Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan muốn trở thành thung lũng tiền số

12:11 | 27/08/2018 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
(DNVN) - Hầu hết các nước ở Đông Nam Á đã ngăn cấm các hoạt động giao dịch tiền số trong năm qua. Vài tháng trước, Thái Lan tiết lộ ý định đánh thuế nặng lên các nhà đầu tư và nền tảng giao dịch tiền điện tử.

Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan muốn trở thành thung lũng tiền số - ảnh 1
 Các nước Đông Nam Á đua nhau trở thành "thung lũng tiền số". Ảnh: Investing

Tuy nhiên, có thể do sự phẫn nộ của các nhà đầu tư trong nước và nỗ lực ngày càng tăng của Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản để hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan đến tiền điện tử, Thái Lan gần đây cho biết sẽ tạo ra một môi trường với các khung pháp lý thân thiện hướng tới các công ty khởi nghiệp.

Tháng trước, Ban Quản lý Khu kinh tế Cagayan (CEZA) - một khu kinh tế do chính phủ điều hành ở phía bắc Philippines, đã quyết định cấp giấy phép cho 25 sàn giao dịch tiền điện tử để cho phép các công ty khởi nghiệp tiền điện tử hoạt động với mức thuế được miễn giảm và được hưởng nhiều lợi ích.

Lito Villanueva - Chủ tịch của Fintech Alliance cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei rằng đất nước đã cố gắng tạo ra "thung lũng tiền số ở châu Á" tiếp theo thông qua việc thành lập một trung tâm blockchain trị giá 100 triệu USD.

Villanueva nói: "Với những công ty khởi nghiệp này, họ đầu tư rất lớn vào danh mục đầu tư của họ. Chắc chắn, mỗi quốc gia sẽ muốn thực hiện một hành động. Những người chơi blockchain và fintech với các quy định ‘dễ thở’ và các ưu đãi đầu tư tiềm năng chắc chắn sẽ làm cho trò chơi trở nên thú vị hơn."

Đã có một số công ty khởi nghiệp ở Philippines như Coins đã trở thành sàn phổ biến nhất ở Philippines về tiền số và tài chính. Ở đỉnh cao của nó, Coins.ph đã trở thành 1 trong 10 ứng dụng di động hàng đầu tại thị trường Philippines.

Hàn Quốc cũng đã có những nỗ lực mạnh mẽ để hợp pháp hóa lĩnh vực tiền điện tử và blockchain bằng cách soạn thảo để tạo ra tiền điện tử đầu tiên của đất nước và bộ luật cho blockchain. Trong 12 tháng tới, Chính phủ nước này cũng đã đồng ý đầu tư 4,4 tỷ USD vào các công ty công nghệ mới nổi, đặt trọng tâm vào big data (dữ liệu lớn) và blockchain.

Đặc biệt, chính quyền ở một số khu vực như Seoul, Busan, Đảo Jeju, và Sejong đã thề sẽ trở thành thủ đô blockchain của châu Á bằng cách chào đón tiền điện tử và các công ty blockchain với nhiều khoản lợi ích khác nhau.

Won Hee-ryong - thống đốc đảo Jeju, cho rằng blockchain là cơ hội quý giá để Hàn Quốc dẫn đầu trong phát triển internet toàn cầu, một lĩnh vực mà họ đã đi sau Trung Quốc và Nhật Bản trong thập kỷ qua.

Với Nhật Bản là thị trường giao dịch tiền điện tử lớn nhất- trên cả Hoa Kỳ, châu Á đã trở thành thị trường tiền điện tử và thị trường blockchain lớn nhất thế giới. Việc tăng cường các nỗ lực và sáng kiến của các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Philippines để phát triển lĩnh vực blockchain sẽ tác động tích cực đến tiền điện tử trong dài hạn. 
Theo Nhà báo và Công luận