
Quan điểm khác nhau về quy định kinh doanh dịch vụ đòi nợ
(DNVN) - Việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp quy định pháp luật.

Luật Đầu tư (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút nguồn lực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; hoàn thiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động đăng ký đầu tư...
Tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu sẽ thảo luận và biểu quyết dự án Luật.Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét thông qua gồm 7 chương với 81 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
Luật áp dụng đối với nhà đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh.
Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu tại Kỳ họp thứ 8 và Phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội thứ 43, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đã được chỉnh lý, hoàn thiện thêm một bước.
Trong nhóm các quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện, Chính phủ đề xuất bãi bỏ 12 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời sửa đổi 19 ngành, nghề; bổ sung 6 ngành, nghề để phù hợp với yêu cầu, thực tiễn quản lý nhà nước đối với các ngành, nghề này, bảo đảm tính thống nhất với các luật có liên quan.
Đáng chú ý, Chính phủ đề xuất bổ sung ngành “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư; đồng thời tiếp tục cấm đầu tư kinh doanh các chất ma túy và tiền chất; các hóa chất, khoáng vật, động, thực vật hoang dã bị cấm theo các công ước quốc tế, nhưng bãi bỏ các Phụ lục 1, 2, 3 của Luật Đầu tư và giao Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với thực tiễn cũng như yêu cầu quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Về nội dung này, dự án Luật đề xuất hai phương án. Phương án 1 là tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội không quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ” tại điểm h, khoản 1, Điều 6 mà quy định tại danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như Luật hiện hành; bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này.
Phương án 2 là giữ như quy định tại dự án Luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, theo đó cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, việc thuê một đơn vị trung gian đứng ra thu hồi nợ xuất phát từ nhu cầu thực tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ sử dụng các công cụ, biện pháp đạt kết quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Ủy ban đề nghị không nên cấm đối với hoạt động kinh doanh này, thay vào đó, cần bổ sung quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này.
Cho ý kiến về nội dung này tại Phiên họp thứ 43 Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cùng chung quan điểm đề nghị không quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”
Tuy nhiên, để hạn chế tiêu cực phát sinh, đề nghị cần bổ sung quy định về điều kiện chặt chẽ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ, bảo đảm quản lý nhà nước chặt chẽ đối với loại hình kinh doanh này; hoặc có thể xem xét đổi tên “dịch vụ đòi nợ thuê” thành tên gọi “dịch vụ xử lý nợ.”
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu có quan điểm nên giữ nguyên như dự thảo mà Chính phủ trình là cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Bởi lẽ, quan hệ giữa bên cho vay và bên vay là quan hệ dân sự.
Nhà nước đã có đầy đủ hệ thống pháp luật, cơ quan quản lý và thiết chế để bảo đảm thi hành và bảo vệ quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền hiện đại; các quan hệ xã hội phải được điều chỉnh bằng pháp luật.
“Quan hệ dân sự thì đã có các thiết chế giải quyết như trọng tài, tòa án, hòa giải. Tại sao không dùng các thiết chế hiện có mà phải qua trung gian đòi nợ thuê,” Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu băn khoăn.
Phó Chủ tịch Quốc hội phân tích, ban đầu cho phép dịch vụ đòi nợ vì đánh giá sẽ giải quyết được yêu cầu đặt ra, song thực tế trong quá trình thực thi không mang lại hiệu quả tốt, dẫn đến nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng để biến tướng thành các băng nhóm xã hội, tội phạm nhằm cưỡng đoạt tài sản, để lại nhiều hệ lụy.
Ở góc độ khác, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, trong điều kiện hiện nay, dịch vụ đòi nợ là một thực tế. Không ít trường hợp đã lợi dụng, biến tướng nhưng nguyên nhân là do chưa thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh này cũng như chưa quy định chặt chẽ điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
“Do quản lý kém nên để biến tướng, còn đây là cơ chế thị trường, là yêu cầu thực tế. Vì vậy, tôi nhất trí không quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nhưng cần tiếp tục quy định tại Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện như luật hiện hành và phải nghiên cứu, bổ sung quy định điều kiện chặt chẽ và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh này, khắc phục những biến tướng đã xảy ra trong thực tế, chứ không phải quản lý không được thì cấm,” Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.
Dự kiến, tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua dự án Luật Đầu tư (sửa đổi). Tuy nhiên, để đạt được sự thống nhất đối với dự án Luật quan trọng này, Quốc hội cần làm rõ những ưu khuyết điểm đối với quy định cấm “kinh doanh dịch vụ đòi nợ,” lựa chọn đúng phương án của dự án Luật, đảm bảo sự đồng thuận của các cử tri trong bối cảnh hiện nay./.

TP HCM bất ngờ tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên người đến quán nhậu
Tối 24/2, UBND phường 19 phối hợp với Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên 50 thực khách, nhân viên tại các quán ăn, quán nhậu trên địa bàn.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021

Bộ Tài chính đề xuất chủ trương xây dựng nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất

Thông tư mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe có điểm gì đáng chú ý?
Tin nổi bật

Thêm 2 loại vaccine COVID-19 vừa được Bộ Y tế phê duyệt để sử dụng cho nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch trong nước. Đó là vaccine COVID-19 của Moderna (Mỹ) và vaccine Sputnik V của Nga.
Đọc thêm
-
Giá cà phê hôm nay 26/2/2021: Nguồn cung thiếu đẩy giá cà phê lên cao
Tiêu dùng - 5 giờ trướcGiá cà phê hôm nay 26/2 sau một ngày chững giá thì lại tiếp tục đà tăng trở lại, trung bình từ 100-300 đồng/kg tại thị trường trong nước, mức thu mua hiện nay dao động trong khoảng 32.600 - 33.100 đồng/kg. -
Boeing nhận tiếp án phạt 6,6 triệu USD
Chuyển động - 5 giờ trướcReuters đưa tin, Boeing sẽ trả 6,6 triệu USD cho các cơ quan quản lý Hoa Kỳ như một phần của thỏa thuận về việc mất hiệu lực giám sát chất lượng và an toàn trong nhiều năm qua. -
Phí logistics tăng cao, doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó
Sự kiện-Vấn đề - 4 giờ trướcGiá cước vận tải biển tăng gấp 3 - 4 lần, thậm chí có thời điểm tăng cao gấp 10 lần so với cùng kỳ khiến doanh nghiệp xuất khẩu chật vật ứng phó. -
Tesla tạm đóng cửa nhà máy sản xuất xe điện tại Mỹ do thiếu phụ tùng sản xuất
Công nghệ - 4 giờ trướcTỷ phú Elon Musk, CEO của Tesla vừa thông báo, nhà máy sản xuất xe điện của công ty tại Fremont, California đã phải tạm ngừng hoạt động 2 ngày do thiếu phụ tùng sản xuất. -
Toyota hoãn khai trương nhà máy mới tại Myanmar do đảo chính
Chuyển động - 4 giờ trướcNikkei Asia đưa tin, Toyota Motor đã quyết định hoãn việc mở một nhà máy mới ở Myanmar trong bối cảnh bất ổn chính trị gia tăng sau cuộc đảo chính ngày 1/2. Nhà máy đã được lên kế hoạch mở cửa trong tháng này.
-
Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP của Việt Nam đạt 5-6%
Quy định mới - 16 giờ trướcThủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 221/QĐ-TTg, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics. -
Shopee bị phía Mỹ cáo buộc bán hàng giả với “mức độ rất cao”, không điều tra bên bán hàng và vi phạm
Thương mại toàn cầu - 5 giờ trướcCác nền tảng thương mại điện tử lớn tại Đông Nam Á gồm Bukalapak, Tokopedia và Shopee bị cáo buộc đóng vai trò trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc chống hàng giả và vi phạm bản quyền toàn cầu. -
Năm 2021, Việt Nam sẽ có 90 triệu liều vắcxin phòng COVID-19
Đời sống đô thị - 2 ngày trướcBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong năm 2021 dự kiến sẽ khoảng 90 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ cấp phép cho vaccine của Nga với khoảng 60 triệu liều. -
Tổng mức thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu thấp kỷ lục
Quốc tế - 17 giờ trướcThuế suất tổng thể đối với hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc đã giảm hơn một phần tư trong giai đoạn 2016 – 2020, chạm mức thấp nhất mọi thời đại. -
Thủ tướng cho phép Hà Nội, Hải Phòng mua vaccine theo phương thức xã hội hoá
Dân sinh - 17 giờ trướcTrước đề xuất của Hà Nội, Hải Phòng về việc mua vaccine theo phương thức xã hội hóa, Thủ tướng đồng ý cho phép thực hiện, đồng thời yêu cầu triển khai tiêm vaccine cho người dân đảm bảo công bằng, minh bạch.