
RCEP: Doanh nghiệp Việt kỳ vọng nhưng còn nhiều quan ngại
(DNVN) - Đây là những nội dung được chia sẻ tại Hội thảo “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): Tình hình đàm phán và những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm”, sáng 23/5.

Hội thảo cũng là diễn đàn để Đoàn đàm phán và doanh nghiệp tham vấn, trao đổi trực tiếp về các vấn đề liên quan nhằm giúp tiến trình đàm phán bám sát, phục vụ tối đa lợi ích của doanh nghiệp.
Kỳ vọng một thị trường khổng lồ
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm WTO (VCCI), nhiều doanh nghiệp đang rất kỳ vọng vào RCEP bởi Hiệp đinh này sẽ tạo ra một thị trường khổng lồ, với 50% dân số thế giới; đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ chiếm 30% GDP toàn cầu, 28% tổng thương mại của thế giới.
“Đặc điểm người tiêu dùng của RCEP phần lớn không quá khó tính, trừ Nhật Bản, Australia, New Zealand, nhu cầu đối với các sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh tương đối cao, đặc biệt là nông sản nhiệt đới, thực phẩm chế biến...”, bà Trang nói.
Những kỳ vọng về RCEP là rất lớn, đây cũng là khẳng định của ông Phạm Tuấn Anh, đại diện Bộ Tài chính, thành viên Đoàn đàm phán RCEP của Chính phủ. Đó là cơ hội xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp nhờ các ưu đãi thuế quan được cải thiện hơn, các quy tắc xuất xứ nội khối được hài hòa, dễ đáp ứng hơn; thống nhất các quy trình về hải quan, tạo thuận lợi thương mại; các quy tắc chung để hạn chế, kiểm soát các hàng rào phi thuế quan.
Ông Tuấn Anh cho rằng, một số thị trường dịch vụ sẽ mở hơn, đặc biệt là dịch vụ logistics, viễn thông..., nền tảng thương mại điện tử tốt hơn. Doanh nghiệp cũng sẽ có lợi ích “dự trữ” tốt hơn trước nguy cơ bảo hộ ở các thị trường xuất khẩu lớn khác, hay tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.
Quan ngại về thuế quan và mở cửa dịch vụ
Bà Thu Trang thừa nhận hiện có nhiều doanh nghiệp vẫn quan ngại về Hiệp định. Đó là, trong các nước tham gia đàm phán ký kết, có nhiều đối tác có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam, có năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam; các thị trường cũng có khác biệt lớn về yêu cầu chất lượng hàng hóa.
Cùng với đó, nguy cơ xáo trộn, chuyển hướng thương mại, đặc biệt ở các thị trường mà các đối tác chưa có Hiệp định thương mại tự do (FTA) chéo.
“Doanh nghiệp cho rằng Hiệp định RCEP có thể không đạt được kỳ vọng về thị trường xuất khẩu, với các lý do như: các ưu đãi thuế quan không được cải thiện, việc mở cửa dịch vụ mà Việt Nam có thế mạnh còn dè dặt, các hàng rào phi thuế quan ít được cải thiện, cạnh tranh gay gắt hơn với các đối tác RCEP...”, bà Trang nhấn mạnh.
Doanh nghiệp cần chú trọng đến các tiêu chí ưu tiên
Đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp, bà Thu Trang cho rằng doanh nghiệp không thể trông chờ vào RCEP để tránh xu hướng bảo hộ thương mại thế giới và cũng không thể trông vào RCEP để tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần mở cửa phân nhóm các đối tác với các định hướng khác nhau. Phải tiếp cận theo tiêu chí ưu tiên về những sản phẩm Việt Nam có thế mạnh, sản phẩm đối tác nhập khẩu lớn cũng như những ưu đãi thuế hiện có.
Đồng thời, phải hướng tới việc kéo mặt bằng quy tắc trong đàm phán cao lên - phù hợp với mặt bằng của Việt Nam sau Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) sắp được ký kết.
Bổ sung thêm giải pháp cho doanh nghiệp, bà Trịnh Thu Hiền, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương lưu ý các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung theo những hiệp định thương mại mới mà cần tận dụng các hiệp định thương mại song và đa phương đã có để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, Việt Nam và Nhật Bản đã có hiệp định thương mại song phương, nhiều mặt hàng đã có thuế về 0% nên doanh nghiệp có thể tận dụng quan hệ song phương này thay vì cứ phải thông qua CPTPP mới có thể xuất khẩu hàng hóa qua Nhật Bản.
Đàm phán Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 06 đối tác (là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand) bắt đầu từ năm 2013 và hiện đang đi vào giai đoạn cuối. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực mậu dịch tự do rộng lớn, bao trùm nhiều đối tác xuất khẩu lớn của Việt Nam. Đặc biệt, với sự tham gia của các đối tác là nguồn cung nguyên liệu lớn cho Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc…), việc hài hòa quy tắc xuất xứ cùng các quy định tạo thuận lợi thương mại trong RCEP hứa hẹn sẽ tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trong RCEP.
Phiên đàm phán giữa kỳ lần thứ 5 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 24 - 31/5, với sự tham dự của các quan chức cao cấp từ 16 nước thành viên, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến đàm phán hiện nay. Phiên họp này có ý nghĩa quan trọng khi các nước thành viên đang hướng tới kết thúc đàm phán hiệp định vào cuối năm nay.

Walt Disney đóng cửa gần 60 cửa hàng bán lẻ để tập trung cho thương mại điện tử
Tin cùng chuyên mục

Vì sao tiếp tục đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Từ ngày 1/3 bắt đầu thực hiện Tổng điều tra kinh tế cả nước năm 2021

Bắc Ninh: Phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ hàng năm

Chỉ tiêu biên chế công chức năm 2021 giảm ít 10% so với năm 2015

Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030

Hà Nội sắp mở cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2021
Tin nổi bật

Đọc thêm
-
Bộ GD&ĐT: Chọn tiếng Đức và Hàn làm ngoại ngữ 1 do nhu cầu học hai thứ tiếng này ngày càng tăng
Dân sinh - 12 giờ trướcBộ GD&ĐT cho biết, kết thúc 10 năm học, học sinh sẽ đạt trình độ tương đương bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. -
Hậu COVID-19: Hàng loạt nhà đầu tư châu Á sẽ “lao” tới Việt Nam?
Sự kiện-Vấn đề - 15 giờ trướcHậu COVID-19, hàng loạt nhà đầu tư châu Á sẽ “lao” tới Việt Nam là nhận định của đại diện hãng Vulpes Investment Management. -
Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận 2.150 tỷ đồng lãi trước thuế năm 2021
Ngân hàng - 16 giờ trướcEximbank kỳ vọng thu về 2.150 tỷ đồng lãi trước thuế cả năm 2021, tăng trưởng dự kiến ở mức 63%. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra thì đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 8 năm gần đây của Eximbank. -
Gelex sắp nâng tỷ lệ sở hữu Viglacera lên hơn 51%, chính thức nắm quyền chi phối doanh nghiệp này
M&A - 16 giờ trướcTổng công ty CP Thiết bị điện Việt Nam - Gelex (GEX) vừa thông báo về việc đăng ký mua thêm 22,5 triệu cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera với mục đích nâng tỷ lệ sở hữu để nắm quyền chi phối doanh nghiệp. -
Samsung vẫn bảo toàn vị trí đứng đầu thị trường điện thoại thông minh ở nhiều khu vực
Chuyển động - 18 giờ trướcHãng Samsung Electronics của Hàn Quốc vẫn duy trì vị trí dẫn đầu tại thị trường điện thoại thông minh tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) trong năm 2020 dù thị phần của hãng giảm.
-
Chân dung người kế nghiệp đế chế `kiềng 3 chân` siêu khủng: Vàng - ngân hàng - bất động sản của DOJI
Chân dung - 2 ngày trướcĐỗ Minh Đức sinh năm 1983, là Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI, đồng thời là người kế nghiệp sáng giá của Ông Đỗ Minh Phú tại Tập đoàn DOJI. -
Hành trình từ "ông vua" ngành bán lẻ tới ngày bị xóa sổ của thương hiệu Big C
Chuyển động - 2 ngày trướcTrước khi bị "xóa sổ" thương hiệu, Big C - "con cưng" tại thị trường Việt Nam của đại gia Thái Lan Central Group - có nhiều số liệu về kinh doanh khá thú vị. -
Nộp thay thuế cho Google, Facebook, Amazon: Ngân hàng lo quá tải và rủi ro
Ngân hàng - 21 giờ trướcCác NHTM tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm kê khai, nộp vào ngân sách số tiền đã khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của các nhà cung cấp ở nước ngoài như Google, Facebook, Amazon.. -
SeABank niêm yết 1,2 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE từ ngày 24/3
Trên sàn - 18 giờ trướcNgân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) sẽ niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào ngày 24/3 tới với khoảng 1,2 tỷ cổ phiếu mã SSB. -
Vietjet đạt chứng nhận quốc tế mức cao nhất về phòng chống dịch COVID-19
Chuyển động - 18 giờ trướcNgày 3/3/2021 Vietjet vừa được AirlineRatings trao tặng chứng chỉ 7 sao, mức cao nhất về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 dành cho các hãng hàng không toàn cầu.