PTB dừng phát hành 10.7 triệu cổ phiếu vì thị trường chứng khoán 'bất ổn'
Theo Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, PTB đã thông qua kế hoạch chào bán hơn 9.7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ. Tỷ lệ phát hành là 20%. Giá chào bán dự kiến 25,000 đồng/cp, huy động 243 tỷ đồng.
Cụ thể, cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu là cổ phiếu tự do chuyển nhượng. Cổ đông sở hữu quyền mua có thể chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu cho người khác trong thời gian quy định. Cổ đông được phép chia nhỏ quyền mua cổ phiếu để chuyển nhượng cho nhiều người khác nhau theo thỏa thuận.
Bên cạnh đó, Công ty dự kiến phát hành gần 1 triệu ESOP. Giá chào bán 25,000 đồng/cp, huy động khoảng 24 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ khi kết thúc đợt phát hành.
Tổng số tiền huy động từ đợt tăng vốn dự kiến khoảng 267 tỷ đồng, 100 tỷ đồng sẽ được dùng bổ sung vốn lưu động phục vụ mua nguyên liệu sản xuất kinh doanh ngành gỗ và số còn lại 167 tỷ đồng để trả nợ vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
Ngày 25/12 tới, PTB sẽ chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản, thời gian lấy ý kiến dự kiến từ tháng 12/2022-1/2023, về việc mua lại cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, Công ty không thông báo kế hoạch mua lại cụ thể.
Về kết quả kinh doanh, PTB vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 ghi nhận doanh thu thuần 1,547 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế gần 121 tỷ đồng, giảm gần 28%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 5,164 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 521 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và gần 6% so với cùng kỳ.
Năm 2022, Công ty đặt chỉ tiêu doanh thu 7,250 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 790 tỷ đồng. Đến nay, PTB đã thực hiện được 72% chỉ tiêu doanh thu và 66% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong quý III, PTB đã rót thêm tiền vào chứng khoán. Tại thời điểm 30/09, khoản mục chứng khoán kinh doanh của Công ty có giá gốc 27.4 tỷ đồng, giảm một nửa so với đầu năm (55.7 tỷ đồng) và phải trích lập dự phòng 2 tỷ đồng nhưng không có thuyết minh cụ thể.
Trước đó, ngày 18/10, HĐQT PTB đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh (SXKD) quý IV với mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 1.7 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 170 tỷ đồng, tăng lần lượt 6.5% và 6.3% so với cùng kỳ, nhưng dự kiến chỉ hoàn thành 96.6% kế hoạch doanh thu và 87.5% kế hoạch lợi nhuận năm.
Đánh giá triển vọng ngành gỗ nói chung và của công ty nói riêng, theo báo cáo của VNDIRECT, tiềm năng tăng giá gỗ là thị trường nhà ở Mỹ tăng trưởng mạnh sẽ thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ nội thất của PTB. Rủi ro giảm giá gồm chi phí logistic và nguyên liệu gỗ cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp và việc Mỹ điều tra mặt hàng tủ gỗ nhập từ Việt Nam có thể ảnh hưởng đến doanh thu mảng gỗ của PTB.
Thách thức của ngành gỗ là không nhỏ
Cụ thể, Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn sang các nước châu Âu và Mỹ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung gỗ nguyên liệu trên toàn cầu, kéo theo giá gỗ nguyên liệu tăng cao.
Theo Trading Economics, giá gỗ xẻ Mỹ tăng 25% so với đầu năm tính tới tháng 3, đạt 1.412 USD/board feet. Biên lợi nhuận gộp của hầu hết các công ty gỗ và nội thất (G&NT) đều giảm trong quý I do nguyên liệu đầu vào và chi phí hậu logistic cao. Theo VNDIRECT, biên lợi nhuận gộp của các công ty G&NT trong năm nay sẽ bị ảnh hưởng do nguồn cung thiếu hụt sẽ tiếp tục đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng cao.
Dự phóng biên lợi nhuận gộp mảng gỗ của PTB sẽ giảm 0,4 điểm % svck trong 2022. Chi phí vận chuyển container đã tăng từ 1.500 USD/container 40ft (feet: kích thước container) (chặng Thượng Hải-Los Angeles) vào tháng 7/2019 lên gần 8.852 USD/container 40ft vào tháng 3/2022, tăng gấp sáu lần trong vòng 5 năm. Mặc dù chi phí vận chuyển có dấu hiệu hạ nhiệt vào tháng 4 (-10% so với tháng trước), dự kiến chi phí logistic sẽ vẫn ở mức cao (~ 7000 USD/container 40ft) do mức giá dầu cao hiện nay. Do đó, biên lợi nhuận gộp của PTB sẽ giảm 0,5 điểm % trong năm nay do áp lực chi phí logistic.
Tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu cao ở thị trường Mỹ
Theo Realtor (thành viên của National Association of Realtors (NAR), một hiệp hội mua bán bất động sản chuyên nghiệp), doanh số bán nhà sẽ tiếp tục tăng 6,6% svck năm 2022, đạt 7,3 triệu căn. Nhu cầu mua nhà sẽ vẫn ở mức cao với hơn 45 triệu người bước vào độ tuổi mua nhà vào năm 2022. Grand View Research dự báo giá trị thị trường đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép 7,9% trong năm 2022-27, nhờ sự tăng trưởng đáng kể của nhà ở gia đình và xu hướng sử dụng đồ gỗ nhờ tính thẩm mỹ vượt trội. Ngoài ra, mặc dù lãi suất cho vay mua nhà tại Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ năm 2018, các hợp đồng vay mua nhà tiếp tục tăng 8% svck trong tháng 4/2022. Nhờ đó, các chuyên gia có kỳ vọng nhu cầu cao về nhà ở tại Mỹ sẽ thúc đẩy việc mua các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ vào năm 2022-23.
Hưởng lợi từ việc giảm công suất hiện tại của Trung Quốc
Việc Trung Quốc thực hiện chính sách "Zero Covid" sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hiện tại, Trung Quốc vẫn là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ về đồ gỗ, chiếm 22,5% giá trị nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ năm 2021. Như vậy, những công ty có tỷ trọng xuất khẩu đồ gỗ lớn vào Mỹ như PTB sẽ được hưởng lợi.