
Nhiều mặt hàng Việt nằm trong nhóm nguy cơ gian lận xuất xứ
(DNVN) - Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết các mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu đột biến trên 25% đang nằm trong nguy cơ gian lận xuất xứ trong đó có nhôm, sắt thép và hàng loạt mặt hàng khác.
Trong bối cảnh thương mại thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, xu hướng bảo hộ thương mại ngày càng nóng lên, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại giữa các nền kinh tế lớn đã tác động không nhỏ đến Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Công Thương được đưa ra tại hội thảo "Kinh nghiệm quốc tế về ngăn chặn gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp và lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại", tính đến hết tháng 9/2019, đã có 154 vụ việc phòng vệ thương mạiđược khởi xướng điều tra bởi 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

Nhôm là một trong số nhiều mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ.
Trong đó, Hoa Kỳ là nước khởi xướng điều tra nhiều nhất với 30 vụ, chiếm 19%; thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ với 21 vụ, chiếm 14%; thứ ba là Ấn Độ 20 vụ, chiếm 13% và thứ tư là EU 14 vụ, chiếm 9%.
Đáng chú ý là, dẫn đầu trong các vụ việc phòng vệ thương mại được khởi xướng điều tra là điều tra chống bán phá giá có 87 vụ việc, chiếm 56%; tiếp đó là các vụ việc tự vệ với 33 vụ, chiếm 21%; thứ ba là các vụ việc chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với 19 vụ việc, chiếm 13% ...
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết tính đến ngày 20/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là hơn 29 tỉ USD, tăng 4,3% so với cùng kì năm 2018.
Trong đó, đáng chú ý, vốn đầu tư từ Trung Quốc, Hong Kong có xu hướng tăng đột biến. Theo đó, Trung Quốc tăng 2 lần và Hong Kong tăng gần 4 lần. Tuy nhiên, qui mô đầu tư rất nhỏ, khoảng 1 triệu USD. Do đó, ông Tuấn nhận định với số vốn thấp như vậy thì việc chuyển giao công nghệ, đầu tư sâu để thay đổi đáng kể xuất xứ hàng hóa là không thể. Chúng tôi nghi vấn điều này tiềm ẩn rủi ro liên quan đến chuyền tải bất hợp pháp. Bởi việc chuyển hướng đầu tư này là xuất phát từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để lẩn tránh thuế quan Mỹ áp lên Trung Quốc.
Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong 10 tháng đầu năm nay tăng 26,5% so với cùng kì năm ngoái và tăng 4 lần so với trung bình tốc độ tăng ở các thị trường khác. Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro gian lận xuất xứ khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Cụ thể, có một số mặt hàng có sự tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Mỹ rất mạnh ví dụ dây điện và cáp điện (252%), chất dẻo nguyên liệu (147%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (100%). Trong khi đó, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc, dây điện và dây cáp điện, gỗ và sản phẩm từ gỗ cũng tăng mạnh khoảng 42 - 53%. Việc tăng trưởng mạnh trong thời gian ngắn như vậy có nguy cơ về hành vi “chuyền tải” bất hợp pháp.

Nhiều mặt hàng Việt nằm trong nhóm nguy cơ gian lận xuất xứ.
Ồng Âu Anh Tuấn cho biết thêm, hải quan đã phát hiện nhiều vụ hàng hóa Trung Quốc lợi dụng xuất xứ Việt Nam để xuất đi nước khác. Ngoài ra, còn có thủ đoạn doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài, nhập khẩu linh kiện từ Trung Quốc về Việt Nam, lắp ráp đơn giản các cụm linh kiện để xuất sang nước thứ ba.
Phân tích kỹ hơn về vấn đề “chuyển tải” này, ông Claudio Dordi, Giám đốc Dự án Tạo thuận lợi thương mại cho biết, việc chuyển tải không phải là một hiện tượng mới đối với thương mại của Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, đã phát hiện một loạt sản phẩm xuất khẩu mượn danh Việt Nam xuất khẩu sang EU được phát hiện “chuyển tải” từ Trung Quốc qua các cuộc điều tra chống bán phá giá chính thức, như xe đạp vào năm 2000, giày mũ da 2008, bật lửa 2004, kẽm ô xít 2003..…
Dễ thấy nhất là các vụ xuất khẩu sản phẩm tháo rời sang Việt Nam, thực hiện tại đây các công đoạn lắp ráp đơn giản hoặc công đoạn “tối thiểu" không tạo ra sự chuyển đổi đáng kể.
Do đó, nếu không có sự kiểm soát hiệu quả, Việt Nam tiếp tục bị các nước nhập khẩu khởi xướng các cuộc điều tra với hàng hóa xuất khẩu và hệ lụy thu hẹp thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của các doanh nghiệp và cả ngành hàng xuất khẩu. Mặ khác, nếu tình trạng mượn xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp bị các quốc gia nhập khẩu, điển hình là Mỹ phát hiện, tăng rủi ro cho doanh nghiệp và sản phảm tuân thủ của Việt Nam sẽ bị chậm trễ khi làm thủ tục xuất khẩu tại Mỹ, tăng nguy cơ bị áp thuế cao hơn với hàng hóa xuất khẩu, kể cả của những doanh nghiệp tuân thủ tốt.
Để giải quyết thực trạng này, ông Âu Anh Tuấn cho rằng cần thiết phải phối hợp với các hiệp hội đánh giá năng lực sản xuất, xuất khẩu của từng ngành hàng, xác định các mặt hàng có lượng xuất nhập khẩu tăng đột biến, xác định doanh nghiệp có rủi ro gian lận.

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Khác với những năm trước, thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá rau, củ thường nhỉnh hơn trong năm thì những ngày này giá rau xanh tại các nhà vườn ở xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội lại rớt thảm hại, không ai mua.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất

Thông tư mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe có điểm gì đáng chú ý?
Tin nổi bật

Thêm “cú đấm” trời giáng khi dịch COVID-19 tái bùng phát, ngành du lịch, khách sạn gượng dậy tìm cách vượt khó và nỗ lực dần thích ứng phần nào với nhiều giải pháp.
-
Cạnh tranh từ Ấn Độ có thể gây sức ép lên xuất khẩu tôm Việt Nam
-
Chính thức công bố 9 nhóm đối tượng ưu tiên và miễn phí tiêm vaccine COVID-19
-
Tỷ phú Ấn Độ bị đe dọa khủng bố tại nhà riêng trước ngày trở lại ngôi giàu nhất châu Á
-
Giới chuyên gia nói về lý do đồng Bitcoin sẽ không bao giờ trở thành phương tiện thanh toán
Đọc thêm
-
Mỹ cấp phép sử dụng vaccine COVID tiêm 1 liều của Johnson&Johnson
Quốc tế - 7 giờ trướcCơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng COVID-19 chỉ cần tiêm một liều duy nhất của hãng Johnson&Johnson. -
Vì sao người dân đổ xô đi làm giấy tờ đất đai trước ngày 1/3?
Thuế - 2 ngày trướcNhững ngày qua, dù mới sau Tết, tại nhiều văn phòng đăng ký đất đai ở các tỉnh, thành phố, lượng người đến làm thủ tục tăng cao đột biến. -
Nội dung gói cứu trợ đại dịch COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD được Hạ viện Mỹ thông qua
Quốc tế - 24 giờ trướcRạng sáng nay (27/2) theo giờ địa phương, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ đại dịch COVID-19 qui mô lớn trị giá tới 1.900 tỷ USD bất chấp sự phản đối toàn diện của các hạ nghị sĩ đảng Cộng Hòa. -
Anh đào Nhật Bản bung nở tại Sun World Fansipan Legend
Khám phá - 24 giờ trướcHơn 200 gốc anh đào Nhật Bản, 100 gốc đào Himalaya cùng 200 gốc đào rừng Hoàng Liên đang bung nở rực rỡ tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, tạo nên một khung cảnh mãn nhãn, đẹp tựa chốn Phù Tang... -
Sau Tết Nguyên đán, loạt ngân hàng giảm lãi vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngân hàng - 22 giờ trướcThanh khoản dồi dào, nhiều ngân hàng thương mại đã tiếp tục giảm lãi vay dành cho khách hàng, nhất là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19.
-
Năm 2021, giá trị thương hiệu Techcombank tăng hơn 30% lên 524 triệu USD
Ngân hàng - 22 giờ trướcTechcombank có mức thăng hạng ấn tượng đến 57 bậc và lọt Top 270 Thương hiệu Ngân hàng giá trị nhất toàn cầu 2021. Qua đó, giá trị thương hiệu ngân hàng này tăng 30% lên 524 triệu USD. -
Việt Nam có thêm loại vắc xin COVID-19 ngừa được biến chủng Nam Phi, giá chưa tới 60.000 đồng/liều
Dân sinh - 23 giờ trướcVắc xin ngừa COVID-19 COVIVAC của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) có kết quả thử nghiệm tiền lâm sàng khả quan tại Ấn Độ, Mỹ và Việt Nam. Vắc xin được cho là hiệu quả với biến thể Anh và Nam Phi. -
Lấy ý kiến chuyển một số cổ phiếu niêm yết HoSE sang HNX tránh tình trạng nghẽn lệnh
Trên sàn - hôm quaSở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đang lấy ý kiến các công ty chứng khoán việc chỉnh sửa hệ thống phần mềm để chuyển một số mã chứng khoán trên HoSE sang giao dịch trên hệ thống của HNX. -
Mỗi tháng Apple lại mua thêm một công ty
Chuyển động - hôm quaTrong 6 năm qua, Apple đã mua gần 100 công ty lớn nhỏ khác nhau. Trung bình cứ 3-4 tuần họ lại đạt được một thỏa thuận. -
Ông Lê Hải Trà làm Tổng Giám đốc HOSE
Trên sàn - 2 ngày trướcÔng Lê Hải Trà vừa chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Sở GDCK Tp.HCM (HoSE), quyết định có hiệu lực từ ngày 26/2/2021.