
Quảng Ninh, Lạng Sơn đổi mới tư duy phát triển và tầm nhìn
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh và Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn vừa bế mạc, với quyết tâm đổi mới tư duy phát triển và tầm nhìn trong nhiệm kỳ mới.

Lễ ra mắt Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN)
Quảng Ninh chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh"
Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 vừa kết thúc thành công tốt đẹp.
Quảng Ninh bước vào giai đoạn mới với quyết tâm xây dựng tỉnh kiểu mẫu, giàu đẹp, văn minh, hiện đại; trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của miền Bắc.
Để đạt mục tiêu trên, Quảng Ninh xác định rõ quan điểm, định hướng phát triển giai đoạn 2020-2025 sẽ tập trung đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, tầm nhìn; đảm bảo sự nhất quán, ổn định, kế thừa, đổi mới và phát triển.
Theo đó, tỉnh phát triển dựa vào nguồn lực bên trong là quyết định, chiến lược, cơ bản lâu dài; lấy phát triển con người, đảm bảo và cải thiện dân sinh làm mục đích; lấy đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế xanh, các ngành mới nổi và tăng năng suất lao động làm định hướng; lấy phát triển hạ tầng, cải cách hành chính đồng bộ, hiện đại làm nền tảng; lấy giáo dục đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ làm động lực.
Quảng Ninh lấy phát triển văn hóa, xây dựng văn minh sinh thái, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường làm trọng điểm.
Ngoài ra, Quảng Ninh sẽ chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh" theo hướng bền vững dựa vào ba trụ cột: Thiên nhiên, con người, văn hóa kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, hội nhập và cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Quảng Ninh quyết tâm thực hiện tốt ba khâu đột phá chiến lược: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số là mục tiêu quan trọng nhất.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, bảo đảm liên thông tổng thể, kết nối vùng và quốc gia, kết nối quốc tế.
Cùng với đó là xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh.
Tại Hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tiến hành bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XIV tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XIV tiếp tục được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh khóa XV, nhiệm kỳ 2020-2025. Ảnh: TTXVN.
Đồng chí Nguyễn Xuân Ký sinh ngày 10/7/1972, quê quán xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định; Cử nhân Khoa học-Môi trường, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh; Cao cấp lý luận chính trị.
Đồng chí từng giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh đoàn; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Ninh; Bí thư Thành ủy thành phố Móng Cái; Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2016-2021. Tháng 11/2018, đồng chí Nguyễn Xuân Ký được bầu giữ chức danh Phó Bí thư rồi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2015-2020.
Lạng Sơn tập trung phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu
Sau gần 3 ngày làm việc, ngày 27/9, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025. (Ảnh: Thái Thuần/TTXVN)
Đại hội đã thông qua mục tiêu tổng quát: Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; đổi mới, sáng tạo; nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch, dịch vụ, hạ tầng khu, cụm công nghiệp và tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị; đẩy mạnh phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển nhanh và bền vững.
Đại hội cũng biểu quyết thông qua chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII với 5 chương trình công tác trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Đó là tiếp tục tập trung phát triển nhanh kinh tế cửa khẩu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh; đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Tập trung phát triển ngành du lịch, phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu, cụm công nghiệp.
Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.
Tại Đại hội, bà Lâm Thị Phương Thanh tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn.
Bà Lâm Thị Phương Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn nhiệm kỳ 2020-2025
Bà Lâm Thị Phương Thanh sinh năm 1967, quê quán xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Lịch sử, cao học Luật; Cao cấp Lý luận chính trị.
Bà Lâm Thị Phương Thanh từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, Trưởng ban Thanh niên trường học, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam; Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn; Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bà được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Ngày 24/12/2017, theo sự phân công của Bộ Chính trị, bà Lâm Thị Phương Thanh làm Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn khóa XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.
Minh Hoa (T/h)
Tin liên quan

Hàng trăm cây đào rừng Sơn La có tem xuất xứ được chuyển về Hà Nội phục vụ người dân chơi Tết
Hàng trăm cành đào từ huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, đã được chuyển về Hà Nội phục vụ người dân chơi Tết Tân Sửu. Tất cả các cành đào đều dán tem 'Đào Vân Hồ' để minh chứng là đào trồng.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Đại hội XIII của Đảng bầu Đoàn Chủ tịch và Đoàn Thư ký

Viện trưởng VKSND TP Thủ Đức mới được bổ nhiệm là ai?

Thắt chặt an ninh, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho 1.587 đại biểu Đại hội XIII của Đảng

Đại biểu Đại hội XIII họp phiên trù bị tại Hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia

Người dân cả nước hân hoan hướng về Đại hội XIII của Đảng

Hôm nay (25/1), Đại hội XIII của Đảng bước vào ngày làm việc đầu tiên
Tin nổi bật

Bộ Công thương vừa có chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường dịp Tết Nguyên đán 2021 và nhiều địa phương đang thúc đẩy thực thi…
Đọc thêm
-
Dự báo thời tiết tuần lễ diễn ra Đại hội XIII của Đảng từ 26/1 - 2/2
Dân sinh - 12 giờ trướcDự báo trong thời gian diễn ra Đại hội XIII của Đảng từ 25/1 - 2/2, tại Hà Nội sáng sớm có mưa phùn và sương mù. Từ ngày 28/1 trở đi trời chuyển rét. -
Top 10 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt sở hữu khối tài sản gần 400.000 tỷ đồng
Trên sàn - 12 giờ trướcTheo thống kê, top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020 sở hữu khối tài sản 353.957 tỷ đồng, gấp 7,5 lần so với tổng tài sản của top 10 năm 2010. -
Đại hội XIII của Đảng bầu Đoàn Chủ tịch và Đoàn Thư ký
Chính trị - 12 giờ trướcTại phiên trù bị sáng nay 25-1, Đại hội XIII của Đảng bầu Đoàn Chủ tịch gồm 17 thành viên, Đoàn Thư ký gồm 5 thành viên, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu. -
Viện trưởng VKSND TP Thủ Đức mới được bổ nhiệm là ai?
Chính trị - 12 giờ trướcNgày 25/1, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM đã trao quyết định bổ nhiệm ông Quách Thanh Giang làm Viện trưởng VKSND TP Thủ Đức. -
Hà Nội sẽ đầu tư 2.393,5 tỷ đồng cho 5 dự án về môi trường
Quy hoạch-Dự án - 12 giờ trướcTheo UBND TP. Hà Nội, trong năm 2021, Thành phố sẽ dành 2.393,5 tỷ đồng trong kế hoạch vốn ngân sách để đầu tư vào 5 dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng mức đầu tư 19.235 tỷ đồng.
-
Chàng trai Hà Nội thu nhập 260 tỷ đồng từ sáng tác phần mềm ứng dụng phải nộp thuế 18,1 tỷ đồng
Thuế - 13 giờ trướcTheo thông tin từ Chi cục Thuế quận Cầu Giấy, ngoài cô gái sinh năm 1992 tại Hà Nội có thu nhập năm 2020 hơn 330 tỷ đồng vừa nộp các nghĩa vụ thuế hơn 23 tỷ đồng thì một trường hợp khác cũng gây chú ý không kém. -
Vingroup phát hành gần 7.000 tỷ trái phiếu bơm vốn cho VinFast, Vinsmart
Chuyển động - 13 giờ trướcVingroup sẽ phát hành 3 đợt trái phiếu, với tổng khối lượng huy động 6.975 tỷ đồng để bơm vốn cho hai công ty con VinFast, VinSmart. -
Thắt chặt an ninh, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho 1.587 đại biểu Đại hội XIII của Đảng
Chính trị - 13 giờ trướcAn ninh khu vực được thắt chặt, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho 1.587 đại biểu dự phiên trù bị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc gia. -
Ông Trump có mục tiêu chính trị khác thay vì thành lập đảng mới?
Quốc tế - 14 giờ trướcCựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bỏ kế hoạch thành lập đảng chính trị của riêng mình mà tập trung năng lượng để hỗ trợ các các Nghị sĩ Đảng Cộng hòa để chiếm thế đa số trong Hạ viện và Thượng viện. -
Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long
Quy hoạch-Dự án - 14 giờ trướcThủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.