Phong cách lãnh đạo của “thái tử” Samsung: Liệu có tiếp nối kỳ tích?

13:55 | 25/10/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Khác với phong cách lãnh đao quyết liệt của người cha Lee Kun-hee, người được cho là sẽ kế vị Samsung Lee Jae Yong có phong cách lãnh đạo đầy cởi mở, hứa hẹn một kỷ nguyên mới cho Samsung.
Từ chỗ kém xa Sony, hàng hóa liên tục nằm phủi bụi tại các siêu thị, Samsung đã trở thành ông lớn trong mảng công nghệ, có số lượng điện thoại thông minh bán ra nhiều nhất trên toàn cầu.
 

"Thái tử Samsung" là ai?

 
Lee Jae Yong sinh ngày 23 tháng 6 năm 1968 ở Seoul, Hàn Quốc. Jae-Yong bắt đầu làm việc cho Samsung vào năm 1991. Ông đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Kế hoạch chiến lược và sau đó là "Giám đốc khách hàng" - một vị trí quản lý được thiết lập riêng cho ông. Tháng 12 năm 2009, Jay Y trở thành Giám đốc điều hành của Samsung Electronics. Kể từ tháng 12 năm 2012, ông là Phó Chủ tịch của Samsung. Jay Y là một trong những cổ đông lớn của công ty con Dịch vụ tài chính của Samsung, sở hữu 11% Samsung SDS.
 
Là người thừa kế của đế chế Samsung và dự kiến sẽ kế nhiệm Lee Kun Hee vào tháng 4 năm tới, vẫn còn rất nhiều người ngờ vực về khả năng của người thừa kế. Jay Y vẫn khiến các cổ đông hoài nghi: "Liệu anh ta có thể điều hành tập đoàn chiếm đến một phần năm GDP Hàn Quốc không?".
 
Nếu như Lee Kun Hee được ví von như một vị thần thì người thừa kế của ông, Lee Jae Yong lại là một người khiêm tốn, cởi mở hơn cha mình. Bloomberg cho biết, Lee Jae Yong có thể giúp Samsung lấn sân từ địa hạt phần cứng sang phần mềm và tăng cường quan hệ ngoại giao của Samsung trong tương lai.
 
Phong cách lãnh đạo của “thái tử” Samsung: Liệu có tiếp nối kỳ tích? - ảnh 1
 
Lee Jae Yong được cho là người thừa kế tiếp theo của tập đoàn SamSung
 
Tuy nhiên, Jae Yong vẫn phải chứng tỏ được rằng mình có thể quản lý đế chế Samsung. Ông nội của Jae Yong thành lập Tập đoàn Samsung và cha Yong đã phát triển nó thành đế chế kinh doanh lớn nhất Hàn Quốc, đồng thời là một người khổng lồ công nghệ của thế giới. The Guardian cho biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul, và nhận bằng thạc sĩ tại Nhật Bản, Lee Yae Jong học tại Trường Kinh doanh Harvard trong 5 năm  trước khi gia nhập Samsung. Lee Jae Yong thành thạo ba ngôn ngữ.

Nếu như Lee Kun Hee được ví von như một vị thần thì người thừa kế của ông, Lee Jae Yong lại là một người khiêm tốn, cởi mở hơn cha mình. Bloomberg cho biết, Lee Jae Yong có thể giúp Samsung lấn sân từ địa hạt phần cứng sang phần mềm và tăng cường quan hệ ngoại giao của Samsung trong tương lai.
 

Tài năng và sự khiêm nhường của 'thái tử Samsung'

 

"Thái tử Samsung" thông thạo tiếng Anh và tiếng Nhật, có mối quan hệ khắp châu Á và phương Tây. Ryozo Yoshikawa, một kĩ sư phần mềm của Samsung, kể rằng vào thời điểm ông Jae-yong làm việc chính thức tại Samsung hồi năm 2001, ông ngồi giữa các bàn thư ký của từng công ty con. Họ giúp người thừa kế tìm hiểu mọi ngóc ngách của tập đoàn.
 
Ryozo Yoshikawa gia nhập Samsung vào năm 1994. Anh có cơ hội chứng kiến quá trình Jae-yong phát triển từ một sinh viên đại học những năm 90 thành một giám đốc điều hành trẻ. Jae-yong lần lượt nắm hàng loạt vị trí, từ giám đốc khách hàng, giám đốc điều hành cho đến Phó chủ tịch Samsung Electronics vào năm 2012, theo Bloomberg.
 
Greg Tarr, cựu chuyên gia phân tích công nghệ của Deutsche Bank AG, kể rằng ông Jae-yong từng đại diện cho Samsung để đàm phán với Steve Jobs, Tổng giám đốc Apple khi ông còn sống. Lúc Steve Jobs mất, Apple chỉ mời một giám đốc duy nhất của Samsung dự lễ tưởng niệm ông. Người đó là Jae-yong.
 
Phong cách lãnh đạo của “thái tử” Samsung: Liệu có tiếp nối kỳ tích? - ảnh 2
 
Một số người nhận xét ông Lee không có khả năng và phong thái lãnh đạo như cha mình
 
Bây giờ Jae-yong vẫn là mắt xích chủ chốt trong mối quan hệ giữa hai đế chế công nghệ hàng đầu thế giới. Phó chủ tịch Samsung có quan hệ tốt với Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, và ông Jeff Williams, Giám đốc quản lý chuỗi cung ứng và thu mua toàn cầu của Apple.
 
Giới công nghệ ở Thung lũng Silicon, nơi hàng trăm lập trình viên Samsung đang phát triển phần mềm điện thoại thông minh, cũng kính trọng Jae-yong. Greg Tarr kể rằng ông đã gặp ông Jae-yong trong một bữa tiệc năm 2002 ở Seoul. Vị chuyên gia công nghệ không nhận ra người nói chuyện với ông là Jae-yong cho đến khi họ trao đổi danh thiếp.
 
Một số người nhận xét ông Lee không có khả năng và phong thái lãnh đạo như cha mình. Tuy nhiên, nhiều nhân viên trong Samsung cho rằng sự trầm lắng, điềm đạm của "thái tử" che giấu quyết tâm vững vàng bên trong. Theo họ, chính tính cách này sẽ giúp Samsung giữ vị trí hàng đầu toàn cầu về truyền hình, chip nhớ, màn hình phẳng và điện thoại thông minh.
 
Những người từng tiếp xúc với phó chủ tịch Samsung đều nhận xét ông là người thân thiện và giản dị. Một cựu nhân viên Samsung kể rằng "thái tử" thường đi một mình, không quá chú trọng vào ăn mặc và rất nhiệt tình chào hỏi mọi người. Ông Jae-yong còn yêu cầu nhân viên không phải cúi đầu chào 90 độ tại trụ sở chính Samsung.
 
Ông Jae-yong sẽ là người chịu trách nhiệm cho các lĩnh vực kinh doanh mới của tập đoàn, bao gồm chăm sóc sức khỏe sinh học và năng lượng mặt trời, theo Reuters. Đây vốn là động lực tăng trưởng trong tương lai của Samsung dù chưa đem lại doanh thu đáng kể vào thời điểm hiện tại.
 
Những người thân thiết nhận xét chính sự nhạy bén kinh doanh của vị phó chủ tịch đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi của gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Hàn Quốc. "Ông ấy rất nhạy bén và thấu đáo. Ông Lee cũng có công lớn trong việc đưa ra những quyết định quan trọng, chẳng hạn như việc Samsung chuyển từ sử dụng LCD sang OLED", một vị giám đốc điều hành của Samsung tiết lộ.
 
Hồi tháng 9, Samsung tuyên bố Phó chủ tịch Lee Jae-yong đã "đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động kinh doanh mới và mối quan hệ với khách hàng và đối tác toàn cầu". Tập đoàn bác bỏ các báo cáo của truyền thông về những hành vi sai trái của ông Lee và nhận định điều này có thể ảnh hưởng đến "không chỉ Samsung và còn tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc". Tập đoàn cũng nhấn mạnh vai trò của ông Lee trong thỏa thuận 5G với Tập đoàn viễn thông KDDI của Nhật Bản vào năm ngoái bất chấp quan hệ song phương ngày càng xấu đi. Samsung Electronics - viên ngọc quý của Samsung - báo cáo doanh thu hàng năm vào năm 2019 tương đương 12% sản lượng kinh tế của Hàn Quốc.
 

Sam sung  khẳng định không dịch chuyển khỏi Việt Nam

 

Ngày 20-10, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae Yong đã sang thăm Việt Nam đã bày tỏ lòng cám ơn với Chính phủ VN đã tạo điều kiện cho các chuyên gia Samsung vào VN vận hành nhà máy trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. “Nếu nhà máy ở VN không hoạt động sẽ làm đứt gãy chuỗi sản xuất của Samsung trên toàn cầu” - ông Lee Jae Yong nhấn mạnh.
 
Phong cách lãnh đạo của “thái tử” Samsung: Liệu có tiếp nối kỳ tích? - ảnh 3
 
Sam sung khẳng định sẽ không rời Việt Nam
 
Rõ ràng VN đang tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Samsung, nhờ đó những chiếc điện thoại Samsung mới nhất đã xuất hiện trên toàn cầu đúng thời điểm. Hiện sản lượng điện thoại sản xuất tại VN chiếm 50% sản lượng trên toàn thế giới của đại gia này.
 
Trước chuyến đi của thái tử Samsung đã có thời điểm dấy lên những lời đồn đoán Samsung sẽ chuyển một phần nhà máy sản xuất điện thoại sang Ấn Độ. Tuy nhiên, lãnh đạo Samsung đã bác bỏ tin đồn nói trên. Thực tế Samsung đang có những động thái ngược lại khi gia tăng đầu tư vào thị trường VN. Nhiều lĩnh vực như sản xuất máy tính, tivi đã được Samsung chuyển từ Trung Quốc sang VN, ông Lee Jae Yong cũng khẳng định sẽ đưa vào vận hành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội vào cuối năm 2022, đúng như đã cam kết. Khi đó, trung tâm này có hơn 3.000 kỹ sư làm việc, trở thành cứ điểm nghiên cứu và phát triển chính của Samsung. Hiện Samsung có ba khu tổ hợp công nghệ cao tại Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM với tổng vốn đầu tư lên tới trên 17,3 tỉ USD. Các khu tổ hợp này đã biến VN trở thành cứ điểm sản xuất thiết bị di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu.
 
Đáng chú ý, sự có mặt của Samsung còn là lực kéo các nhà đầu tư khác đến VN. Chẳng hạn vào đầu tháng 10 vừa qua, hai công ty là KMW và Ace Technologies, đại gia sản xuất các thiết bị viễn thông hàng đầu của Hàn Quốc, đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về VN. Một phần họ cũng là nhà cung ứng cho Samsung VN, mặt khác VN hấp dẫn do có chi phí nhân công giá rẻ hơn Trung Quốc.
 
Nguyễn Dung(t/h)