Việt

Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN thăng hạng 'quyền lực mềm toàn cầu'

Điểm nghẽn lớn nhất của ngành cơ khí Việt là thị trường

Bitcoin tụt dốc và cảnh báo về bong bóng tiền ảo
Tin nổi bật

Rạng sáng nay (27/2) theo giờ địa phương, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ đại dịch COVID-19 qui mô lớn trị giá tới 1.900 tỷ USD bất chấp sự phản đối toàn diện của các hạ nghị sĩ đảng Cộng Hòa.
-
Anh đào Nhật Bản bung nở tại Sun World Fansipan Legend
-
Sau Tết Nguyên đán, loạt ngân hàng giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Năm 2021, giá trị thương hiệu Techcombank tăng hơn 30% lên 524 triệu USD
-
Việt Nam có thêm loại vắc xin COVID-19 ngừa được biến chủng Nam Phi, giá chưa tới 60.000 đồng/liều
Đọc thêm
-
Lấy ý kiến chuyển một số cổ phiếu niêm yết HoSE sang HNX tránh tình trạng nghẽn lệnh
Trên sàn - 7 giờ trướcSở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đang lấy ý kiến các công ty chứng khoán việc chỉnh sửa hệ thống phần mềm để chuyển một số mã chứng khoán trên HoSE sang giao dịch trên hệ thống của HNX. -
Mỗi tháng Apple lại mua thêm một công ty
Chuyển động - 6 giờ trướcTrong 6 năm qua, Apple đã mua gần 100 công ty lớn nhỏ khác nhau. Trung bình cứ 3-4 tuần họ lại đạt được một thỏa thuận. -
Ông Lê Hải Trà làm Tổng Giám đốc HOSE
Trên sàn - 23 giờ trướcÔng Lê Hải Trà vừa chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Sở GDCK Tp.HCM (HoSE), quyết định có hiệu lực từ ngày 26/2/2021. -
Xiaomi mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam?
Chuyển động - 5 giờ trướcNhà máy lắp ráp điện thoại Xiaomi sẽ được đặt ở Hải Phòng, Việt Nam. -
Gỡ khó cho doanh nghiệp trước dịch bệnh kéo dài: Nhiều kiến nghị gửi tới Thủ tướng
Sự kiện-Vấn đề - 5 giờ trướcDịch bệnh kéo dài, nhiều doanh nghiệp rơi vào khó khăn cần chính sách hỗ trợ, nhiều kiến nghị đã được gửi tới Thủ tướng Chính phủ nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp.
-
Chính thức thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nano Covax giai đoạn 2 trên 560 người
Dân sinh - hôm quaHôm nay (26/2), nhà sản xuất sẽ tiến hành tiêm thử nghiệm vắc xin COVID-19 Nano Covax trên người giai đoạn 2 ở Hà Nội và Long An. Số lượng người tham gia là 560 người. -
Tiến sĩ. Bác sĩ Lê Sĩ Trung - Người có nhiều đóng góp to lớn trong điều trị Thận Tiết niệu
Lối sống - 8 giờ trướcTiến sĩ. Bác sĩ Lê Sĩ Trung đã làm nên nhiều thành công trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đóng góp nhiều cho nền y học nước nhà. -
Thị trường xe 2021: Cuộc chiến 'căng' giữa xe lắp ráp và nhập khẩu
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaViệt Nam đã nhập khẩu hơn 11.000 ôtô nguyên chiếc kể từ đầu năm 2021. Con số này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu xe nội có đang mất vị thế? -
Sáng 27/2 không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới
Dân sinh - 11 giờ trướcSáng nay 27-2, Bộ Y tế cho biết không ghi nhận ca bệnh COVID-19 mới, đặc biệt 3 bệnh nhân nặng nhất đều có tín hiệu khả quan. -
Bitcoin tụt dốc và cảnh báo về bong bóng tiền ảo
Sự kiện-Vấn đề - 10 giờ trướcGiá Bitcoin bất ngờ quay đầu lao dốc khiến nhiều người chơi hoảng loạn, báo tháo tiền ảo. Đây là kết cục đã được cảnh báo trước.