
Phương thức kinh doanh mới ‘xâm lấn’, DN và cơ quan chủ quản thích ứng đến đâu?
(DNVN) - Phương thức kinh doanh mới trong thời đại công nghiệp 4.0 “xâm lấn”, một bộ phận doanh nghiệp phản ứng mạnh, một bộ phận tiếp nhận nhẹ nhàng, còn cơ quan chủ quản loay hoay tìm cơ chế thích ứng. Đó là chia sẻ của ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI tại Hội thảo Điểm lại pháp luật kinh doanh 2018 vừa diễn ra.

“Đợt sóng” tranh luận từ nhiều bên
Theo ông Đậu Anh Tuấn, nền kinh tế của chúng ta đang có các cuộc “xâm lấn” của các phương thức kinh doanh mới dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ. Điều này tác động mạnh mẽ đến thị trường cạnh tranh và tạo ra những “đợt sóng” tranh luận rất lớn từ nhiều bên (các doanh nghiệp, nhà quản lý, các chuyên gia) về cơ chế quản lý đối với những phương thức kinh doanh này.
Điển hình cho sự “xâm lấn” này là câu chuyện của hoạt động vận tải qua phương thức kết nối công nghệ (Grab, Uber) và câu chuyện của kinh doanh lưu trú qua mô hình kết nối Airbnb (AirBed and Breakfast-mô hình kết nối người thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có phòng cho thuê thông qua ứng dụng di động tương tự như ứng dụng chia sẻ xe Grab) là điển hình cho cuộc “xâm lấn” này.
Việc phương thức kinh doanh mới dựa trên phương thức kết nối công nghệ tham gia vào thị trường vận tải hành khách đã dẫn tới thay đổi đáng kể về thị phần, lợi nhuận, lao động trên thị trường này, phần lớn theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp taxi truyền thống. Trước thực tế này, các hãng taxi truyền thống đã có nhiều động thái phản ứng mạnh - khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại theo pháp luật dân sự.
Tuy nhiên, các đơn vị dịch vụ lưu trú truyền thống trước sự xuất hiện của Airbnb lại khá nhẹ nhàng, cho dù các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này (khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở lưu trú…) đã nhận rõ Airbnb đang dần tác động tới sự cạnh tranh. Những vấn đề pháp lý hay cáo buộc về sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh cũng được đặt ra, nhưng không mạnh mẽ, quyết liệt như lĩnh vực vận tải.
Doanh nghiệp phải tự cải thiện phương thức kinh doanh để thích ứng
Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, phản ứng hiệu quả nhất trước sự “xâm lấn” của các phương thức kinh doanh mới chính là doanh nghiệp phải tự cải thiện phương thức kinh doanh của chính mình.
“Bên cạnh những phản ứng từ góc độ chính sách, các doanh nghiệp taxi truyền thống cũng đã bắt đầu có những thay đổi trong phương pháp kinh doanh của chính doanh nghiệp để thích ứng với tình hình mới. Cụ thể, một số doanh nghiệp taxi truyền thống (Vinasun, Mai Linh, Taxi Group, Thành Công...) đã ra mắt các ứng dụng đặt xe trên điện thoại, thay đổi phương thức thanh toán bên cạnh các phương thức thanh toán bằng tiền mặt, nhằm nâng cao hiệu quả, minh bạch giá cước, quãng đường để tăng tính cạnh tranh. Một số doanh nghiệp còn áp dụng khuyến mại từ 20.000-30.000 đồng theo cách tương tự Grab”, Báo cáo Dòng chảy pháp luật kinh doanh 2018 của VCCI chỉ rõ.

Nhiều cơ quan chủ quản còn “án binh bất động”
Ngược với phản ứng mạnh của các hãng taxi truyền thống, các cơ quan quản lý nhà nước trước mô hình kinh tế mới chưa xác định được đâu là cơ chế quản lý thích hợp. Hoặc là lúng túng trong việc lựa chọn, hoặc là giữ phản ứng im lặng, chưa đưa ra bất kỳ phản ứng nào.
Hiện tại, có thể mô hình kinh doanh Airbnb còn khá mới, chưa có xung đột gay gắt với các đơn vị lưu trú truyền thống, chưa tạo ra sức ép nên dường như các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa có bất kỳ động thái nào trong việc nhận diện và xác định cơ chế quản lý đối với mô hình này.

Nông sản Hải Dương thoát cảnh “giải cứu” nhờ sàn thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Pokémon là thương hiệu nhượng quyền sinh lợi nhất thế giới với doanh thu 100 tỷ USD
Chuyển động - 2 ngày trướcPokémon được hãng Nintendo cho ra đời vào năm 1996 và chỉ trong 25 năm nó đã trở thành thương hiệu nhượng quyền sinh lợi nhất thế giới với doanh thu 100 tỷ USD. -
Novaland bổ nhiệm giám đốc tài chính mới
Chuyển động - 13 giờ trướcBà Nguyễn Thị Xuân Dung được bổ nhiệm làm Quyền Giám đốc tài chính Novaland từ ngày 1/3. -
2 tháng đầu năm ngành Thuế thu ngân sách đạt 246 nghìn tỷ đồng
Thuế - 13 giờ trướcTính đến hết 2 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý ước đạt 246.449 tỷ đồng, bằng 22,1% so với dự toán, bằng 98,6% so với cùng kỳ năm 2020. -
Ngân hàng nào lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán?
Ngân hàng - 13 giờ trước10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh chứng khoán năm 2020 gồm BIDV, OCB, Techcombank, VPBank, SHB, VietinBank, MB, ACB, VietBank và ABBank. -
Phó Chủ tịch Nike bị mất chức sau nghi vấn tuồn giày cho con trai ra chợ đen bán kiếm lời
Quốc tế - 17 giờ trướcTheo Bloomberg, bê bối chấn động này liên quan đến lãnh đạo cấp cao của Nike là Ann Hebert vốn giữ chức Phó Chủ tịch và Tổng Giám đốc Nike khu vực Bắc Mỹ mới đây đã từ chức và rời công ty vào ngày thứ Hai ngày 1/3.
-
Tai nạn giao thông bất ngờ gia tăng, Bộ GTVT ra chỉ đạo `nóng`
Đời sống đô thị - 16 giờ trướcViệc tai nạn giao thông (TNGT) có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trong khoảng 2 tháng trở lại đây khiến Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phải có chỉ đạo khẩn đến các đơn vị trực thuộc. -
Ông trùm thời trang trực tuyến Nhật Bản tuyển người cùng du hành Mặt trăng trên tàu SpaceX
Quốc tế - 19 giờ trướcÔng trùm thời trang trực tuyến, trị giá 1,9 tỷ đô la Mỹ đang tìm kiếm 8 người để tham gia cùng ông trong nhiệm vụ mặt trăng riêng tư đầu tiên trên tàu SpaceX của Elon Musk. -
Người Đài Loan kêu gọi ăn 'dứa tự do' sau lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc
Quốc tế - 19 giờ trướcDứa Đài Loan đã trở thành nạn nhân mới nhất của mối quan hệ hai bờ eo biển, sau khi chính quyền Trung Quốc bất ngờ cấm nhập khẩu loại quả này. -
Những ưu điểm của COVIVAC so với các loại vắc xin COVID-19 khác tại Việt Nam?
Dân sinh - 19 giờ trướcCOVIVAC là vắc-xin COVID-19 thứ hai do Việt Nam nghiên cứu và phát triển với công nghệ sản xuất tương tự cúm mùa. Do đã làm chủ công nghệ và xuất khẩu đi thế giới nên COVIVAC có giá dự kiến chỉ 60.000 đồng. -
Hai người tử vong ở Hàn Quốc sau khi tiêm vaccine AstraZeneca
Quốc tế - 18 giờ trướcTruyền thông Hàn Quốc đưa tin 2 công dân của quốc gia này đã tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.