
Nhớ Thủ tướng Phan Văn Khải - Người đặt nền móng hội nhập và phát huy vai trò kinh tế tư nhân
(DNVN) - Dấu ấn quan trọng mà nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam trong gần 2 nhiệm kỳ làm Thủ tướng (1997-2006) là: Đưa nền kinh tế nước nhà vượt qua khó khăn, phát triển tư duy hội nhập, mở cửa thị trường, phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, vai trò của doanh nghiệp.

Ông Phan Văn Khải được bầu làm Thủ tướng tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 10 vào tháng 9/1997, thời điểm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của khu vực châu Á.
Là một Thủ tướng vừa có quá trình chiến đấu nhưng được đào tạo bài bản về kinh tế tại Liên bang Xô viết, trải qua nhiều cương vị tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế của Trung ương Cục nên ông có một tầm nhìn kinh tế chiến lược.
Dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, lần đầu tiên trong thiết chế Chính phủ của Việt Nam hình thành một Ban nghiên cứu giúp việc cho Thủ tướng. Điều này đã giúp cho ông Phan Văn Khải có được những tham mưu, phản biện độc lập và hiệu quả trong quá trình hoạch định chính sách, đưa kinh tế đất nước vượt qua khó khăn.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên của Ban nghiên cứu giúp việc cho Thủ tướng Phan Văn Khải kể lại: Các thành viên thuộc Ban nghiên cứu đều có tài sản rất lớn là chế độ “5 không”: Không biên chế, không lương, không chức vụ, không có cấp trên cấp dưới và quan trọng nhất là không bị ràng buộc, hạn chế gì khi góp ý kiến với Thủ tướng. Do không nắm quyền lực, không vướng bận về địa vị, quyền lợi, không lo “giữ ghế” nên các thành viên trong tổ chức tư vấn làm việc với tinh thần khách quan, thực sự cầu thị, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, cởi mở, thẳng thắn khi thảo luận với nhau cũng như khi báo cáo, kiến nghị với Thủ tướng.
Trong gần 9 năm giữ cương vị Thủ tướng, ông Phan Văn Khải đã dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam vượt qua khủng hoảng, đạt tăng trưởng GDP trung bình 7%.
Tư duy đột phá đưa kinh tế Việt Nam hội nhập
Theo TS. Trần Du Lịch, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, di sản của Thủ tướng Phan Văn Khải để lại chính là "đi trước một bước" tư tưởng về thị trường và hội nhập: "Cố Thủ tướng là người kiên trì với tư duy Việt Nam muốn phát triển phải đi vào thị trường và đi vào hội nhập".

Theo báo cáo của VCCI, tổng giá trị các hợp đồng mà doanh nghiệp các bên đã ký kết thông qua 2 chuyến thăm đạt hơn 1,4 tỷ USD, thu hút vốn viện trợ đầu tư phát triển vào Việt Nam; tạo ra mối quan tâm cao đối với dư luận chung và dư luận tại Mỹ, Canada về Việt Nam; tăng cường các quan hệ hợp tác về nhân đạo, y tế, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, an ninh quốc phòng.
Đáng chú ý, lần đầu tiên một vị Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất đi thăm Mỹ và chuyến đi có ý nghĩa lịch sử này được đánh giá là thành công tốt đẹp ngoài dự kiến.
Đây cũng là lần đầu tiên, thông qua chuyến thăm, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại với quy mô đông đảo, đa dạng nhất cùng các mối liên kết hợp tác làm ăn với doanh nghiệp các nước, mở ra triển vọng trao đổi mậu dịch và đầu tư vào Việt Nam tăng cao.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Peter Peterson trong một cuộc phỏng vấn về sự kiện Thủ tướng Phan Văn Khải thăm hữu nghị chính thức nước Mỹ, đánh giá chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải là cực kỳ quan trọng từ trước đến nay. Thậm chí còn quan trọng hơn cả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bill Clinton. Cựu Đại sứ Mỹ cho rằng chỉ có người lãnh đạo của Việt Nam mới có thể giúp dân Mỹ hiểu về Việt Nam.
Sau chuyến thăm, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã đề nghị các bộ ngành, giới doanh nghiệp nhanh chóng triển khai thực hiện tốt những nội dung đã ký kết; tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu; thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào VN cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Bắc Mỹ.
Luật Doanh nghiệp năm 2000 - quyết sách bước ngoặt
Trong năm 2000, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7, Thủ tướng Phan Văn Khải đã trình Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, cùng có hiệu lực từ 1/7/2006.
Sự kiện này đánh dấu chặng đường 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam có được một khung pháp luật về đầu tư cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nhờ đó, từ năm 2000 đến năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân trong nước phát triển mạnh mẽ, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt được những bước tiến dài. Đây cũng là thời điểm Việt Nam chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với những cam kết mạnh mẽ về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và tự do hóa hoạt động đầu tư. Nhiều dự án công trình lớn được khởi công xây dựng như cầu Cần Thơ, cầu Vĩnh Tuy.

Quan điểm "nuôi dưỡng sức dân" bằng việc coi trọng kinh tế tư nhân của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đến nay vẫn còn tiếng vang.
Khi đặt vấn đề giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Thủ tướng Phan Văn Khải nói rằng: “Nếu người dân đầu tư hiệu quả hơn thì tại sao chúng ta lại thu tiền về nhiều?”.
Nhà nước không làm thay thị trường, cái gì thị trường làm tốt thì Nhà nước không nên làm. Đó là quan điểm rất rõ của ông Phan Văn Khải.
Chính nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cũng là người điều hành việc thí điểm cổ phần hoá. Ông Khải là người quyết định chính thức vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước từ 1995, từ thời ông còn giữ chức Phó Thủ tướng.
Năm 2000, dưới thời Thủ tướng Phan Văn Khải, thị trường chứng khoán ra đời. Đó là một dấu ấn rất lớn, ông Khải quyết tâm xây dựng dù thời điểm đó còn rất nhiều khó khăn.
Sự đột phá trên, đặc biệt là những đột phá liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân của ông Phan Văn Khải đã làm chỗ dựa cho việc đàm phán để kết thúc Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và Việt Nam gia nhập WTO năm 2006.
TS. Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định: Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã đặt nền móng cho cuộc cải cách giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước, bộ ngành vào nền kinh tế, từng bước hình thành nền kinh tế thị trường, mở rộng quyền tự do cho các doanh nghiệp.
"Lịch sử kinh tế Việt Nam phải ghi công ông Khải như một Thủ tướng có nhiều ý tưởng, công lao cải cách, hội nhập. Một người kế thừa, xây dựng nên nền móng kinh tế vững chắc để Việt Nam có thể hội nhập, phát triển với kinh tế khu vực và quốc tế sau này".

Truyền hình Doanh nhân: Bitcoin trượt giá, Elon Musk bay 15 tỷ USD trong 1 đêm
Tin cùng chuyên mục

Mỹ cam kết cứng rắn với Trung Quốc về Thương Mại

Trung Quốc thông báo kế hoạch tập trận kéo dài 1 tháng trên biển Đông

Vaccine Johnson & Johnson ngừa COVID-19 phù hợp với những người dị ứng Pfizer và Moderna

Chính quyền Biden từ chối khả năng chia sẻ vaccine COVID-19 với Mexico

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị phạt 3 năm tù nhưng gồm 2 năm án treo

Iran yêu cầu Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trước khi đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân
Tin nổi bật

-
Vietcombank năm 2020: Khẳng định Thương hiệu, uy tín và vị thế ngân hàng số 1 Việt Nam
-
Đề nghị truy tố nam tiếp viên hàng không làm lây nhiễm COVID-19 ở TP.HCM gây thiệt hại hơn 4 tỷ đồng
-
Giá Bitcoin tiếp tục lao dốc, giảm gần 6%
-
Đà Nẵng duyệt danh mục 57 dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2020 - 2025
Đọc thêm
-
Việt Nam xuất siêu 500 triệu USD trong tháng 2
Thương mại toàn cầu - 7 giờ trướcĐây là số liệu mới nhất do Tổng cục Hải quan công bố. Ở thông tin cập nhật trước đó, Tổng cục Thống kê cho biết Việt Nam thâm hụt thương mại 800 triệu USD trong tháng. -
Hiệp định UKVFTA: Ngay sau hiệu lực là bứt phá
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaUKVFTA vừa chính thức được ký kết và lập tức có hiệu lực trong ngày đầu tiên của năm 2021, cùng với đó là những bứt phá ngoạn mục trong kim ngạch thương mại Việt – Anh. -
Quảng Ninh mở lại hoạt động du lịch từ ngày 2/3, nhưng không đón khách ngoại tỉnh
Dân sinh - 4 giờ trướcSau hơn 20 người ngày không phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19 mới trong cộng đồng, Quảng Ninh đã cho phép mở cửa lại hoạt động du lịch nội tỉnh, nhưng chưa cho phép đón khách ngoại tỉnh. -
Cổ phiếu của Apple bất ngờ tăng hơn 5% lên mức giá 127,8 USD
Chứng khoán quốc tế - 4 giờ trướcCổ phiếu của Apple đóng cửa tăng 5,39% vào thứ Hai lên mức giá 127,79 USD, vượt qua NASDAQ, vốn chỉ tăng 3,01%. Đây là ngày tăng cao nhất của Apple kể từ ngày 12/10, khi cổ phiếu tăng 6,35%. -
Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị phạt 3 năm tù nhưng gồm 2 năm án treo
Quốc tế - 8 giờ trướcCựu tổng thống Pháp Sarkozy bị kết tội hối lộ và tác động đến các thẩm phán, phải nhận án 3 năm. Tuy nhiên ông có thể không phải vào tù vì án phạt gồm 2 năm tù treo.
-
Chính quyền Biden từ chối khả năng chia sẻ vaccine COVID-19 với Mexico
Quốc tế - 8 giờ trướcChính quyền Biden hôm thứ Hai đã hạ thấp triển vọng chia sẻ vaccine COVID-19 với Mexico, nói rằng họ tập trung đầu tiên vào việc bảo vệ dân số của mình chống lại đại dịch đã giết chết hơn 500.000 người Mỹ. -
Cổ phiếu xe điện có thể tăng 50% trong năm nay
Chứng khoán quốc tế - 8 giờ trướcTheo chuyên gia phân tích Wedbush Daniel Ives, Cổ phiếu xe điện có thể tăng 50% trong năm nay và thị trường xe điện không còn chỉ giành riêng cho Tesla. -
Vaccine Johnson & Johnson ngừa COVID-19 phù hợp với những người dị ứng Pfizer và Moderna
Quốc tế - 7 giờ trướcVaccine COVID-19 của Johnson & Johnson có thể được sử dụng thay thế cho mũi tiêm thứ hai của Pfizer hoặc Moderna với những người có phản ứng dị ứng trong đợt đầu tiên của một trong hai loại vaccine công ty sản xuất. -
Bình Dương được vinh danh về chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu thế giới
Sự kiện-Vấn đề - 9 giờ trướcBình Dương được vinh danh có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu thế giới. Đây là lần thứ 3 liên tiếp được Bình Dương Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF) vinh danh. -
Nhiều cơ hội cho nông sản Việt gia tăng thị phần tại Mỹ
Sự kiện-Vấn đề - 9 giờ trướcMỹ vượt qua Trung Quốc trở thành khách hàng lớn nhất của nông sản Việt Nam xuất khẩu trong hai tháng đầu năm nay. Cơ hội xuất khẩu cho nông sản Việt tới Mỹ tiếp tục gia tăng.