Sẵn sàng cho chuyển đổi số trong nông nghiệp: Triển khai sàn thương mại điện tử cho nông sản Việt

00:04 | 10/11/2020 Doanh Nhân Việt Nam trên Doanh Nhân Việt Nam trên
Chia sẻ
Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ TT-TT phát biểu trong phiên họp thuộc khuôn khổ Kỳ họp thứ 10, Quốc hội XIV vào ngày 9/11.

Thực trạng tình hình nông sản tại Việt Nam

 
Nông nghiệp nước ta ở thời điểm hiện tại đã và đang tiếp tục hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, nhưng đồng thời đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lan rộng trên cả nước, gây thiệt hại chưa từng có đối với ngành chăn nuôi; tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến các hình thái thời tiết cực đoan xảy ra bất thường, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, sạt lở, xâm nhập mặn mức độ nghiêm trọng hơn; tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn, làm cho sản xuất, xuất - nhập khẩu nông sản chủ lực luôn đứng trước những rủi ro, nhiều quy định mới về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng cao hơn.
 
Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn và thách thức ấy, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, thể hiện rõ qua từng năm phát triển. Cụ thể, lĩnh vực sản xuất thủy sản, lâm nghiệp đạt kết quả cao, toàn ngành duy trì tăng trưởng khá. Thứ hai, ngành chăn nuôi dù gặp những khó khăn liên quan tới vấn đề dịch bệnh nhưng vẫn đạt sản lượng tốt, khoảng 1,13 triệu tấn, tăng 15% so với năm 2018, trứng gia cầm tăng 1,4 tỷ quả (số liệu năm 2019). Thứ ba, giá các mặt hàng nông sản năm 2019 giảm từ 10-15% nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 41,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2018.
 
 
Sẵn sàng cho chuyển đổi số trong nông nghiệp: Triển khai sàn thương mại điện tử cho nông sản Việt
 

Ngành nông nghiệp Việt Nam và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

 
Ở thời điểm hiện tại, ngành nông nghiệp Việt Nam đã nhiều lần thành công trong việc áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Đơn cử có thể kể tới việc ứng dụng công nghệ số trong việc nuôi tôm nước lợ, giải pháp này đã giúp những người nuôi tôm tại Sóc Trăng nói riêng và người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao sản lượng, trụ vững qua năm 2020 đầy biến động khi dịch COVID-19 hoành hành khiến nhiều ngành nghề điêu đứng. Ngành thủy sản của Việt Nam trong năm 2020 dự kiến sẽ đản sản lượng tôm nuôi 830.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD.
 
Trong ứng dụng các công nghệ cao vào nông nghiệp trồng trọt thì công nghệ sinh học đóng vai trò rất quan trọng, đã được ứng dụng trong chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, có sức chống chịu cao. Công nghệ nhân giống in vitro được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống cây lâm nghiệp, cây hoa, cây chuối… giúp giảm giá thành cây giống, tạo ra lô cây giống có độ đồng đều cao, sạch bệnh. Nhiều chế phẩm sinh học đã được nghiên cứu tạo ra và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng vật nuôi, hạn chế dịch bệnh hại, thay thế dần thuốc hoá học.
 
Sẵn sàng cho chuyển đổi số trong nông nghiệp: Triển khai sàn thương mại điện tử cho nông sản ViệtSẵn sàng cho chuyển đổi số trong nông nghiệp: Triển khai sàn thương mại điện tử cho nông sản Việt
 
Việc áp dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ số, hội nhập với thời cuộc cùng những chính sách được nhà nước ký kết với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, ngành thủy sản nói riêng và ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: đóng góp vào tăng trưởng GDP cả nước ổn định ở mức 16-18%, tạo ra 40% tổng số việc làm cho người lao động cả nước.
 

Sau ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho chuyển đổi số

 
Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2013 tính đến nay đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Tại nhiều địa phương, nông nghiệp sẽ là lĩnh vực đầu tiên địa phương ưu tiên chuyển đổi số.
 
Trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam, đã bắt đầu xuất hiện những sản phẩm nông sản do người nông dân tự đăng tải. Tuy nhiên, tại vùng sâu, vùng xa, những vùng nông thôn thì việc đưa nông sản của mình lên một 'phiên chợ ảo' là điều vẫn còn hiếm. Do đó, áp dụng chuyển đổi số, mở rộng thị trường được cho là một trong những việc làm tiên quyết đối với nông sản Việt ở thời điểm hiện tại.
 
Sẵn sàng cho chuyển đổi số trong nông nghiệp: Triển khai sàn thương mại điện tử cho nông sản Việt

 

Sàn thương mại điện tử cho nông sản

 
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 9/11, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội XIV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong đề án chuyển đổi số của Thủ tướng Chính phủ, đã phê duyệt điều lệ số cho vùng sâu, vùng xa được ưu tiên.
 
Lý giải cho việc ưu tiên vùng sâu, vùng xa trong việc chuyển đổi số thay vì những vùng khác, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, chuyển đối số càng phát huy hiệu quả đối với những vùng khó khăn. 'Cho nên, chuyển đổi số nên bắt đầu tư nơi khó', Bộ trưởng nhấn mạnh.
 
Về thương mại điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay, sàn giao dịch để người dân có thể bán được nông sản của mình đã sẵn sàng để cho người dân có thể bán được giá cao. Vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai thí điểm một số xã thông minh vùng sâu, vùng xa. Cuối năm 2020, Bộ sẽ tổ chức sơ kết triển khai thí điểm xã thông minh, sau đó nhân rộng.
 
Sàn thương mại điện tử cho nông sản đã sẵn sàng
Sàn thương mại điện tử cho nông sản đã sẵn sàng
 

Thùy Dương