Quân đội Myanmar nói gì sau khi tuyên bố nắm quyền lãnh đạo đất nước?

14:37 | 01/02/2021 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Quân đội Myanmar phủ nhận lời đe dọa tổ chức một cuộc đảo chính vì khiếu nại gian lận bầu cử của Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing.
Theo hãng tin AP hôm 31-1, ông Hlaing nói với các sĩ quan cấp cao trong một bài phát biểu cách đây 4 ngày rằng Hiến pháp có thể bị thu hồi nếu luật không được thực thi đúng. Song song đó, xe bọc thép xuất hiện bất thường trên đường phố ở một số thành phố lớn của Myanmar.
 
Quân đội Myanamr cho rằng "một số tổ chức và phương tiện truyền thông đã đưa tin không có cơ sở về việc quân đội đe dọa thu hồi hiến pháp". "Bài phát biểu của ông Hlaing là một quan điểm về bản chất của Hiến pháp" - lực lượng này tuyên bố.
 
Quân đội Myanmar nói gì sau khi tuyên bố nắm quyền lãnh đạo?
Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing. Ảnh: AP
 
Căng thẳng chính trị ở Myanmar tăng vọt vào tuần trước sau khi một phát ngôn viên của quân đội nói rằng "không loại trừ một cuộc đảo chính nếu những lời phàn nàn về gian lận bầu cử trên diện rộng hồi tháng 11 năm ngoái bị bỏ qua".
 
Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) Myanmar cầm quyền đã giành được 396/476 ghế trong cuộc bầu cử ngày 8-11-2020, cho phép đảng này thành lập chính phủ do Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi lãnh đạo trong vòng 5 năm nữa. Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) do quân đội hậu thuẫn chỉ giành được 33 ghế.
 
Quân đội nhiều lần khiếu nại về gian lận bầu cử, đồng thời kêu gọi chính phủ và Ủy ban Bầu cử Liên minh xem xét lại kết quả. Họ cho biết đã tìm thấy "8,6 triệu điểm bất thường trong danh sách cử tri ở 314 thị trấn có thể cho phép cử tri bỏ phiếu nhiều lần hoặc vi phạm bỏ phiếu”.

Tuy nhiên, Ủy ban Bầu cử Liên minh cho biết không có bằng chứng cho thấy xảy ra gian lận trên diện rộng.
 
Quân đội Myanmar nói gì sau khi tuyên bố nắm quyền lãnh đạo?
Một người đi xe đạp đi ngang qua tấm áp phích có hình nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi ở Yangon - Myanmar ngày 29-1. Ảnh: AP
 
Theo AP, quân đội nắm quyền điều hành Myanmar trong khoảng 50 năm trước khi chuyển đổi sang nền dân chủ vào năm 2010. Hiến pháp hiện hành đảm bảo các tướng lĩnh của đất nước duy trì ảnh hưởng đáng kể đối với các vấn đề nội bộ bằng cách đảm bảo cho họ giữ 1/4 số ghế tại Quốc hội và quyền kiểm soát một số bộ chủ chốt.
 
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Anh, Úc và những nước khác kêu gọi quân đội Myanmar và tất cả các bên tuân thủ các chuẩn mực dân chủ. Họ cũng phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi kết quả bầu cử hoặc cản trở quá trình chuyển đổi dân chủ ở Myanmar.

Theo Người Lao Động