
Huyện Quan Sơn đột phá trong đấu thầu nhằm cải thiện môi trường đầu tư và quản lý hiệu quả nguồn vốn
Huyện Quan Sơn thuộc phía tây tỉnh Thanh Hóa là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Trong năm 2020, huyện đã có những bước đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư và phát triển kinh tế xã hội
Bức tranh đầu tư xây dựng cơ bản nhiều điểm sáng
Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản luôn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Thường trực Huyện ủy; HĐND huyện từ công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn, quản lý đầu tư. Song song với việc tập trung chỉ đạo các nhà thầu tổ chức thi công đẩy nhanh tiến độ dự án, UBND huyện còn ban hành các văn bản đề xuất UBND Tỉnh, các ngành chức năng của Tỉnh xem xét cân đối giao vốn, để tạo điều kiện cho các nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đối với chương trình có nguồn vốn phân bổ còn thấp. Đồng thời UBND huyện còn chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tiến hành kiểm tra đánh giá tiến độ của từng công trình và làm việc với các nhà thầu để có cam kết thực hiện dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Trong đó, công tác đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế của huyện. Mặc dù tình hình hình kinh tế - xã hội, cũng như việc huy động bố trí nguồn lực cho đầu tư trong năm còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng với sự quan tâm của chỉ đạo của các cấp, các ngành cấp tỉnh và sự nỗ lực của huyện trong việc chỉ đạo thực hiện các giải pháp cho đầu tư xây dựng cơ bản năm 2020 đã đạt được những kết quả khả quan.
Tính đến thời điểm cuối năm 2020, kế hoạch vốn được giao cho các công trình, dự án trên địa bàn huyện là 323,629 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2019 kéo dài sang năm 2020). Thực hiện giải ngân được 260,876 tỷ đồng, đạt 80,6% kế hoạch vốn giao, đảm bảo mốc thời gian giải ngân theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 03/02/2020, Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 16/3/2020 và Chỉ thị số 21/CT-UBND ngày 27/7/2020; Văn bản số 9836/UBND-THKH ngày 23/7/2020 của UBND tỉnh về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
Các dự án cơ bản được thanh quyết toán đúng thời hạn, tuy nhiên đa phần các nguồn vốn xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện là nguồn vốn ngân sách cấp trên cấp nên kế hoạch phân bổ vốn phụ thuộc, không chủ động trong việc bố trí vốn. Một số dự án chỉ hỗ trợ chi phí xây dựng, chi phí khác là vốn đối ứng của địa phương, trong khi nguồn vốn huy động và tiết kiệm ngân sách của địa phương còn hạn chế nên chỉ thanh toán được một phần (chủ yếu là công tác bồi thường GPMB, khảo sát, thiết kế); trong đó vốn nợ đọng trong xây dựng cơ bản từ các năm trước vẫn chưa được thanh toán hết và phải bố trí thanh toán dần vào các năm tiếp theo.

Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản năm 2020 luôn được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện từ công tác xây dựng kế hoạch, phân bổ vốn, quản lý đầu tư, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Công tác chuẩn bị đầu tư cũng được tập trung chỉ đạo, qua đó lựa chọn các dự án, công trình quan trọng, cấp thiết để triển khai thực hiện; thực hiện bố trí lồng ghép các nguồn vốn cho các công trình thật sự cấp bách, cần thiết, đảm bảo hiệu quả đầu tư, tránh dàn trải. Các chủ đầu tư tuân thủ đúng trình tự, thủ tục lựa chọn các đơn vị tư vấn theo quy định. Hệ thống văn bản trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đã được các đơn vị thực hiện nghiêm túc và đúng theo hướng dẫn.
Chọn mặt gửi vàng tạo ra bước đột phá trong hoạt động đấu thầu
Xác định công khai minh bạch là con đường tất yếu, công tác đấu thầu chính là chìa khóa đầu tiên trong rất nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện. Trong năm 2020, trên địa bàn huyện đã tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu là 209 gói thầu. Việc triển khai hình thức đấu thầu online thông qua Mạng đấu thầu quốc gia được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện ưu tiên hàng đầu, với tỉ lệ hơn 40% các gói thầu được triển khai theo hình thức này.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện cho biết mặc dù đơn vị còn thiếu hụt cán bộ quản lý, chuyên môn nhưng ban luôn nỗ lực để hoạt động đấu thầu được công khai, minh bạch. Trong đó, những nhà thầu có thương hiệu, uy tín luôn đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình được ưu tiên lựa chọn. Ví dụ như Công ty TNHH xây dựng thủy lợi Trường Sơn với thương hiệu, uy tín đã được thử thách thực tế ở các công trình trên địa bàn đã trúng 14 gói thầu với tổng số vốn hơn 45 tỉ đồng trong năm 2020.
Trong đó, 12 công trình đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Gói thầu Thi công xây dựng Hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung xã Trung Xuân được công bố trúng thầu ngày 6/9/2020 đã hoàn thành 95% tiến độ. Riêng gói thầu Thi công xây dựng thao trường huấn luyện của Ban CHQS huyện được công bố trúng thầu tháng 10/2020, kí hợp đồng thi công tháng 11/2020 đến cuối năm đã hoàn thành 70% tiến độ công trình. Tất cả cả gói thầu doanh nghiệp Trường Sơn thi công đều có chất lượng công trình đảm bảo mọi tiêu chí kĩ thuật đặt ra, tạo được uy tín, niềm tin lớn cho chủ đầu tư và người dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.
Điểm sáng Sa Ná
Sa Ná, cái tên được nhắc nhiều nhất trong trận lũ lịch sử vào tháng 8-2019, chỉ trong một đêm, cơn lũ đã cuốn trôi cả bản vào dòng nước ác. Thế nhưng, trong nỗi đau tột cùng ấy, cuộc sống mới đã được hồi sinh.

Với quyết tâm cao đọ tạo lập một cuộc sống mới cho người dân bản Sa Ná, xã Nam Mèo, công trình Thi công xây dựng bản Sa Ná mới được khởi công ngày 18/9/2019 bởi 2 Liên danh nhà thầu Phương Đông – Trường Sơn với tổng nguồn vốn hơn 42 tỉ đồng. Công trình cấp thiết đặc biệt, mang tính nhân văn lớn nên những nhà thầu uy tín nhất được chọn mặt gửi vàng. Với mục tiêu sớm ổn định cuộc sống cho bà con dân bản, công trình vừa thi công, vừa thiết kế, vừa hoàn thiện được triển khai với tốc độ thần tốc.
Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc BQL đầu tư xây dựng huyện và các cán bộ kĩ thuật trong ban luôn túc trực tại công trình để kiểm tra, giám sát, đốc thúc tiến độ của công trình. Đó là thời gian cả tháng trời ông Minh cùng ăn cùng ngủ với người thợ thi công tại công trình, có khi cả tháng không có thời gian ghé về gia đình. Chỉ sau 3 tháng thi công dân bản đã có mái ấm để trở về định cư. Công trình được nghiệm thu, hoàn thiện và đưa vào sử dụng tháng 10/2020. Một trang mới của bà con Sa Ná đã được mở ra.
Đầu năm 2020, Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã có buổi thăm hỏi và tặng quà cho người dân vùng lũ Sa Ná. Ngày hôm ấy, đồng chí Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh và mong muốn bà con Sa Ná phải đoàn kết, tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Bên cạnh việc khắc phục khó khăn cần vươn lên phát triển kinh tế, quyết tâm xây dựng bản Sa Ná trở thành bản nông thôn mới kiểu mẫu. Chỉ 6 tháng sau, Sa Ná đã thực hiện được mục tiêu. Sa Ná là bản thứ 3 của huyện Quan Sơn cán đích nông thôn mới, đặc biệt hơn đó là Nông thôn mới kiểu mẫu. Theo thống kê, cả bản Sa Ná có 331 nhân khẩu. Người dân nơi đây vốn chủ yếu sống bằng nghề nông – lâm nghiệp.
Những năm trở lại đây, nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng, người dân tập trung trồng vầu, luồng nên cuộc sống cũng dần được cải thiện. So với năm ngoái, năm nay ước tính thu nhập bình quân 30 triệu đồng/1 người/ 1 năm, tăng 5- 6 triệu đồng/1 người/1 năm.
Bước sang năm 2021, nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, nâng hiệu quả quản lý nguồn vốn còn đặt ra nhiều thách thức, khó khăn nhưng với những nền tảng đã đạt được trong năm qua, chắc chắn Quan Sơn sẽ tiếp tục thay da, đổi thịt. Trong đó, minh bạch hóa, công khai hóa hoạt động đấu thầu được xem là chìa khóa đầu tiên.
Thiên Anh
Tin liên quan

Lý do CEO Vietjet được trao tặng huân chương Bắc đẩu bội tinh
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của Vietjet vừa được nhận huân chương Bắc đẩu bội tinh, huân chương cao quý nhất của Cộng hoà Pháp. Bà Phương Thảo là nữ doanh nhân Việt đầu tiên nhận được danh hiệu cao quý này.

Thí điểm xe đạp công cộng ở TP.HCM với giá 10.000 đồng/giờ

Bản tin kinh tế ngày 14/04/2021: Công nghệ nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc gây lo ngại

Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể lên hơn 30 tỷ USD

Bản tin Kinh tế 12/04/2021: Bị phạt đến 12 triệu đồng nếu ô tô kinh doanh vận tải không camera
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, 210 trạm biến áp không người trực của EVNNPC được đưa vào vận hành

Dự báo thời tiết hôm nay 16/4/2021: Hà Nội và Bắc Bộ tiếp tục có mưa, Nam Bộ nắng nóng

An Giang: Cặp vợ chồng nghi nhiễm COVID-19 nhập cảnh trái phép từ Campuchia

Tập Đoàn Petrolimex nói gì về vụ án giám đốc xăng dầu Long An bị bắt?

15 người liên quan đến Nhật Cường Mobile chuẩn bị hầu tòa

Bộ Công An triệt phá đường dây ghi lô đề trăm tỷ ở TP.HCM
Tin nổi bật

Công ty Cổ phần Vinhomes thuộc Tập đoàn Vingroup vừa đề xuất tỉnh Hà Tĩnh cho khảo sát, nghiên cứu lập quy hoạch để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ô tô và linh kiện kết hợp cảng biển rộng 2.000 ha tại Vũng Áng.
-
Sau thời gian mất tích bí ấn, Jack Ma đột nhiên tái xuất cùng với Tổng thống Putin
-
Chỉ cần nắm rõ nguyên tắc này của Warren Buffett, một người mù chữ cũng có thể giàu có
-
Xét xử vụ Gang thép Thái Nguyên: Căn cứ nào đề nghị đổi tội danh cho 3 bị cáo
-
Mỹ tiến hành bước đi đầu tiên cho việc rút quân khỏi Afghanistan
Đọc thêm
-
Reuters: Bamboo Airways kỳ vọng huy động 200 triệu USD qua IPO tại Mỹ
DOANH NGHIỆP - hôm quaTrả lời phỏng vấn Reuters chủ tịch Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết tiết lộ, hãng hàng không này có kế hoạch huy động tới 200 triệu USD trong đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Mỹ. -
Tài xế Grab tá hỏa đem hơn 1.000 viên ma túy tổng hợp bị 'bom hàng' tới trình báo công an
XÃ HỘI - 4 giờ trướcSau khi nhận đơn hàng, tài xế Grab không liên lạc được với cả người nhận và người gửi. Khi kiểm tra bên trong chứa số lượng lớn ma túy tổng hợp, tài xế đã đem tới trình báo Công an quận Thanh Xuân. -
Hoàn thành 94% kế hoạch, doanh thu thuần của Tập đoàn Hoa Sen ước tính đạt 4.522 tỷ đồng
TÀI CHÍNH - hôm quaPhía Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cho biết lượng tiêu thụ trong tháng 3/2021 ước đạt 214.036 tấn. Doanh thu thuần ước tính đạt 4.522 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 501 tỷ đồng. -
Công ty C.P. Việt Nam: “Ngai vàng” uy tín của ngành chăn nuôi
DOANH NGHIỆP - 8 giờ trướcNăm 2020 vừa qua, công ty C.P Việt Nam - ông hoàng của ngành chăn nuôi, khẳng định vị thế là một trong những công ty dẫn đầu về đạo đức trong kinh doanh trên thế giới, theo bảng xếp hạng Ethisphere. -
Điều kiện khó, doanh nghiệp `chê` không tham gia đấu giá hạn ngạch nhập ôtô cũ theo CPTPP
DOANH NGHIỆP - 8 giờ trướcNgày 15/4, Bộ Công thương cho biết sẽ không tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ôtô đã qua sử dụng năm 2021 theo cam kết CPTPP.
-
Giá vàng hôm nay 16/4/2021: Vàng `lội ngược dòng` tăng mạnh
TÀI CHÍNH - 9 giờ trướcGiá vàng hôm nay (16/4) bất ngờ "lội ngược dòng" tăng mạnh lên mức cao nhất sáu tuần, nhờ đồng USD và lãi suất trái phiếu Mỹ thi nhau giảm mạnh. Trong nước vàng SJC cũng tăng mạnh lên ngưỡng 55.5 triệu đồng/lượng. -
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ đầu tiên sau nhậm chức
THỜI CUỘC - hôm quaPhiên họp tập trung thảo luận về Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng XIII; giải ngân vốn đầu tư công, phòng chống dịch, công tác bầu cử đại biểu Quốc hội. -
Đinh Chí Dũng khóc xin nhận hết tội, ông 'trùm' xăng giả Trịnh Sướng bị đề nghị 12-13 năm tù
XÃ HỘI - 9 giờ trướcLuật sư đề nghị làm rõ cáo buộc Trịnh Sướng làm giả 137 triệu lít xăng và số tiền thu lợi bất chính. Ông trùm xăng giả xin nhận hết tội thay con cháu, bị đề nghị mức án 12-13 năm tù. -
Sau 8 tháng thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU tăng vọt
THỊ TRƯỜNG - hôm qua4,8 tỷ đồng là con số mà kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đạt được khi xuất khẩu sang thị trường EU - theo số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). -
Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, 210 trạm biến áp không người trực của EVNNPC được đưa vào vận hành
XÃ HỘI - 9 giờ trướcHết tháng 3/2021, theo thông tin từ phía EVNNPC các đơn vị của tổng công ty đã cải tạo và vận hành 214 trạm biến áp không người trực trong đó số lượng đã vận hành là 270 trạm.