
Những giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện
Tại Hội nghị tổng kết năm 2020, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã có tham luận chỉ đạo “Các giải pháp triển khai Kế hoạch chuyển đổi số trong EVN đối với lĩnh vực truyền tải điện”.
Lấy con người làm trung tâm
Theo đồng chí Nguyễn Tuấn Tùng: Với mục tiêu xây dựng EVNNPT trở thành tổ chức truyền tải điện tiên tiến trên thế giới, Đảng ủy EVNNPT đã ban hành nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, trong đó đã ban hành Nghị quyết số 134-NQ/ĐU, ngày 17/6/2019 về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong lĩnh vực truyền tải điện.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng phát biểu tham luận tại Hội nghị
Thực hiện nghị quyết đề ra, cùng với chủ trương của Chính phủ, EVN về chuyển đổi số, EVNNPT đã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó tập trung giải pháp đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, xây dựng văn hóa về chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền tải điện. Với phương châm để chuyển đổi số thành công phải đặt con người làm trung tâm, chuyển đổi từ nhận thức, từ năm 2019, EVNNPT đã đẩy mạnh công tác phổ biến nhận thức về chuyển đổi số, Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhận thức về an toàn thông tin (ATTT) đến các lãnh đạo và CBCNV. Chuyển đổi nhận thức để hình thành văn hóa chấp nhận cái mới; đồng thời để thống nhất nhận thức về chủ trương, chính sách, sự cần thiết, hiện trạng, kết quả bước đầu và mục tiêu lâu dài của chuyển đổi số trong EVNNPT.
Về nâng cao nhận thức, EVNNPT thực hiện tổ chức các khóa đào tạo về nhận thức, chiến lược, quản trị chuyển đổi số cho cán bộ quản lý EVNNPT và đơn vị; quan điểm định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của EVN, EVNNPT về chuyển đổi số; các thói quen văn hóa thúc đẩy chuyển đổi số. Thực hiện đào tạo qua eLearning kết hợp cuộc thi online để phổ biến nhận thức về chuyển đổi số, an toàn thông tin đến toàn bộ CBCNV.
“Chuyển đổi số tại EVNNPT là thực hiện đồng thời chuyển đổi về nhận thức, nhân lực số, quy trình nghiệp vụ số và ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Để tạo điều kiện cho chuyển đổi số, EVNNPT đã từng bước rà soát và hiệu chỉnh quy trình nghiệp vụ để cho phép tin học hóa, giảm báo cáo và hồ sơ giấy. Ban hành chính sách thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong truyền tải điện”, đồng chí Nguyễn Tuấn Tùng cho biết.
Trong năm 2020, EVNNPT đã nhận được gói hỗ trợ kỹ thuật do USTDA tài trợ dự kiến triển khai trong năm 2021 để thực hiện khảo sát, đánh giá, quy trình nghiệp vụ, thông tin dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật, các công nghệ kỹ thuật số trong lĩnh vực truyền tải điện tiến đến xây dựng lộ trình chuyển đổi số, đề xuất hiệu chỉnh các quy trình nội bộ nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong giai đoạn 2021-2025.
Đặc biệt, với quan điểm con người là trung tâm, EVNNPT đẩy mạnh công tác xây dựng nhân lực chuyển đổi số thông qua đào tạo, huấn luyện về kỹ năng ứng dụng CNTT cho CBCNV song song với kỹ năng đảm bảo ATTT cho cán bộ CNTT.
Để đạt được điều này, năm 2020 EVNNPT đã hoàn thành xây dựng khung năng lực CNTT trong kỷ nguyên số và trong năm 2021 sẽ tiến hành đào tạo và đánh giá (qua hệ thống eLearning) chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản Quy định tại khoản 1, điều 2, Thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cho CBCNV; đánh giá, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kỹ năng cho cán bộ trong vị trí chức danh về CNTT đáp ứng tiêu chuẩn kỹ năng CNTT và nâng cao năng lực chuyên môn về ATTT cho cán bộ chuyên trách CNTT (năm 2020 hoàn thành đào tạo kỹ năng ứng cứu sự cố, năm 2021 hoàn thành đào tạo kỹ năng đánh giá an toàn hệ thống thông tin).

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV EVNNPT Nguyễn Tuấn Tùng phát biểu tham luận tại Hội nghị
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý vận hành và đầu tư xây dựng
Đồng chí Nguyễn Tuấn Tùng cho biết thêm: Trong năm 2020, EVNNPT đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong đó ưu tiêu ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động quản lý kỹ thuật. Trong thời gian qua EVNNPT đã đăng ký nhiều đề tài sáng tạo về ứng dụng công nghệ kỹ thuật số như giám sát đường dây bằng thiết bị không người lái, quản lý công tác kiểm tra đường dây trong đó có ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phân tích hình ảnh, ứng dụng máy học và hệ chuyên gia trong xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu tri thức, sử dụng robot giám sát ghi thông số vận hành TBA.
Mặt khác, để chuẩn bị cho các bài toán phân tích, trợ giúp quyết định, hướng đến một lưới điện thông minh hơn, EVNNPT đã đẩy mạnh công tác chuẩn hóa dữ liệu truyền tải điện, xây dựng chuẩn dữ liệu tham chiếu truyền tải điện dựa trên mô hình CIM (IEC-61968, IEC-61970), đẩy mạnh công tác nhập dữ liệu lên PMIS/MDMS, số hóa hồ sơ kỹ thuật và xây dựng thư viện điện tử định hướng thiết bị là trung tâm, xây dựng ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Quản lý tập trung dữ liệu tại Kho dữ liệu dùng chung dựa trên mô hình CIM.
EVNNPT đẩy mạnh số hóa quy trình nghiệp vụ quản lý công tác kiểm tra đường dây, kiểm tra TBA, thí nghiệm. Xây dựng ứng dụng tính toán chỉ số sức khỏe của thiết bị. Tích hợp dữ liệu đánh giá chỉ số sức khỏe với các ứng dụng lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng.
Song song với đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý kỹ thuật, EVNNPT cũng tiến hành chuyển đổi số trong công tác quản lý tài sản, quản trị doanh nghiệp, an toàn, bảo vệ lưới điện, quản lý nguồn nhân lực… Việc quản lý tài sản đặc biệt là quản lý vật tư, thiết bị sẽ được tập trung triển khai trong năm 2021. Tất cả các vật tư sẽ được số hóa, theo dõi trên phần mềm để khai thác, sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Trong công việc điều hành, giải pháp về văn phòng số sẽ được nghiên cứu triển khai trong năm 2021 nhằm triển khai linh hoạt các cuộc họp tại bất kì đâu, hỗ trợ tối đa lãnh đạo trong chỉ đạo điều hành ứng dụng các công nghệ như tự động chuyển giọng nói thành văn bản.

Thiết bị “Rồng lửa 2” do PTC2 sáng chế, sử dụng để đốt các vật thể lạ trên lưới truyền tải điện mà không phải cắt điện.
Kế hoạch giai đoạn 2021-2022 của EVNNPT là hoàn thành việc số hóa hồ sơ và tin học hóa các nghiệp vụ quản lý an toàn; bảo vệ đường dây/TBA/phương án an ninh trận tự; đẩy mạnh công tác nhập dữ liệu lên các hệ thống thông tin quản lý (IMIS, ERP, HRMS,…); bổ sung thêm các tính năng quản lý lao động, quản lý chuyển gia cho phần mềm HRMS.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường, thực tế ảo trong đào tạo huấn luyện; Công nghệ thị giác máy tính trong việc hỗ trợ theo dõi ra/vào TBA/phòng điều khiển TBA/B0x theo ca/kíp công tác tại các PTC.
Để đảm bảo chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả, EVNNPT cũng triển khai giải pháp xây dựng nền tảng số trong đó đẩy mạnh việc chuẩn hóa kiến trúc trong toàn EVNNPT. Năm 2021, EVNNPT sẽ xây dựng khung kiến trúc doanh nghiệp EVNNPT và các mô hình tham chiếu (mô hình ứng dụng, cơ sở dữ liệu để kết nối các hệ thống với nhau). Hoàn thành xây dựng chuẩn cơ sở dữ liệu hệ thống truyền tải điện và kho dữ liệu dựa trên mô hình CIM.
Nâng cấp băng thông mạng WAN lõi EVNNPT đạt băng thông tối thiểu 100Mbps. Nâng cấp mạng WAN các PTC đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số về hiệu năng và bảo mật. Hoàn thành hệ thống giám sát ATTT EVNNPT, kết nối chia sẻ sự kiện ATTT với trung tâm giám sát ATTT của EVN. Triển khai mô hình 4 lớp đảm bảo an toàn thông tin bao gồm: lực lượng tại chỗ; giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp; kiểm tra, đánh giá độc lập; kết nối, chia sẻ thông tin.
P.V

Lý do CEO Vietjet được trao tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của Vietjet vừa được nhận huân chương Bắc đẩu bội tinh, huân chương cao quý nhất của Cộng hoà Pháp. Bà Phương Thảo là nữ doanh nhân Việt đầu tiên nhận được danh hiệu cao quý này.

Thí điểm xe đạp công cộng ở TP.HCM với giá 10.000 đồng/giờ

Bản tin kinh tế ngày 14/04/2021: Công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc gây lo ngại

Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể lên hơn 30 tỷ USD

Bản tin Kinh tế 12/04/2021: Bị phạt đến 12 triệu đồng nếu ô tô kinh doanh vận tải không camera
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội được đào tạo về nhận thức chuyển đổi số cho 100% cán bộ, nhân viên

Từ ngày mai (31/3): 100% thẻ ATM phát hành mới cho người dân sẽ được gắn chip

Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về ICT trong thập kỷ 2021 – 2030

Mobile Money và cuộc cách mạng thanh toán không dùng tiền mặt ở các nước

Viettel triển khai chuyển đổi số trong hệ thống nhà trường quân đội

Vốn hóa Bitcoin 1 lần nữa vượt mốc 1.000 tỷ USD sau khi giá trị tăng mạnh
Tin nổi bật

Công ty Cổ phần Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup vừa đề xuất tỉnh Hà Tĩnh cho khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện kết hợp cảng biển rộng 2.000 ha tại Vũng Áng.
-
Sau thời gian mất tích bí ấn, Jack Ma đột nhiên tái xuất cùng với Tổng thống Putin
-
Chỉ cần nắm rõ nguyên tắc này của Warren Buffett, một người mù chữ cũng có thể giàu có
-
Xét xử vụ Gang thép Thái Nguyên: Căn cứ nào đề nghị đổi tội danh cho 3 bị cáo
-
Mỹ tiến hành bước đi đầu tiên cho việc rút quân khỏi Afghanistan
Đọc thêm
-
Reuters: Bamboo Airways kỳ vọng huy động 200 triệu USD qua IPO tại Mỹ
DOANH NGHIỆP - hôm quaTrả lời phỏng vấn Reuters chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết tiết lộ, hãng hàng không này có kế hoạch huy động tới 200 triệu USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ. -
Tài xế Grab tá hỏa đem hơn 1.000 viên ma túy tổng hợp bị 'bom hàng' tới trình báo công an
XÃ HỘI - 4 giờ trướcSau khi nhận đơn hàng, tài xế Grab không liên lạc được với cả người nhận và người gửi. Khi kiểm tra bên trong chứa số lượng lớn ma túy tổng hợp, tài xế đã đem tới trình báo Công an quận Thanh Xuân. -
Hoàn thành 94% kế hoạch, doanh thu thuần của Tập đoàn Hoa Sen ước tính đạt 4.522 tỷ đồng
TÀI CHÍNH - hôm quaPhía Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cho biết lượng tiêu thụ trong tháng 3/2021 ước đạt 214.036 tấn. Doanh thu thuần ước tính đạt 4.522 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 501 tỷ đồng. -
Công ty C.P. Việt Nam: “Ngai vàng” uy tín của ngành chăn nuôi
DOANH NGHIỆP - 7 giờ trướcNăm 2020 vừa qua, công ty C.P Việt Nam - ông hoàng của ngành chăn nuôi, khẳng định vị thế là một trong những công ty dẫn đầu về đạo đức trong kinh doanh trên thế giới, theo bảng xếp hạng Ethisphere. -
Điều kiện khó, doanh nghiệp `chê` không tham gia đấu giá hạn ngạch nhập ôtô cũ theo CPTPP
DOANH NGHIỆP - 8 giờ trướcNgày 15/4, Bộ Công thương cho biết sẽ không tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng năm 2021 theo cam kết CPTPP.
-
Giá vàng hôm nay 16/4/2021: Vàng `lội ngược dòng` tăng mạnh
TÀI CHÍNH - 8 giờ trướcGiá vàng hôm nay (16/4) bất ngờ "lội ngược dòng" tăng mạnh lên mức cao nhất sáu tuần, nhờ đồng USD và lãi suất trái phiếu Mỹ thi nhau giảm mạnh. Trong nước vàng SJC cũng tăng mạnh lên ngưỡng 55.5 triệu đồng/lượng. -
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ đầu tiên sau nhậm chức
THỜI CUỘC - hôm quaPhiên họp tập trung thảo luận về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII; giải ngân vốn đầu tư công, phòng chống dịch, công tác bầu cử đại biểu Quốc hội. -
Đinh Chí Dũng khóc xin nhận hết tội, ông 'trùm' xăng giả Trịnh Sướng bị đề nghị 12-13 năm tù
XÃ HỘI - 8 giờ trướcLuật sư đề nghị làm rõ cáo buộc Trịnh Sướng làm giả 137 triệu lít xăng và số tiền thu lợi bất chính. Ông trùm xăng giả xin nhận hết tội thay con cháu, bị đề nghị mức án 12-13 năm tù. -
Sau 8 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU tăng vọt
THỊ TRƯỜNG - hôm qua4,8 tỷ đồng là con số mà kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đạt được khi xuất khẩu sang thị trường EU - theo số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). -
Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, 210 trạm biến áp không người trực của EVNNPC được đưa vào vận hành
XÃ HỘI - 9 giờ trướcHết tháng 3/2021, theo thông tin từ phía EVNNPC các đơn vị của tổng công ty đã cải tạo và vận hành 214 trạm biến áp không người trực trong đó số lượng đã vận hành là 270 trạm.