
Quốc hội hoàn thành chương trình đợt 1 kỳ họp thứ 9
(DNVN) - Phát biểu kết thúc đợt 1 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV qua hình thức họp trực tuyến, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá Quốc hội đã hoàn thành rất thành công chương trình kỳ họp

Ngày 28/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ tám theo hình thức trực tuyến tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Thời gian đầu phiên làm việc sáng, Quốc hội nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày Tờ trình và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến trình bày Báo cáo thẩm tra Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đã được chỉ ra trong Báo cáo số 426/BC-CP của Chính phủ; là giải pháp quan trọng nhất để đạt được các mục tiêu của Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Mục tiêu tổng quát của chương trình: Giảm nghèo nhanh, bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đảm bảo an sinh xã hội; bảo vệ an ninh tổ quốc; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.Đối tượng điều chỉnh của Chương trình gồm: Thôn, bản, buôn, làng, ấp... (gọi chung là thôn), xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số. Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế, xã hội hoạt động ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn.
Chương trình thực hiện ở địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là các xã, thôn có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số từ 15% trở lên. Phân định theo trình độ phát triển, bao gồm địa bàn đặc biệt khó khăn (xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn), địa bàn còn khó khăn (xã khu vực II), địa bàn bước đầu phát triển (xã khu vực I). Thời gian thực hiện Chương trình: 10 năm (2021-2030), chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: 2021-2025; Giai đoạn 2: 2026-2030.
Thời gian còn lại của phiên họp sáng, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật này.
Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với nhiều nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nhiều ý kiến của đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề cụ thể để hoàn thiện dự thảo luật như lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án; cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư; lĩnh vực đầu tư dự án; quy mô đầu tư dự án; điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án; vai trò của Kiểm toán Nhà nước đối với các dự án PPP; nguồn vốn thực hiện dự án; các quy định đối với hợp đồng xây dựng-chuyển giao (BT).
Kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá các ý kiến tranh luận của đại biểu có nội dung phong phú, đa dạng, sâu sắc, toàn diện; trong đó cơ bản thống nhất với nhiều nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và dự thảo Luật.
Các ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật để Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, biểu quyết.
Trong phiên làm việc chiều, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018; Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Sau nội dung này, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật này.
Thảo luận dự án Luật, đa số ý kiến đại biểu thống nhất với các nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về một số nội dung cụ thể của Báo cáo: Về bổ sung một số loại hình thiên tai; về nguồn nhân lực cho phòng chống thiên tai; về ngân sách nhà nước cho phòng chống thiên tai; về Quỹ phòng, chống thiên tai; về thẩm quyền vận động quyên góp, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; về quy định cấp phép nạo vét luồng lạch đối với đê từ cấp III trở lên; về sử dụng bãi nổi, cù lao...
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá các đại biểu thống nhất với nhiều nội dung trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Các ý kiến góp ý tại phiên thảo luận sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và cơ quan soạn thảo, các cơ quan hữu quan nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật để Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội xem xét, biểu quyết.
Ngoài ra, phát biểu kết thúc chương trình đợt 1 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV qua hình thức họp trực tuyến, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá Quốc hội đã hoàn thành rất thành công chương trình đợt 1 của kỳ họp. Hình thức Quốc hội họp trực tuyến thể hiện sự đổi mới, linh hoạt trong hoạt động của Quốc hội, song vẫn bảo đảm duy trì không khí dân chủ, công khai của kỳ họp Quốc hội theo đúng quy định của pháp luật.
Chương trình đợt 2 từ ngày 8-18/6/2020, Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội để xem xét, thông qua nhiều vấn đề quan trọng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội chuẩn bị chu đáo về nội dung, điều kiện bảo đảm để hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV./.

Cận cảnh lô vaccine COVID-19 đầu tiên của Việt Nam cập bến sân bay Tân Sơn Nhất
117.600 liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam vào trưa nay (24-2) và đang được bảo quản trong kho lạnh của Hệ thống tiêm chủng VNVC tại TP.HCM.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày

Bổ sung kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp

Thủ tướng nhấn mạnh chiến lược “vaccine + 5K”, có cơ chế lưu thông hàng hóa vùng dịch

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự phiên Thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ

Năm tỉnh dự kiến có người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV

Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước vào cuối tháng 3

Việt Nam tham dự Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Thụy Sỹ
Tin nổi bật

Ngày 24/2, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đã ký văn bản gửi các đơn vị trực thuộc cho phép học sinh, sinh viên, học viên TPHCM quay lại trường học tập từ ngày 1/3.
Đọc thêm
-
Quảng Ninh triệt phá đường dây than lậu hơn 100 nghìn tấn
Dân sinh - 6 giờ trướcTại khai trường của Công ty than Hạ Long, cảnh sát thu giữ khoảng 100.000 tấn than khai thác trái phép trị giá khoảng 200 tỷ đồng và 54 phương tiện các loại. -
Thời tiết hôm nay 24/2/2021: Miền Bắc ấm áp tới hết tháng, miền Nam nắng gắt
Dân sinh - 18 giờ trướcThời tiết hôm nay 24/2/2021: Miền Bắc sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa hửng nắng ấm áp. Trong khi đó miền Nam nắng gắt, chỉ số tia UV cao. -
Hàng trăm triệu USD rót vào startup Việt những ngày đầu năm
Sự kiện-Vấn đề - hôm quaBước sang năm 2021, nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam (startup) đã được các quỹ ngoại rót vốn, với tổng giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. -
VietinBank miễn 100% phí giao dịch cho doanh nghiệp
Ngân hàng - 11 giờ trướcVietinBank triển khai chương trình miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp với chính sách mở rộng áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. -
Xuất khẩu gạo trong tháng 2 tiếp tục sụt giảm mạnh
Thương mại toàn cầu - 10 giờ trướcMặc dù giá gạo xuất khẩu đầu năm 2021 tăng 3,4% so với tháng 12 năm 2020, tuy nhiên khối lượng xuất đi 2 tháng đầu năm đã giảm đến 34%.
-
Kết quả chứng khoán ngày 24/2: VN-Index mất 16 điểm, nhóm cổ phiếu lớn chìm trong sắc đỏ
Trên sàn - 10 giờ trướcSau 3 phiên giao dịch giằng co, chỉ số VN-Index đã giảm khá mạnh trong phiên 24/2 khi "bốc hơi" 15,63 điểm, tương đương 1,33%, về mức 1.162,01 điểm. -
Ngân hàng Macquarie của Úc thu lợi nhuận khổng lồ nhờ cung cấp điện và khí đốt trong thảm họa Texas
Chuyển động - 10 giờ trướcThảm họa giá rét ở Texas không chỉ khiến người dân mà cả các doanh nghiệp lớn nhỏ của Mỹ phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, ngân hàng Macquarie Group của Úc lại báo lãi tới 215 triệu USD. -
HSBC dự định chi 6 tỷ USD để chuyển hướng tập trung vào thị trường châu Á
Ngân hàng - hôm quaNgân hàng HSBC tuyên bố dự định chi khoảng 6 tỷ USD vào việc đẩy mạnh hoạt động trên khắp châu Á, tập trung vào các thị trường Đông Nam Á, Hong Kong và Trung Đông. -
Xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh ở nhóm hàng hóa trị giá gần 16 tỷ USD
Thương mại toàn cầu - 12 giờ trướcTrong nhóm hàng xuất khẩu chính với trị giá tổng cộng hàng chục tỷ USD, trong tháng 1, xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã ghi nhận sự tăng trưởng rất mạnh... -
Thủ tướng nhấn mạnh chiến lược “vaccine + 5K”, có cơ chế lưu thông hàng hóa vùng dịch
Chính trị - 11 giờ trướcThủ tướng nhấn mạnh việc thực hiện chiến lược “vaccine + 5K”, không vì vaccine mà chúng ta chủ quan; đồng thời, phải có ngay quy chế giữa các bộ để lưu thông hàng hóa bình thường với vùng có dịch.