Ninh Bình dùng “kế sách” nào để thu hút doanh nghiệp?

09:41 | 29/09/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Nỗ lực trong cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng là những “kế sách” giúp Ninh Bình thu hút ngày càng nhiều dự án có chất lượng đầu tư vào địa bàn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

HĐND tỉnh Ninh Bình khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp thứ ba và tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thảo luận, cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng. Các cuộc họp trên, bàn về nhiệm vụ tiếp tục thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa tích cực, quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và nhân dân, chính sách thu hút đầu tư trong giai đoạn tới.

Tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư

Trong những năm qua, xác định đúng vị trí, vai trò to lớn của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Ninh  Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng. Từ đó, cộng đồng doanh nghiệp đã cùng các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Ninh Bình nỗ lực, phấn đấu đưa tỉnh Ninh Bình có bước phát triển khá nhanh và vững chắc sau 30 năm tái lập tỉnh, nhất là 5 năm giai đoạn 2015 - 2020 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.

Tỉnh Ninh Bình đã tập trung đổi mới trong tiếp cận vấn đề, phương thức làm việc và cách thức chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc, trên tinh thần dân chủ, đoàn kết, quyết tâm cao, đổi mới cách thức thu hút đầu tư, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Tỉnh Ninh Bình tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư

Với phương châm thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường, trong nhiều năm qua, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn nhà đầu tư.

Theo đó, nhiều giải pháp xúc tiến đầu tư đã được triển khai như: huy động các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp, điện, nước, viễn thông; hạ tầng các khu đô thị, khu dịch vụ thương mại, khu du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành

Hiện toàn tỉnh Ninh Bình có 5 khu công nghiệp (Khánh Phú, Khánh Cư, Phúc Sơn, Gián Khẩu, Tam Điệp 1) có tỷ lệ lấp đầy 100%. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp đa phần là các dự án có quy mô lớn. Đến nay, các khu công nghiệp đã thu hút được 113 dự án với tổng vốn đăng ký 61.474 tỷ đồng, trong đó, có 28 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký là 504,6 triệu USD. 

Cùng với đó, tỉnh Ninh bình cũng tập trung quảng bá tiềm năng, lợi thế của tỉnh về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, về các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh tập trung thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô; tổ chức hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp nhằm nắm bắt những kiến nghị, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, nguồn vốn…

Với những nỗ lực trong hoạt động xúc tiến đầu tư, trong 5 năm (2016-2020), toàn tỉnh đã thu hút được 242 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 33.822 tỷ đồng (trong đó: lĩnh vực công nghiệp: 159 dự án; lĩnh vực văn hóa, xã hội: 28 dự án; lĩnh vực nông nghiệp: 18 dự án). 

Trong tổng số dự án thu hút đầu tư, có 66 dự án có tổng vốn đầu tư nhỏ hơn 10 tỷ đồng, 71 dự án có tổng vốn đầu tư từ 10 - 50 tỷ đồng, 68 dự án có tổng vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. 79 dự án FDI trên địa bàn tỉnh với vốn đăng ký đầu tư 1.410 triệu USD, chủ yếu các nhà đầu tư đến từ các nước, vùng lãnh thổ: Hàn Quốc (38 dự án), Trung Quốc (5 dự án), Đài Loan 15 dự án), Hồng Kông (4 dự án), Thái Lan (2 dự án), Nhật Bản (2 dự án), EU (7 dự án).

Ban hành nhiều cơ chế, chính sách thiết thực

Tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thiết thực để thu hút đầu tư như chính sách đất đai, ưu đãi về thuế, đào tạo lao động, cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, theo quy hoạch đã được phê duyệt, toàn tỉnh Ninh Bình 7 KCN với tổng diện tích 1.472 ha, chiếm 1,061% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Ninh Bình.

UBND tỉnh Ninh Bình cũng chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 02 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giảỉ pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020;  Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh  nghiệp, các kế hoạch thực hiện nghị quyết của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Ninh Bình về việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 

Ninh Bình về việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư

Ninh Bình xác định công tác thu hút đầu tư được ưu tiên hàng đầu song phải lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân  thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao, không thu hút đầu tư bằng mọi giá. Chính vì vậy, tỉnh đã ban hành định hướng trong thu hút đầu tư tập trung vào các ngành công nghiệp hỗ trợ. 

Đặc biệt tập trung vào các dự án áp dụng công nghệ cao thuộc lĩnh vực điện tử công nghệ Nano, laser, quang - cơ điện tử, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp, phụ tùng điện - điện tử ô tô như: Dây điện khoang động cơ, dây điện chiếu sáng,  tín hiệu, Audio, dây điện dưới sàn xe, dây điện bên trong xe, đầu DVD, màn  hình…. Đầu tư xây dựng các ngành sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại, linh  kiện, phụ tùng nhựa cho các loại ô tô như: Động cơ; hộp số; ca bin; thùng vỏ;  cao su như: săm lốp, cần gạt nước...

Đối với ngành công nghiệp chế tạo sẽ thu hút các dự án áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện với môi trường, có ứng dụng công nghệ CAD/CAM/CNC trong chế  tạo, tập trung vào một số ngành công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác như: Sản xuất thép chất lượng cao phục vụ ngành chế tạo cơ khí chính xác… 

Các sở, ngành có trách nhiệm liên quan đã tích cực phối hợp hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN, CCN để giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ khảo sát, lập quy hoạch, triển khai dự án đầu tư hạ tầng để tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Để công tác thu hút đầu tư tiếp tục đạt kết quả cao trong những năm tiếp theo tỉnh Ninh Bình đang đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm  nhìn đến năm 2050 để làm cơ sở xây dựng danh mục dự án ưu tiên kêu gọi, thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025. 

Tỉnh Ninh Bình tiếp tục công khai, minh bạch thủ tục hành chính, rà soát, đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, đất đai, môi trường... nâng cao vai trò Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào địa bàn.