Nhiều thương hiệu lớn thúc giục ông Joe Biden tăng tốc viện trợ vaccine cho Việt Nam
Nội dung bức thư cho biết Việt Nam là một đối tác kinh tế và chuỗi cung ứng quan trọng của Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam đang nhà cung cấp hàng may mặc, giày dép lớn thứ hai cho thị trường Mỹ đang trải qua một đợt bùng phát dịch nghiêm trọng.
Nước ta cũng đóng vai trò trong kết nối giữa những ngành sản xuất, cung ứng với các ngành sản xuất hàng hóa có liên quan sử dụng 3 triệu lao động tại Hoa Kỳ phụ thuộc trực tiếp và rất lớn vào "sức khỏe" của ngành công nghiệp Việt Nam, từ đó thấy được tính chính liên thông từ chuỗi giá trị.
Do các CEO của nhiều thương hiệu lớn đều có chung nhận định những ảnh hưởng đang tác động trực tiếp đến nguy cơ phá vỡ chuỗi cung ứng ở những lĩnh vực, ngành hàng có liên quan đến thị trường và doanh nghiệp Mỹ sẽ giảm đáng kể nếu Mỹ trợ giúp khôi phục nhanh chóng các ngành sản xuất công nghiệp trọng yếu của Việt Nam, thông qua chương trình cung cấp vaccine.
Được biết, các nhãn hàng này đều là thành viên của Hiệp hội May mặc và giày dép Hoa Kỳ (AAFA). Hiệp hội gồm 1000 thành viên là các nhãn hàng, doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dệt may, giày dép của Hoa Kỳ.
Đây không phải là lần đầu tiên AAFA gửi thư thúc giục kêu gọi chính quyền Mỹ tiến hành việc này. Trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Vitas và Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam (Lefaso), hôm 09/06/2021, Hiệp hội May mặc và giày dép Hoa Kỳ đã gửi bức thư thứ nhất tới Tổng thống Biden với mong muốn trợ giúp vaccine tới các quốc gia đối tác chính trong chuỗi cung ứng dệt may và giày dép của Mỹ đang chịu tác động xấu của đại dịch, trong đó có Việt Nam.
Đến cuối tháng 7, AAFA với tư cách là đại diện cho 1.000 doanh nghiệp đã gửi thư đề nghị Nhà trắng triển khai trợ giúp vấn đề vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam và nhấn mạnh vai trò của nước ta trong chuỗi cung ứng hàng hóa với Hoa Kỳ.
Hôm 10/8/2021, tại buổi họp giữa Vitas và Lefaso cùng hơn 60 CEO của các nhãn hàng Hoa Kỳ về vấn đề vaccine và trở lại sản xuất trong các nhà máy thì các nhãn hàng rất lo lắng về nguy cơ đơn hàng và chuỗi cung ứng bị đứt gãy trong các tháng cuối năm khi mà vaccine chưa về kịp. Việc giãn cách gây ảnh hưởng trầm trọng tới việc bình thường hóa sản xuất trong khi phương pháp 3 tại chỗ hiện được đánh giá là không thả thi với những doanh nghiệp có lượng lớn công nhân.
Hiệp hội dệt may Việt Nam đề nghị các nhãn hàng vào cuộc cùng doanh nghiệp, giải quyết các đơn hàng trước mắt và chia sẻ kinh nghiệm kinh nghiệm về tăng năng suất lao động trong các nhà máy trong bối cảnh phải cắt giảm lao động.
Tinh đến thời điểm hiện tại, Việt Nam nhận được khoảng 19 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại, được cấp từ ba nguồn chính gồm hợp đồng của VNVC, Cơ chế Covax và viện trợ giữa chính phủ các nước. Trong đó, 11,5 triệu liều AstraZeneca, 12.000 liều Sputnik V, 746.000 liều Pfizer, hơn 5 triệu liều Moderna, 1,5 triệu liều Sinopharm.
Nước ta cũng đang đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước để hạn chế phụ thuộc vào nước ngoài.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, các loại vaccine đang được nghiên cứu, phát triển trong nước gồm: vaccine Nanocovax của Công ty Nanogen; vaccine Covivac của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế.
Việc chuyển giao công nghệ vaccine từ nước ngoài để sản xuất trong nước gồm: vaccine ARCT-154 của Hoa Kỳ do Vingroup thực hiện; vaccine của Công ty Shionogi (Nhật) do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Vabiotech triển khai; vaccine Sputnik-V (Nga) do Vabiotech và Công ty DS-Bio triển khai.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nhận định rằng: Nếu mọi việc suôn sẻ thì trong tháng 9 này, chúng ta có thể có vaccine sản xuất trong nước.
Về tiến độ tiêm chủng, chiến dịch trên địa bàn khắp cả nước đã ghi nhận 12,5 triệu liều vaccine phòng Covid-19 đã được sử dụng, trong đó tiêm một mũi là 11,2 triệu người, tiêm mũi 2 là 1,3 triệu người.
H.S