
Những vấn đề pháp lý trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
(DNVN) - Nhằm nhận diện các tác động tới công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam để khai thác những lợi ích, đồng thời ứng phó những mặt trái mà Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) mang lại, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” vào ngày 24/6.
Phát biểu tại chương trình hội thảo, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay: Hội thảo là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ là diễn đàn để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý cộng đồng doanh nghiệp và người dân hiểu đầy đủ về những cơ hội, thách thức của cuộc CMCN 4.0 đối với việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi pháp luật.
Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng bày tỏ trăn trở trước những ý kiến cho rằng các doanh nghiệp công nghệ, cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, các chuyên gia Việt Nam hoàn toàn có thực lực và sức mạnh để cạnh tranh trong nền kinh tế mới nhưng chưa dám dấn thân sáng tạo hết mình, chưa dám chạy hết tốc độ do thiếu hành lang và những bảo đảm an toàn pháp lý cần thiết hoặc do những hạn chế, bất cập trong chính sách quản lý hoặc trong pháp luật hiện hành.


Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng ban chiến lược, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel cho rằng: Để phát triển CMCN 4.0 thì hạ tầng số đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng của pháp luật hiện hành về hạ tầng số hiện nay ở Việt Nam mới dừng ở mức độ xây dựng và ban hành một số luật, nghị định, thông tư tạo môi trường pháp lý thuận lợi, quy chuẩn cho việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng CPĐT.
Do đó, vẫn còn nhiều hạn chế bất cập như: Pháp luật về hạ tầng số thiếu khung pháp lý và các cơ chế, chính sách nền tảng để phát triển CPĐT; Thiếu một số cơ chế chính sách nền tảng để phát triển hạ tầng số tương xứng với yêu cầu của CMCN lần thứ 4; Thiếu các thiết chế và quy trình về giải quyết công việc trên nền tảng CPĐT tại các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp dịch vụ công; Đồng thời, vẫn thiếu cơ sở pháp lý về xác thực cá nhân, tổ chức, chứng thư số cho các giao dịch trên môi trường mạng, đặc biệt là cung cấp dịch vụ hành chính công, các dịch vụ do ngân hàng ủy thác, trung gian thanh toán; Thiếu các quy định pháp lý về văn thư, lưu trữ điện tử, giá trị pháp lý của văn bản điện tử trong giao dịch hành chính, thanh toán.
Từ đó, đại diện Viettel đưa ra kiến nghị: Đầu tiên Nhà nước cần thiết lập và tăng cường các thể chế, chính sách nền tảng cho CPĐT, Chính phủ số. Điều cần thiết là phải ban hành các quy định pháp luật liên quan đến chia sẻ dữ liệu và thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, xác thực điện tử, chữ ký số…
Ngoài ra, hiện một số tổ chức dịch vụ trung gian thanh toán đã bắt đầu triển khai nghiên cứu áp dụng dữ liệu lớn (big data) vào hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng dữ liệu quốc gia mới chỉ dừng lại ở một số bộ, ngành lớn mà chưa chú trọng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn phục vụ các ngành viễn thông, công nghệ thông tin, ngân hàng… Do đó cần có hành lang pháp lý quy định về việc ứng dụng về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của tất cả các ngành, lĩnh vực và kết nối thông tin với nhau nhằm khai thác một cách hiệu quả.
Cần có hành lang pháp lý về việc đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại vào hoạt động quản lý của các cơ quan hanh chính nhà nước, doanh nghiệp. Đặc biệt cần đẩy mạnh ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong xây dựng CPĐT, dữ liệu khách hàng trung gian thanh toán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 như Điện toán đám mây, Phân tích dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, các ứn dụng….

Xót xa nhìn cảnh nông dân đổ đi cả xe ô tô rau củ vì không bán được
Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất

Thông tư mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe có điểm gì đáng chú ý?
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Tổng Thống Biden thăm Texas và ban bố tính trạng thảm họa
Quốc tế - 5 giờ trướcJoe Biden thị sát nỗ lực cứu trợ ở Houston ngày 26/2, sau khi giá rét bất thường khiến nhiều người dân Texas lâm vào cảnh mất điện, mất nước. -
Chính thức Hà Nội quyết định cho học sinh trở lại trường từ 2/3
Dân sinh - 3 giờ trướcTheo đó, UBND TP.Hà Nội đồng ý cho học sinh trở lại trường hộc từ ngày 2/3/2021 (Thứ Ba). Đối với sinh viên, học viên sẽ trở lại trường học từ ngày 8/3/2021 (Thứ Hai). -
Vốn FDI đăng kí đạt mức gần 5,5 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm
Thương mại toàn cầu - 2 ngày trướcThu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục đạt kết quả tích cực, khi trong 2 tháng đầu năm, có 5,46 tỷ USD vốn đăng ký, 2,5 tỷ USD vốn thực hiện. -
Facebook đầu tư 1 tỷ USD vào báo chí truyền thông sau ồn ào ở Australia
Công nghệ - 2 ngày trướcFacebook vừa thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào ngành báo chí truyền thông trong 3 năm tới, sau những tranh cãi giữa Facebook và Australia về dự luật buộc nền tảng này và Google phải trả phí nội dung tin tức. -
Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông
Dân sinh - 2 ngày trướcPhó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa và thúc đẩy tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
-
Hải Phòng tạm dừng hoạt động một số chốt kiểm soát dịch COVID-19
Dân sinh - 17 giờ trướcTP Hải Phòng vừa ban hành văn bản số 1212/UBND-VX, về việc tạm dừng hoạt động một số Chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 liên ngành tại các cửa ngõ ra, vào thành phố. -
Sau tết đường sắt bán vé giảm giá tới 50%
Tiêu dùng - 17 giờ trướcCông ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết căn cứ tình hình đi lại của hành khách, ngành đường sắt đã tổ chức chạy các chuyến tàu cùng với chương trình giảm giá vé từ 5 đến 50%. -
Vietnam Airlines mở lại đường bay tới Vân Đồn
Dân sinh - 17 giờ trướcNhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, từ ngày 3/3/2021, Vietnam Airlines sẽ khôi phục đường bay giữa TP Hồ Chí Minh và Vân Đồn sau hơn 1 tháng đóng cửa. -
Habeco chi 650 tỷ đồng cổ tức tiền mặt sau năm lãi kỷ lục
Chuyển động - 21 giờ trướcKhông lâu sau khi công bố kết quả lợi nhuận cao nhất giai đoạn 2017-2020, Habeco đã quyết định chia cổ tức bằng tiền cho cổ đông với phần lợi nhuận năm 2018-2019, tỷ lệ 28,3%. -
Năm 2021: Dự kiến sẽ hoàn thành 3 quy hoạch quốc gia
Quy hoạch-Dự án - 3 ngày trướcTheo thông tin từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, hiện 3/63 quy hoạch tỉnh (gồm TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội và tỉnh Lâm Đồng) đang triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch, dự kiến trình phê duyệt trong năm 2021.