Quá trình 12 tháng sản xuất ra vắc xin COVID-19 của công ty Nanogen
5 tháng đầu tiên phê duyệt công trình nghiên cứu
Ngay từ thời điểm virus corona bùng phát hồi tháng 1/2020 ở Vũ Hán (Trung Quốc), Công ty Nanogen đã lưu ý theo dõi sát dịch cúm mới này từ xa. Ông Hồ Nhân, nhà sáng lập, Tổng giám đốc Công ty Nanogen cho hay, các nhân viên của ông vừa theo sát diễn biến dịch, một mặt vừa lên kế hoạch nghiên cứu và bắt tay vào chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc.
Hết tháng 2 đầu tháng 3, khi các nước đã bắt tay nghiên cứu làm vắc xin phòng ngừa loại virus này, Nanogen cũng triển khai nghiên cứu của mình. Đến tháng 3 khi dịch tại Việt Nam đang là đỉnh điểm, Chính phủ giao cho Bộ KH-CN tìm, phân công doanh nghiệp nào đủ tiềm lực về con người, nhà máy, hạ tầng để nghiên cứu bào chế ra vắc xin ngừa COVID-19. Đây cũng là lúc Nanogen chính thức bước vào khởi động mọi thứ.

Tới ngày 8/5, Bộ KH-CN mới có Quyết định 1204 phê duyệt “Danh mục nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp quốc gia đột xuất phòng, chống dịch COVID-19”, giao Nanogen đề tài nghiên cứu tạo kháng thể đơn dòng người kháng SARS-CoV-2 ứng dụng trong điều trị COVID-19.
Định hướng mục tiêu phải xây dựng được quy trình, chế tạo kháng thể đơn dòng người kháng SARS-CoV-2 và phải đánh giá tính an toàn cũng như hiệu quả ức chế SARS-CoV-2 của chế phẩm kháng thể đơn dòng người… Kết quả phải có 100 liều chế phẩm kháng thể đơn dòng đạt chuẩn cơ sở...
Tới ngày 15/5, Công ty Nanogen tiếp tục được Bộ KH-CN tin tưởng giao nghiên cứu quy trình sản xuất vắc xin phòng COVID-19 bằng công nghệ protein tái tổ hợp tạo tiểu thể giống virus và tiểu thể nano. Đến ngày 21/5, đề tài nghiên cứu vắc xin ngừa COVID-19 của Công ty Nanogen được Bộ KH-CN phê duyệt, giao chính doanh nghiệp tổ chức chủ trì.
3 nhà máy phục vụ nghiên cứu, sản xuất vắc xin
Ông Hồ Nhân cho hay dự án đầu tư mở rộng 3 nhà máy, mua nguyên phụ liệu, dây chuyền sản xuất làm loạt lô vắc xin ngừa COVID-19 của công ty đã đầu tư hơn 200 tỉ đồng, nhân sự công ty tập trung làm vắc xin hơn 100 người.
Sau khi được chính thức phê duyệt, công ty tiến hành thử nghiệm sản phẩm trên chuột và khỉ trong tháng 5 và tháng 6, cho kết quả khả quan.
Ông Hồ Nhân tự tin khẳng định, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu vắc xin COVID-19 sớm không thua hãng dược nước ngoài nào và “tiến độ làm vắc xin của Việt Nam có thể được đẩy nhanh hơn nữa, không phải đến tháng 12 này mới được thử nghiệm lâm sàng”.

Tuy nhiên, đến nay sản phẩm châm ra mắt vì nhiều lý do: Việt Nam không có nhiều ca nhiễm COVID-19 để lấy mẫu. Thứ hai là các quy trình thủ tục hướng dẫn sản xuất, đăng ký sử dụng vắc xin chưa có quy trình cụ thể cho đến tháng 7/2020 mới có cuộc họp hoàn thiện hướng dẫn, làm chậm mất 2 tháng.
Thứ ba, Việt Nam không có một phòng thí nghiệm đủ lớn để thử nghiệm vắc xin trên khỉ, chuột; công ty tại thời điểm đó không thể gửi mẫu ra các phòng thí nghiệm trên thế giới để thử nghiệm vì khắp nơi đều đầy ắp dự án thí nghiệm làm vắc xin ngừa COVID-19.
Hội thảo Khoa học ‘Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế’ do Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam chủ trì, Tạp chí Điện tử Doanh nhân Việt Nam tổ chức. Hội thảo khoa học sẽ diễn ra vào lúc 8h00 ngày 26/05/2025, tại Khách sạn Thắng Lợi, 200 Yên Phụ, TP Hà Nội.
Hội thảo có sự hiện diện và tham gia thảo luận của đại diện một số cơ quan Đảng, bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế đầu ngành, đại diện Hội và hiệp hội, đại diện ngân hàng, doanh nhân tư nhân…
Bên cạnh các bài tham luận riêng từ đại diện cơ quan Đảng, các chuyên gia và đại diện hiệp hội, … Hội thảo cũng tập trung thảo luận các nhóm vấn đề chính như cơ hội, tiềm năng, thách thức của kinh tế tư nhân trong sứ mệnh một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, cũng như việc thể chế hóa đầy đủ và khoa học Nghị quyết 68/NQ-TW vào thực tiễn trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.